Đấu tranh với tội phạm sử dụng công nghệ cao - mặt trận không tiếng súng

Lời giải vượt khó của “binh chủng” mới

12:54 26/07/2013
Ra đời từ năm 2009, “binh chủng” mới của lực lượng CAND là Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm cao (C50) đã phối hợp với các lực lượng chống TPSDCNC trong nước, quốc tế lập nhiều chiến công xuất sắc. Phối hợp với các đơn vị có liên quan rà soát, đề xuất, hoàn thiện hệ thống pháp luật tạo hành lang pháp lý cho công tác đấu tranh phòng chống TPSDCNC.
>> Bài 2: Cảnh sát công nghệ cao và cuộc săn tìm “tội phạm tàng hình”

Trong vụ đấu tranh với các đối tượng trong tổ chức tội phạm “Mattfeuter” chuyên tổ chức mua bán thông tin thẻ tín dụng do Văn Tiến Tú, tại số 29 Nguyễn Trọng Lội (phường 4, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh) cầm đầu cũng gặp không ít khó khăn.

Cơ quan phòng, chống tội phạm nguy hiểm có tổ chức - Vương quốc Anh (SOCA) xác định, từ năm 2005 đến nay, ước tính nhóm “Mattfeuter” đã chiếm hưởng số tiền khoảng 200 triệu USD từ hoạt động mua bán thông tin thẻ tín dụng trộm cắp của người nước ngoài. Dù vậy, các trinh sát đã tự mày mò, tra từ điển, tự nâng cao kiến thức của mình để dịch chính xác toàn bộ số tài liệu này, từ đó có cơ sở, dữ liệu để tổ chức xác minh.

Suốt hằng năm trời lăn lộn, khi các trinh sát đã thu được thành công, đó là phát hiện một địa chỉ trùng với ngôi biệt thự của đối tượng Văn Tiến Tú tại số 29 Nguyễn Trọng Lội (phường 4, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh). Vậy Tú và Duy có liên quan gì đến nhau?

Bằng các biện pháp nghiệp vụ, qua rất nhiều ngày trinh sát trên mạng và áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để điều tra, xác minh, các trinh sát đã phát hiện Văn Tiến Tú mới chính là “ông trùm”, kẻ cầm đầu tổ chức này. Từ các tài liệu trên, cơ quan CSĐT Bộ Công an đã bắt giữ 8 đối tượng, thu giữ các đồ vật, tài liệu liên quan đến việc nhận tiền của nhóm “Mattfeuter”.

Công việc của các trinh sát nghe qua có vẻ nhàn nhã, song đây là cuộc đấu trí đầy cam go, đòi hỏi mỗi trinh sát phải giỏi CNTT, ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh.

Nhận thức được xu hướng phát triển tất yếu của TPSDCNC, từ năm 2004, Đảng ủy Tổng cục Cảnh sát (nay là Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm) đã báo cáo Bộ Công an tham mưu cho Chính phủ phê duyệt và triển khai thực hiện Đề án: “Đấu tranh phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao” nằm trong Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm (PCTP) với 3 dự án cụ thể nhằm xây dựng lộ trình tổng thể đấu tranh có hiệu quả với các loại TPSDCNC tại Việt Nam. Phối hợp với các cơ quan tư pháp, đề xuất xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật tạo hành lang pháp lý cho hoạt động phòng ngừa, đấu tranh chống TPSDCNC.

Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, tận dụng sự hỗ trợ về trang bị phương tiện phục vụ đấu tranh TPSDCNC. Đã báo cáo đề xuất và được Bộ Công an cho phép thành lập lực lượng Cảnh sát chuyên trách ở Bộ và một số địa phương trọng điểm, bước đầu được trang bị hiện đại, kịp thời phát hiện, đấu tranh có hiệu quả với một số loại TPSDCNC, thu hồi hàng trăm tỷ đồng cho Nhà nước và các đối tượng bị hại.

Bên cạnh đó, lực lượng Cảnh sát PCTPSDCNC đã tăng cường phối hợp với lực lượng phát hiện, ngăn chặn phát tán tài liệu phản động qua mạng, phát hiện các tổ chức phản động lưu vong; kịp thời thu thập, khôi phục dữ liệu máy tính, điện thoại di động, chứng minh hành vi phạm tội của đối tượng... 

