Hạnh phúc là khi các phạm nhân trở thành người có ích...

12:05 05/05/2012
Gần 20 năm gắn bó với nghề, Trung tá Kim Văn Nghĩa chẳng thể cắt nghĩa được, anh đã chọn nghề, hay nghề chọn anh. Công việc quản lý phạm nhân vẫn được anh ví như người “đưa đò”, Trung tá Nghĩa luôn muốn những người đã từng một thời lầm lỡ, cải tạo vượt qua được cám dỗ của cuộc sống, trở thành người có ích cho xã hội.

Trung tá Kim Văn Nghĩa, Trưởng phân trại quản lý phạm nhân thuộc Trại tạm giam số 2 Hà Nội chia sẻ với tôi, anh đã chứng kiến giây phút trùng phùng, nụ cười và cả những giọt nước mắt hạnh phúc của các phạm nhân, trong ngày họ được đoàn viên với gia đình. Gần 20 năm, Trung tá Nghĩa không đếm hết đã thấy bao cuộc hội ngộ như thế. Nhưng lúc nào cũng vậy, khi tận mắt nhìn thấy cảnh đoàn tụ ấy, trong lòng anh luôn có những cảm xúc vui, buồn đan xen, khó diễn tả bằng lời…

Trung tá Nghĩa nhìn theo cho đến khi họ hòa vào dòng người xuôi ngược, trở về với cuộc sống! Công việc quản lý phạm nhân vẫn được ví như những người “đưa đò”, Trung tá Nghĩa luôn muốn những người đã từng một thời lầm lỡ, cải tạo ở nơi đây vượt qua được cám dỗ của cuộc sống, trở thành người có ích cho xã hội.

1. 6h sáng rời khỏi nhà; 7h giao việc cho các cán bộ quản giáo; gặp gỡ, giáo dục các phạm nhân cá biệt… và trở về khi họ đã nhập trại an toàn. Một ngày làm việc của Trung tá Nghĩa thường bắt đầu và kết thúc như vậy. Thoạt nhìn những tưởng công việc của Trung tá Nghĩa đơn điệu và rất giản đơn, nhưng ít ai biết được rằng, ngày ngày anh và đồng đội luôn phải đối mặt với bao nhiêu áp lực, với những nỗi lo luôn canh cánh bên lòng: Nào là lo phạm nhân ốm, lo phạm nhân bỏ bữa, phạm nhân đánh nhau và trốn trại…

“Trại tạm giam cũng như một xã hội thu nhỏ, ở đó mỗi con người là một hoàn cảnh với những số phận không ai giống ai. Không phải tất cả các phạm nhân bị giam giữ đều là người xấu. Có những người do sự xô đẩy của hoàn cảnh, rồi vì một chút nóng giận, không làm chủ bản thân mà phạm tội. Trại tạm giam là nơi giúp họ có thời gian cải tạo, nhận ra lỗi lầm của bản thân, thành tâm hối cải”, Trung tá Nghĩa bộc bạch. Vì thế, anh luôn dùng tình người để cảm hóa và giáo dục họ.

Gần 20 năm gắn bó với nghề, Trung tá Nghĩa chẳng thể cắt nghĩa được, anh đã chọn nghề, hay nghề chọn anh. Nhưng sự nỗ lực không ngừng và lòng yêu nghề đã giúp Trung tá Nghĩa luôn thành công, được đồng đội tin yêu, quý mến.

Chia sẻ với tôi, Trung tá Nghĩa bộc bạch: Tôi vào lực lượng Công an từ năm 1990, ban đầu nhận nhiệm vụ tại Phòng Cảnh sát bảo vệ Công an Hà Nội. Nói về “duyên” với ngành, Trung tá Nghĩa hóm hỉnh: Tốt nghiệp cấp 3, tôi đã theo học về hóa chất tại một trường ở tỉnh Phú Thọ… Hôm đó, anh rể của tôi (hiện đang là cán bộ công tác ở Công an TP Hà Nội) hỏi rằng, chú có muốn vào ngành Công an không? Khi nghe anh rể nói vậy, tôi đồng ý ngay.

Sau khi được phân công về Phòng Cảnh sát bảo vệ Công an Hà Nội, tôi được giao nhiệm vụ bảo vệ tại khu vực Đài phát thanh Mễ Trì, Khu công nghệ Quốc gia. Với sự nỗ lực không ngừng, chỉ sau 6 tháng nhận công tác, Trung tá Nghĩa đã được đề bạt là tiểu đội phó, rồi tiểu đội trưởng. Năm 1993, anh vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Ngoài những giờ tuần tra, đảm bảo an toàn cho các mục tiêu được giao, Trung tá Nghĩa còn mày mò học tập và đã thi đỗ vào Trường Trung cấp Cảnh sát. 

Trung tá Kim Văn Nghĩa trong một ngày làm việc.

