Ký ức hào hùng về những ngày đầu tiếp quản Thủ đô
Tròn 60 năm ông Nguyễn Khang và bạn bè trong Đội TNXP đặt chân tới Hà Nội, tuy bước vào tuổi 81 nhưng ông vẫn còn rất minh mẫn, vẫn nhớ như in những ngày tháng học tập, rèn luyện ở chiến khu để chuẩn bị kỹ lưỡng cho ngày về tiếp quản Thủ đô. Nhớ lại những năm tháng đó, sự xúc động đã khiến ông nghẹn giọng.
Ông và hơn 300 học sinh kháng chiến thời ấy vẫn nhớ mãi cảm giác bồi hồi, phấn khởi xen lẫn lo lắng khi được nhận nhiệm vụ được coi là nặng nề so với lứa tuổi.
Đội TNXP tiếp quản Thủ đô trước khi rời chiến khu trước khi về tiếp quản Hà Nội 60 năm trước. |
Ông kể rằng, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, thực hiện Chỉ thị của Đảng về tiếp quản Thủ đô Hà Nội, đồng chí Tố Hữu lúc ấy là Trưởng ban Văn xã Trung ương đã có sáng kiến chỉ đạo thành lập Đội TNXP công tác tiếp quản Thủ đô Hà Nội với yêu cầu các đội viên phải là các học sinh sắp tốt nghiệp tú tài, có trình độ văn hóa, có khả năng làm công tác vận động quần chúng, đang học ở các trường Trung học kháng chiến như Hùng Vương, Tân Trào, Lương Ngọc Quyến, Ngô Sĩ Liên, Huỳnh Thúc Kháng, một phần là giáo sinh của Trường Sư phạm Trung học xá Nam Ninh, Trung Quốc… Một lực lượng trí thức trẻ vào Hà Nội trước- Một đội quân tiền trạm đến sớm để gặp gỡ thanh niên đường phố, gặp gỡ nhân dân, làm nhiệm vụ tuyên truyền, giác ngộ quần chúng chuẩn bị cho ngày 10/10 đón bộ đội về Hà Nội sau chín năm xa cách.
Tháng 7/1954, Đội TNXP công tác tiếp quản Hà Nội do anh Vương Bích Vượng- Ủy viên Thường vụ Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt
Và chụp ảnh lưu niệm trong một buổi họp mặt năm 2009. |
Đội chia thành 2 đợt tiến vào Hà Nội lần lượt từ ngày mùng 3 đến ngày 6/10/1954 làm nhiệm vụ tiền trạm. Đợt 1 là những học sinh biết tiếng Pháp, - đóng vai sỹ quan liên lạc, quân đội nhân dân Việt Nam đi nhận bàn giao các cơ sở, bệnh viện, nhà máy, trường học… Họ rất tự tin khi tiếp xúc với người Pháp, buộc địch phải bàn giao đủ các trang thiết bị cho chúng ta, nếu thiếu phải ký vào biên bản. Bằng giọng nói hào sảng, gương mặt phúc hậu, ông Nguyễn Khang kể lại: “Tôi là người cùng các bạn học vào Thủ đô đợt hai. Hà Nội trước ngày quân Pháp rút lui đường đường phố vắng vẻ, thỉnh thoảng mới có người đi lại. Do lo sợ ra đường bị địch bắt, người Hà Nội đóng cửa im ỉm. Ở những phố lớn như Trần Bình Trọng, Nguyễn Du, Lý Thường Kiệt… tối đến người dân gõ mâm sàng để chống cướp. Nhiệm vụ của chúng tôi là vận động nhân dân đón bộ đội về như làm cổng chào, biển hiệu, tập hát ca khúc “Tiến về Hà Nội” và những điệu múa cho thiếu nhi.
Các phân đội lần lượt cùng với một số thanh niên học sinh hoạt động trong nội thành tỏa xuống các phố: Hàng Ngang, Hàng Đào, Bãi Phúc Xá, Hàng Bột… sống trong nhà dân để thực hiện việc vận động nhân dân, gải thích chính sách cho nhân dân. Thanh thiếu niên âm thầm chuẩn bị cờ đỏ, sao vàng, hoa, khẩu hiệu để chào mừng bộ đội trong lúc quân Pháp đang rút khỏi Hà Nội. Nhờ công tác chuẩn bị chu đáo mà khi quân Pháp rút đến đâu thì ngay lập tức các cửa sổ đóng kín cửa được mở tung ra và ngay sau lưng đội quân bại trận, cờ đỏ sao vàng, khẩu hiệu đỏ rực tung bay phấp phới chuẩn bị đón bộ đội ta”
Ngày 9/10, những người lính Pháp cuối cùng bại trận lê bước trên đường Trần Nhật Duật qua cầu Long Biên thảm hại, buồn bã. Sau khi không còn bóng dáng của quân Pháp, các thanh niên đã cùng với nhân dân làm vệ sinh đường phố sạch sẽ. Những bài hát vang lên khắp phố phường, chuẩn bị cho ngày 10/10.
Sáng 10/10, các phân đội xuống các đường phố hướng dẫn nhân dân đón chào bộ đội từ 5 cửa ô tiến vào. Hòa cùng nhân dân, thanh thiếu niên tay trong tay cờ hoa, biểu ngữ, khẩu hiệu sung sướng vẫy chào đoàn quân trở về sau 9 năm xa cách. “Trùng trùng quân đi như sóng” lời bài hát đầy khí thế hào hùng vang lên rộn rã. Bộ đội diễu hành trên các phố khu vực Hoàn Kiếm. Đồng bào và bộ đội, bao dồn nén, chờ đội bừng lên như sóng trào, cờ đỏ, hoa tươi tung cao. Nhiều bà con mừng vui lau nước mắt vì chờ mong, cảm động. Mừng vui nhất là người dân được đón Bác Hồ về Thủ đô sau 9 năm ở chiến khu.
Sau những ngày tưng bừng chào đón tiếp quản Thủ đô, Đội TNXP được giao nhiệm vụ cùng một số đơn vị khác ngăn chặn làn sóng người dân di cư vào Nam, chuẩn bị đón các đoàn đại biểu quốc tế đến Việt Nam...
Sau hơn một năm hoạt động, lực lượng thanh niên trí thức trẻ này được Đảng và Chính phủ đánh giá cao, được coi là những hạt nhân trong công cuộc xây dựng đất nước lúc đó và sau này. Họ đều được tiếp tục học đại học ở trong nước và nước ngoài, trở thành kỹ sư, bác sĩ, Tiến sĩ, PGS, nhiều người giữ vị trí chủ chốt trong các cơ quan của Nhà nước…
60 mùa thu lịch sử đã đi qua, Hà Nội đã trở thành Thủ đô vì hòa bình và đang phấn đấu thành thành phố công nghiệp. Sự phát triển vượt bậc của Hà Nội hôm nay đã phải trải qua bao đau thương và nước mắt. Cũng ngần ấy thời gian, trong số 320 học sinh của Đội TNXP tiếp quản Thủ đô năm xưa đã nhiều người không còn, nhưng theo ông Nguyễn Khang thì ông và các anh chị em của Đội đều vô cùng tự hào về những năm tháng mình đã đóng góp cho Thủ đô Hà Nội nói riêng và cho đất nước nói chung. Ông Khang đúc kết: “Ngày xưa chúng tôi được bồi dưỡng theo 4 tiêu chuẩn “tâm – trí – đức –tài- tiếp quản Hà Nội”, khi trưởng thành đã thực hiện theo đúng ý nguyện của Bác Hồ là “cần – kiệm – liêm – chính- xây dựng Việt Nam”