Đại tá Nguyễn Thanh Hóa, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm công nghệ cao đang chỉ đạo trinh sát khôi phục chứng cứ điện tử.

Về công tác phối hợp trong phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao có liên quan đến Việt Nam, Văn phòng Interpol Việt Nam thường xuyên khai thác, nghiên cứu các tài liệu về phương thức, thủ đoạn của tội phạm sử dụng công nghệ cao; kinh nghiệm đấu tranh phòng, chống tội phạm; tài liệu phục vụ thu giữ chứng cứ điện tử, giám định chứng cứ điện tử, khôi phục dữ liệu của tội phạm do Interpol và Cảnh sát quốc gia Nhật Bản cung cấp để trao đổi cho Cục C50 phục vụ công tác nghiên cứu cơ bản, cũng như chủ động phòng ngừa tội phạm.

Đồng thời, Văn phòng Interpol Việt Nam đã đề nghị Ban Quản trị hệ thống CTINS của Cảnh sát quốc gia Nhật Bản phối hợp giúp Cục C50 khai thác tài liệu cũng như tham gia các diễn đàn trao đổi thông tin kỹ thuật nghiệp vụ với các quốc gia thành viên của hệ thống CTINS.

Nhằm phục vụ công tác thu giữ, bảo quản vật chứng là chứng cứ điện tử trong các vụ án có sử dụng công nghệ cao, Văn phòng Interpol Việt Nam đã cung cấp phần mềm sao chép dữ liệu từ ổ cứng cho Cục C50 nhằm tăng cường khả năng nhận diện thủ phạm gây án.

Đây là một giải pháp quan trọng để truy tìm, xác minh đối tượng vì hacker thường sử dụng công cụ để tìm, phát hiện ra lỗi của các trang web. Phần lớn các cầu nối trung gian hiện nay đều là các trung tâm lưu trữ dữ liệu miễn phí nên người sử dụng không phải trả tiền và khai báo nhân thân nên đây là nơi lý tưởng để các hacker hoạt động.

Bên cạnh việc phối hợp xây dựng các báo cáo quốc gia nhằm chủ động tham mưu, đề xuất lãnh đạo các cấp chủ trương, phương hướng hợp tác trong phòng chống TPSDCNC tại các diễn đàn hội nghị quốc tế, Văn phòng Interpol Việt Nam đã phối hợp, tổ chức khóa tập huấn về phòng, chống TPSDCNC cho Cảnh sát Việt Nam do các chuyên gia của Singapore giảng dạy.

Khoá tập huấn đã mang lại kết quả tốt, góp phần nâng cao kiến thức và kinh nghiệm cho CBCS trực tiếp làm nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống TPSDCNC.

Đối với các yêu cầu từ nước ngoài, Văn phòng Interpol Việt Nam đã kịp thời phối hợp cùng với Cục C50 và một số đơn vị nghiệp vụ khác tiến hành xác minh thông tin chủ thuê bao, địa chỉ IP và các thông tin liên quan khác. Đến nay, các vụ việc đều được đảm bảo đúng tiến độ và đã đạt được kết quả, cung cấp thông tin cho cảnh sát nước ngoài.

Gần đây, lực lượng Cảnh sát Việt Nam đã phối hợp với Cảnh sát Liên bang Úc, Cục Điều tra Liên bang Mỹ FBI và Cơ quan điều tra tội phạm nguy hiểm, có tổ chức của Anh điều tra nhiều vụ trộm cắp thông tin điện tử, chiếm đoạt tài sản giá trị lớn truyền về Việt Nam...

Để tiếp tục tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác đấu tranh chống TPSDCNC, Văn phòng Interpol Việt Nam đã đề ra một số giải pháp như: Phối hợp với các cơ quan chức năng, kiến nghị bổ sung các hành vi vi phạm trong lĩnh vực thương mại, giao dịch điện tử vào Luật Hình sự.