2. Câu chuyện giữa tôi và Trung tá Nghĩa chợt ngưng lại bởi một cuộc điện thoại gọi đến… Ngay sau đó, anh vội có mặt ở khu buồng giam: Trên sàn nhà, một phạm nhân trẻ đang ôm bụng lăn lộn, mồ hôi vã ra như tắm. Sau khi kiểm tra, Trung tá Nghĩa cùng các bác sỹ của phân trại đã phối hợp đưa nạn nhân đi cấp cứu.

Phân trại quản lý phạm nhân do Trung tá Nghĩa phụ trách thường xuyên quản lý từ 250-350 phạm nhân. “Làm sao để họ yên tâm cải tạo, chấp hành nghiêm chủ trương, chính sách pháp luật” đó là điều Trung tá Nghĩa luôn trăn trở. Trách nhiệm được lãnh đạo đơn vị giao cho, không cho phép anh sai sót. Mỗi phạm nhân nhập trại, Trung tá Nghĩa cùng đồng đội đều tỷ mỷ đọc kỹ hồ sơ, nghiên cứu về nguyên nhân, hoàn cảnh phạm tội của họ để từ đó gần gũi, nắm bắt tâm tư của các phạm nhân. Phạm nhân chấp hành án tại Trại tạm giam số 2, Công an TP Hà Nội có mức án ngắn, đa phần trong số đó là người ở Hà Nội, xuất thân từ các gia đình khá giả. Các phạm nhân này ở nhà vẫn được bố, mẹ cưng chiều nên chẳng bao giờ phải động tay đến cái chổi quét nhà hay giặt một bộ quần áo cho bản thân... Vì thế, để quản lý, giáo dục những con người như thế thật không đơn giản. Và nếu chỉ áp dụng các hình thức phạt khô khan thì sẽ không mang lại hiệu quả. Nghĩ vậy, Trung tá Nghĩa thường gần gũi, chia sẻ với các phạm nhân, đặc biệt là với những trường hợp phạm nhân có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, không có người thăm nuôi. Có những phạm nhân phải cầm tay, chỉ việc… Những cử chỉ và tình cảm chân thành của Trung tá Nghĩa đã giúp nhiều phạm nhân từng là những tay anh chị ngoài xã hội “khuất phục”.

3. Nhiều phạm nhân sau khi hết án, trở về địa phương trở thành những công dân tốt vẫn luôn nhớ về Trung tá Nghĩa, một cán bộ Công an mẫn cán, trách nhiệm, yêu nghề với một sự kính trọng. Với anh, đó là niềm hạnh phúc vô bờ bến. Rồi Trung tá Nghĩa kể cho tôi trường hợp của một phạm nhân ở Văn Giáp, Thường Tín (Hà Nội) sau khi ra trại đã mở một xưởng mộc, không những ổn định đời sống mà còn tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động khác.

Hay trường hợp của một phạm nhân bị bắt về hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy, sau khi ra trại, đã mở một phòng mạch ở đường Giảng Võ, quận Ba Đình (Hà Nội). Như những con ong cần mẫn, ngày ngày Trung tá Nghĩa và đồng đội vẫn âm thầm “góp mật cho đời”, giúp hàn gắn những mảnh đời lầm lỡ

Xuân Mai

Ngày 15/3/2024, trái tim của nữ biệt động thành Nguyễn Thị Mai (SN 1943) với biệt danh “con thoi sắt” đã ngừng đập. Bà là một trong những nữ biệt động thành đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

Một khối không khí lạnh cuối mùa tràn về gây mưa rào và giông từ đêm nay (30/4), chấm dứt đợt nắng nóng kéo dài ở miền Bắc bốn ngày nay. Khoảng từ ngày 3-4/5, nắng nóng có khả năng quay trở lại ở Tây Bắc Bắc Bộ và Thanh Hóa, Nghệ An.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken mới đây kêu gọi Israel vẫn phải làm nhiều hơn nữa để tăng dòng viện trợ nhân đạo vào Dải Gaza, đồng thời nhấn mạnh sẽ tận dụng chuyến thăm đến Trung Đông lần này để giải quyết vấn đề đó với các nhà lãnh đạo Israel.

Lợi dụng một bộ phận người dân chưa nắm đầy đủ thông tin về việc cài đặt, kích hoạt tài khoản định danh điện tử (VNeID), kẻ gian đã giả danh Công an, gọi điện thoại hướng dẫn, yêu cầu người dân cài đặt các ứng dụng giả mạo vào ĐTDĐ để lấy cắp thông tin cá nhân, chiếm đoạt tài sản. Trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng có nhiều trường hợp rơi vào bẫy của đối tượng lừa đảo, tài sản bị chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng.

Đến hôm nay, ông Đạt vẫn nhớ như in từng giây phút của ngày lịch sử 49 năm về trước. Hôm ấy, ông ôm máy ảnh lao ra đường phố Sài Gòn với bầu máu nóng của chàng trai vừa 19 tuổi, chụp những tấm ảnh về thời khắc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文