Lớp học đặc biệt ở Trại giam Ninh Khánh

09:35 16/07/2011
Trong những năm qua, công tác xóa mù chữ cho phạm nhân được Đảng ủy, Ban Giám thị Trại giam Ninh Khánh rất quan tâm. Tất cả phạm nhân khi mới đến trại ngoài việc học tập nội quy, quy chế... cán bộ giáo dục sẽ gặp gỡ để tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, trình độ văn hóa. Nếu phạm nhân chưa biết chữ thì đưa vào danh sách riêng để tổ chức cho học tập.

Dù được nghỉ lao động nhưng gần 5h sáng, phạm nhân Tẩn Mý Lù, 54 tuổi, (quê ở huyện Mường Nhé, Điện Biên) đang thi hành án ở Trại giam Ninh Khánh đã thức giấc. Sở dĩ chị dậy sớm như vậy vì hôm nay là ngày học của lớp xóa mù chữ.

Vốn sinh ra ở xã Sín Thầu - một xã kinh tế khó khăn của huyện Mường Nhé nên từ nhỏ, Lù cũng như những bạn cùng trang lứa, chỉ biết đến cái nương, cái rẫy. Cũng vì không được học hành, không biết làm ăn nên cái đói, cái nghèo cứ đeo đẳng gia đình chị và các bà con nơi đây. Thấy trong bản có người giàu lên nhờ ma túy, Lù nổi máu tham tìm cách tham gia, không ngờ giàu đâu chưa thấy mà tai họa đã cận kề. Lù bị bắt, bị kết án rồi thi hành án ở Trại giam Ninh Khánh.

Ngay sau khi đến trại, Lù được nghe 5 bài học về chính sách của Nhà nước đối với phạm nhân; quyền và nghĩa vụ của phạm nhân... chị thấy yên tâm hẳn. Do không biết chữ, nên phần viết thu hoạch Lù được cán bộ cho nợ. Cải tạo hơn 1 tháng, chị được tham gia lớp xóa mù chữ do trại tổ chức. Hơn 50 tuổi nhưng lần đầu tiên biết đến quyển sách, cái bút, thực sự Lù rất ngại và xấu hổ. Chính vì vậy, chị Lù đã gặp cán bộ xin được đi lao động thay việc học. Biết tâm lý của chị, cán bộ đã động viên, phân tích hết nhẽ về quyền và lợi ích của việc được học hành. Nghe ra, chị cùng các phạm nhân đến lớp.

Các phạm nhân mù chữ đang tham gia lớp học.

Những ngày đầu học chữ, cầm bút là một cực hình đối với chị. Bàn tay cứng đơ không điều khiển nổi cây bút, những nét chữ được vẽ nguệch ngoạc khiến chị chán nản, nằng nặc xin cán bộ quản giáo đi làm thay cho đi học. Hai cô giáo Đặng Kim Thoa và Phạm Thị Hải, đều tốt nghiệp chuyên ngành sư phạm không ngại khó, sẵn lòng cầm tay đưa từng nét chữ cho chị Lù và các phạm nhân nhiều tuổi khác. Sự tận tình của những người thầy đã khiến chị xóa bỏ mặc cảm và hứng thú với việc học tập.

Đến nay, 3 buổi học trong tuần là điều chị mong chờ nhất, bởi ở đó, chị được đọc, được viết, được nghe các giáo viên giảng những kiến thức mà trước đây chị chưa từng biết tới. Sau gần 6 tháng học tập, chị đã đọc và viết thành thạo nên viết thư về cho gia đình. Lá thư đầu tiên dài tới 2 trang với đủ thứ chuyện mà trước đây, chỉ đến kỳ gặp thân nhân chị mới được chia sẻ. Giờ thì rảnh lúc nào, chị lại cắm cúi viết thư về cho con, cho cháu và coi đây là niềm hạnh phúc lớn nhất của mình...