Bổ sung tính pháp lý của  chứng cứ điện tử trong Luật Tố tụng Hình sự và các nghị định hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử, Luật Sở hữu trí tuệ và Luật Công nghệ thông tin. Tiến hành nghiên cứu khảo sát phương án kỹ thuật cũng như tăng cường trang thiết bị kỹ thuật để đồng bộ hóa dữ liệu về tội phạm sử dụng công nghệ cao do Tổ chức Interpol cung cấp trên hệ thống thông tin toàn cầu I - 24/7 phục vụ hoạt động nghiệp vụ của lực lượng Cảnh sát phòng, chống TPSDCNC...

Để tăng cường công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực Thông tin Truyền thông, Tổng cục An ninh II đã chỉ đạo Cục A87 thường xuyên phối hợp với các Bộ, ban, ngành có liên quan, trong đó chủ yếu là Bộ Thông tin & Truyền thông trong công tác quản lý báo chí thông tin điện tử, các hoạt động cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet phục vụ nhiệm vụ đảm bảo ANQG và TTATXH.

Làm gì để đấu tranh có hiệu quả với TPSDCNC, Đại tá Nguyễn Thanh Hóa, Cục trưởng C50 cho biết, lực lượng phòng, chống TPSDCNC đang và sẽ tiếp tục tập trung tham mưu cho Chính phủ và Bộ Công an chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án 5 thuộc Chương trình Quốc gia phòng chống tội phạm về “Đấu tranh phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao”, gắn với thực hiện Quy hoạch phát triển an ninh thông tin số quốc gia đến năm 2020.

Triển khai thực hiện các nội dung của Chỉ thị số 897/CT-TTg ngày 10/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường triển khai các hoạt động đảm bảo an toàn thông tin số trong đó có việc xây dựng Nghị định “Quy định công tác phòng chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác trong lĩnh vực sử dụng công nghệ cao”…

Anh Hiếu - Phương Thủy

Ngày 15/3/2024, trái tim của nữ biệt động thành Nguyễn Thị Mai (SN 1943) với biệt danh “con thoi sắt” đã ngừng đập. Bà là một trong những nữ biệt động thành đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken mới đây kêu gọi Israel vẫn phải làm nhiều hơn nữa để tăng dòng viện trợ nhân đạo vào Dải Gaza, đồng thời nhấn mạnh sẽ tận dụng chuyến thăm đến Trung Đông lần này để giải quyết vấn đề đó với các nhà lãnh đạo Israel.

Lợi dụng một bộ phận người dân chưa nắm đầy đủ thông tin về việc cài đặt, kích hoạt tài khoản định danh điện tử (VNeID), kẻ gian đã giả danh Công an, gọi điện thoại hướng dẫn, yêu cầu người dân cài đặt các ứng dụng giả mạo vào ĐTDĐ để lấy cắp thông tin cá nhân, chiếm đoạt tài sản. Trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng có nhiều trường hợp rơi vào bẫy của đối tượng lừa đảo, tài sản bị chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng.

Đến hôm nay, ông Đạt vẫn nhớ như in từng giây phút của ngày lịch sử 49 năm về trước. Hôm ấy, ông ôm máy ảnh lao ra đường phố Sài Gòn với bầu máu nóng của chàng trai vừa 19 tuổi, chụp những tấm ảnh về thời khắc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Dịp lễ 30/4 và 1/5, Công an tỉnh Tiền Giang đã huy động 100% lực lượng CSGT làm nhiệm vụ điều tiết, phân luồng, tránh ùn tắc giao thông, đồng thời tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là vi phạm về nồng độ cồn.

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định (số 145 Trần Quang Khải quận 1, TP Hồ Chí Minh) là bảo tàng tư nhân đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh và là bảo tàng duy nhất tại Việt Nam về lực lượng biệt động Sài Gòn - Gia Định. Bảo tàng nằm trong di tích, địa điểm trước đây thuộc nghiệp đoàn Ngọc Quế - cơ sở bí mật của lực lượng biệt động Sài Gòn thuộc sở hữu của gia đình Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) Trần Văn Lai.

Sáng 30/4, Công an huyện Quế Sơn (Quảng Nam) cho biết, lực lượng chức năng vừa dập tắt vụ cháy lớn xảy ra tại Cửa hàng điện tử - điện lạnh Ninh Trang (thị trấn Đông Phú, huyện Quế Sơn). Vụ cháy không gây thiệt hại về người, song đã thiêu rụi nhiều tài sản có giá trị trong cửa hàng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文