Chặng đường vẻ vang 70 năm truyền thống lực lượng ANND (12-7-1946 - 12-7-2016)

Góp phần quan trọng làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ

09:44 06/07/2016
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 – 1954) lực lượng An ninh đã dựa vào nhân dân, sát cánh cùng các lực lượng vũ trang, vừa thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ đấu tranh chống phản cách mạng, vừa vũ trang chiến đấu, cùng quân và dân cả nước đẩy lùi từng bước, đánh đổ từng bộ phận, đập tan mọi âm mưu hiểm độc của kẻ thù, góp phần xứng đáng làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.


Trong vùng địch tạm chiếm, lực lượng An ninh đã xây dựng hàng chục ngàn cơ sở bí mật, trong đó có hàng trăm cơ sở thâm nhập các cơ quan đầu não của địch, thu nhiều tin tình báo giá trị.

Lực lượng An ninh phối hợp với các lực lượng cách mạng tại chỗ tiến hành nhiều chiến dịch phá tề, trừ gian, trấn áp bọn mật thám, phản động nguy hiểm, tổ chức hàng chục trận đánh ngay trong lòng địch, làm cho hệ thống chính quyền cơ sở của địch, nhất là ở vùng nông thôn bị phá vỡ từng mảng hoặc trở thành chính quyền “hai mang – đêm ta, ngày địch”.                

Hàng trăm tên cầm đầu gian ác như Trương Đình Tri - Chủ tịch “Hội đồng an dân Bắc Việt”, Nguyễn Văn Sâm - Chủ tịch mặt trận “Quốc gia liên hiệp” tại Nam kỳ, Hà Văn Lan - Phó Thủ tướng Trung Việt tại Huế... bị lực lượng An ninh tiêu diệt ngay tại trụ sở làm việc hoặc trên đường phố đã gây tiếng vang lớn, khiến bọn tay sai hoang mang cực độ.

Các đồng chí Lê Giản, Lê Hữu Qua, Nguyễn Văn Ngọc, Nguyễn Tài, Lê Tiền - thế hệ trinh sát đầu tiên - trao đổi kinh nghiệm đấu tranh chống phản cách mạng (năm 1996).

Tổ Điệp báo A13 của Ty Điệp báo, Nha Công an Trung ương đã đưa người vào hàng ngũ địch, nắm được nhiều tin tức có giá trị chiến lược phục vụ công tác đánh địch.

Đặc biệt, ngày 27-9-1950, tại vùng biển Sầm Sơn, Thanh Hoá, Tổ Điệp báo A13 đã thực hiện kế hoạch đánh đắm Thông báo hạm Amiôđanhvin, diệt hơn 200 sĩ quan, thuỷ thủ và binh lính Pháp. Chiến công vang dội đó đánh dấu bước trưởng thành của lực lượng An ninh Việt Nam và thất bại thảm hại của các cơ quan tình báo, phản gián Pháp.

Tại các vùng tự do và hậu phương căn cứ kháng chiến, lực lượng An ninh đã triển khai công tác phòng chống phản cách mạng, bảo vệ tuyệt đối an toàn các đồng chí lãnh đạo, căn cứ địa cách mạng và cơ quan đầu não của Đảng.

Trinh sát địa bàn là lực lượng nòng cốt xây dựng, củng cố phong trào “bảo mật phòng gian”, “ngũ gia liên bảo”, giúp nhân dân vừa sản xuất, vừa tích cực phòng gian, trừ gian và chống địch càn quét. Với sự giúp đỡ của nhân dân, lực lượng An ninh đã khám phá hàng trăm tổ chức, ổ nhóm gián điệp, trấn áp hàng chục nhen nhóm, tổ chức phản động, giữ vững an ninh vùng tự do.

Trên chiến trường, nhất là trong các chiến dịch lớn, như: Chiến dịch Việt Bắc – Thu Đông năm 1947, chiến dịch Biên Giới năm 1950, đặc biệt trong chiến dịch Điện Biên Phủ, lực lượng An ninh đã hiệp đồng chặt chẽ với lực lượng Quân báo tổ chức tốt công tác nắm tình hình, bảo vệ bí mật quân sự, bảo vệ an toàn giao thông liên lạc, các cuộc hành quân, trú quân của bộ đội, các đồng chí lãnh đạo và cơ quan đầu não chỉ đạo kháng chiến; tổ chức phá tề, trừ gian, bao vây kinh tế địch, bắt gọn hầu hết các toán gián điệp, biệt kích của địch.

Đồng thời, lực lượng An ninh tập trung bóc gỡ các đầu mối nội gián, gián điệp cài lại, gián điệp trá hàng, gián điệp đôi và trừng trị những tên tay sai chỉ điểm của địch.

Do tiến hành đồng bộ các mặt công tác và được nhân dân hết lòng giúp đỡ, nên lực lượng An ninh đã đấu tranh làm thất bại âm mưu cài cắm mạng lưới gián điệp của Pháp vào hậu phương ta.

Những đóng góp của lực lượng An ninh giai đoạn này có ý nghĩa quan trọng, phá vỡ thế liên minh giữa giặc ngoại xâm với các thế lực nội phản; hỗ trợ đắc lực cho Quân đội ta đánh bại các chiến dịch quân sự của địch; từng bước tạo thế và lực cho cách mạng đi đến thắng lợi vẻ vang, kết thúc 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.(Còn nữa)

PV

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Giang vừa ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Văn Cao (SN 1962), Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng 767 (địa chỉ tại số 670 đường Ngô Gia Tự, phường Ninh Xá, TP Bắc Ninh) và 2 nhân viên công ty này về tội “vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文