Được biết, trong những năm qua, công tác xóa mù chữ cho phạm nhân Đảng ủy, Ban Giám thị Trại giam Ninh Khánh rất quan tâm. Tất cả phạm nhân khi mới đến trại ngoài việc học tập nội quy, quy chế... cán bộ giáo dục sẽ gặp gỡ để tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, trình độ văn hóa. Nếu phạm nhân chưa biết chữ thì đưa vào danh sách riêng để tổ chức cho học tập.

Từ năm 2007 trở về trước, Trại Ninh Khánh chọn giáo viên giảng dạy từ các phạm nhân có khả năng sư phạm đã từng làm giáo viên ở ngoài xã hội và một số phạm nhân biết tiếng dân tộc làm trợ giảng, hỗ trợ những phạm nhân là người dân tộc thiểu số. Giữa các kỳ học có tổ chức kiểm tra, kết thúc khóa học, trại báo cáo Phòng Giáo dục huyện Hoa Lư và Trường Tiểu học Ninh Vân - nơi đơn vị đóng quân để tổ chức đánh giá chất lượng học tập của phạm nhân, nếu phạm nhân nào đạt yêu cầu thì Trường Tiểu học Ninh Vân cấp giấy chứng nhận xóa mù chữ, phạm nhân nào không đạt thì tiếp tục cho học khóa sau.

Thiếu tá Phạm Văn Nghị, Phó Giám thị Trại giam Ninh Khánh cho biết từ năm 2008 đến nay, số phạm nhân phạm các tội về ma túy vào trại chiếm tỷ lệ hơn 60%, chủ yếu là người dân tộc thiểu số, nhiều người chưa biết chữ nên Đảng ủy, Ban Giám thị đã chỉ đạo Đội Giáo dục tăng cường công tác giáo dục phạm nhân, chú trọng xóa mù chữ. Trại xác định muốn giáo dục được phạm nhân để họ hiểu, nắm chắc các quy định của pháp luật, quy chế của trại giam, yên tâm thi hành án thì việc đầu tiên là phải xóa mù chữ cho họ.

Để việc học tập đạt hiệu quả cao, trại thuê giáo viên của Trường Tiểu học Ninh Vân dạy xóa mù cho phạm nhân. Kết thúc khóa học, các phạm nhân đã biết viết thư về cho gia đình, biết tính toán, cộng trừ trong phạm vi 100 và điều quan trọng hơn là học đã hiểu và nắm được các quy định, quy chế, chính sách để yên tâm chấp hành án, cố gắng cải tạo để được hưởng khoan hồng. Từ năm 2005-2009, đơn vị đã tổ chức cho 353 phạm nhân học xóa mù. Hiện đơn vị đã tuyển được 2 giáo viên có chuyên ngành sư phạm là biên chế chính thức của đơn vị để trực tiếp giảng dạy. 

Lần giở hồ sơ và các lá thư được Trại Ninh Khánh lưu lại, chúng tôi không khỏi xúc động khi đọc những suy nghĩ của các phạm nhân sau khi đã về nhà nhưng vẫn viết thư cảm ơn các cán bộ. Những dòng chữ to, khá nắn nót của Tẩn Xoong Mẩy, 36 tuổi, Sìn Hồ, Lai Châu chân chất viết rằng: "Tôi đã trở thành người dân lương thiện, hàng ngày đi làm rẫy cùng vợ. Nhờ cái chữ được học ở trại, tôi dạy các con tôi, giờ các cháu cũng đã đọc được rồi. Cảm ơn các cán bộ đã giúp tôi biết chữ, cải tạo cho tôi thành người tốt, tránh xa ma túy và các tệ nạn...".

Những câu chữ còn nặng về văn nói nhưng đã thể hiện được sự cố gắng vượt bậc của các phạm nhân và cũng là kết quả đáng khích lệ của công tác giáo dục nơi đây. Điều quan trọng là các cán bộ đã khơi dậy được bản chất thiện, tinh thần vượt khó vươn lên của từng phạm nhân để họ quyết tâm làm lại cuộc đời

Phương Thủy - Thu Hòa

Có thể khẳng định rằng, với Đề án 06 và ứng dụng VNeID do Bộ Công an chủ công xây dựng đã được phát triển mạnh mẽ, trở nên quen thuộc, thiết yếu trong công cuộc chuyển đổi số của người dân Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Năm 2024, thành phố đã triển khai ứng dụng hiệu quả VNeID trong chuyển đổi số, góp phần phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam Defence Expo 2024) là một sự kiện quy mô lớn, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ giới chuyên gia và truyền thông quốc tế. Đây không chỉ là cơ hội để Việt Nam khẳng định vị thế trong hợp tác quốc phòng toàn cầu mà còn là dịp để giới thiệu các thành tựu quốc phòng cũng như thúc đẩy hợp tác quốc tế.

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã hoàn tất cáo trạng và chuyển hồ sơ sang Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra xét xử sơ thẩm 5 bị cáo gồm: Mai Thị Thanh Thủy (SN 1964, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Tài Thắng - Công ty Tài Thắng); Lê Tuấn Tú (SN 1987, con trai bị cáo Thủy, Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Quốc tế Tuấn Phát - Công ty Tuấn Phát); 2 nhân viên kế toán 2 công ty gồm: Đinh Thị Lan Hương (SN 1980), Nguyễn Thị Phương (SN 1987); Trịnh Thị Thanh Hòa (SN 1984, thủ kho kiêm thủ quỹ 2 công ty) về tội "Vi phạm các quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" theo quy định tại Điều 221, khoản 1, khoản 3 - Bộ luật Hình sự.

Không thụ động chờ các chính sách ưu đãi từ Trung ương, ngày càng nhiều tỉnh, thành phố chủ động thu hút các đoàn làm phim nhằm tích cực đẩy mạnh quảng bá địa phương, thu hút khách du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tại từng điểm đến. Đây là động thái cần thiết, không chỉ có lợi cho điện ảnh mà còn có lợi cho các địa phương, mặc dù, việc triển khai này bị cho là khá muộn so với nhiều quốc gia khác.

Kinh tế toàn cầu trong năm 2024 đã chứng tỏ khả năng phục hồi đáng kinh ngạc trước một loạt thách thức lớn. Từ những căng thẳng địa chính trị kéo dài ở Ukraine và Trung Đông, cho đến những vấn đề nội tại như lạm phát và bất ổn thị trường lao động, bức tranh kinh tế thế giới mang đến cả những tín hiệu tích cực lẫn bài học quý giá. Các nền kinh tế lớn và mới nổi đều tìm cách vượt qua nghịch cảnh, tạo động lực để tiếp tục tiến lên trong bối cảnh biến động không ngừng.

Với khoảng 1,2 triệu lao động từ các tỉnh, thành khác đến Bình Dương sinh sống và làm việc đã góp phần rất lớn để phát triển kinh tế của vùng đất công nghiệp Bình Dương. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng kéo theo không ít đối tượng "đầu trộm đuôi cướp", "đá cá lăn dưa" và những thành phần bất hảo, côn đồ tìm đến ẩn náu và gây án…

Từ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho phép các trường phổ thông được xây cao không quá 5 tầng, thay vì 3-4 tầng như hiện nay. Nhiều ý kiến cho rằng, sự điều chỉnh này là hướng mở phù hợp, cần thiết nhằm góp phần giải quyết bài toán quá tải trường lớp ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, nơi quỹ đất để xây trường trong nội thành ngày càng eo hẹp.

Cơ quan CSĐT Công an huyện Mê Linh, TP Hà Nội đang điều tra, xác minh vụ tai nạn giao thông xảy ra khoảng 5h10' ngày 27/11/2024 tại đường Mê Linh theo hướng từ đường Võ Văn Kiệt đi tỉnh Vĩnh Phúc thuộc xóm Soi, thôn Bạch Trữ, xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh, TP Hà Nội giữa xe ôtô BKS 29C - 733.12 với người đi bộ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文