Chặng đường vẻ vang 70 năm truyền thống lực lượng ANND (12-7-1946 - 12-7-2016)

Những chiến công trong giai đoạn 1954-1975

08:14 07/07/2016
Tháng 7-1954, Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương được ký kết, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

Trong bối cảnh lịch sử ấy, lực lượng An ninh ở hai miền phải chiến đấu trong những điều kiện khác nhau, cùng phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

 Ở miền Bắc, lực lượng An ninh đã hoàn thành xuất sắc nhiều nhiệm vụ lớn, cấp bách và chiến lược: Tham gia khắc phục hậu quả chiến tranh, chống địch dụ dỗ, cưỡng bức đồng bào di cư vào miền Nam; khoanh vùng trấn phản, tập trung vào địa bàn xung yếu, địa bàn có nhiều tàn dư của ngụy quân, ngụy quyền và đảng phái phản động; phối hợp với Quân đội giải quyết nạn nổi phỉ; điều tra bóc gỡ mạng lưới gián điệp cài lại, kẹt lại; tiến hành công tác bảo vệ tư tưởng chính trị, bảo vệ nội bộ và cải tạo số đối tượng gây nguy hại cho an ninh xã hội.

Từ năm 1954 đến năm 1965, lực lượng An ninh đã tổ chức đấu tranh 15 chuyên án gián điệp, bắt gần 100 tên, khám phá hàng chục kho vũ khí bí mật của chúng. Điển hình là chuyên án C30 (1956 - 1958), lực lượng An ninh đã sử dụng 11 cơ sở thâm nhập vào hàng ngũ cầm đầu tổ chức, giúp trinh sát nắm chắc di biến động của từng đối tượng và đồng loạt bắt nhanh, gọn 15 đối tượng chính.

Lực lượng An ninh thực hiện một chuyên án chống gián điệp, biệt kích nhảy dù xuống vùng núi Tây Bắc.

Với tinh thần kiên quyết, bền bỉ và mưu trí, đến năm 1965, lực lượng An ninh đã cơ bản bóc gỡ hết mạng lưới tay sai, xóa bỏ cơ sở xã hội và những điều kiện kẻ địch có thể lợi dụng cài cắm gián điệp, tung gián điệp biệt kích ra miền Bắc nhằm thực hiện âm mưu mở rộng chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, góp phần củng cố vững chắc hệ thống chính quyền từ cấp cơ sở, nhất là ở các vùng xung yếu, địa bàn trọng điểm.

Trong cuộc đấu tranh chống gián điệp biệt kích do Mỹ - ngụy tung ra miền Bắc, lực lượng An ninh đã triển khai đồng bộ các mặt công tác nghiệp vụ, mưu trí thực hiện chiến thuật “trò chơi nghiệp vụ”. Từ hai chuyên án đầu tiên mang bí số PY27 (1961 - 1967) và BK63 (1961 - 1969), lực lượng An ninh đã điều khiển trung tâm địch hoạt động theo thế trận được bài bố sẵn của ta.

Hơn 10 năm đấu tranh bí mật với các cơ quan tình báo Mỹ - Ngụy, lực lượng An ninh đã tổ chức thành công 27 chuyên án theo chiến thuật “trò chơi nghiệp vụ”, bắt và diệt 103 toán biệt kích gồm 885 tên xâm nhập bằng đường không, thu hàng trăm tấn vũ khí và phương tiện chiến tranh; đánh đuổi 75 toán biệt kích xâm nhập bằng đường biển vào các tỉnh duyên hải, 135 toán biệt kích xâm nhập qua biên giới Việt - Lào vào vùng rừng núi phía Bắc và Tây Bắc.

Cùng với công tác phòng chống gián điệp biệt kích, lực lượng An ninh còn đấu tranh hiệu quả với hàng chục vụ gián điệp do cơ quan đặc biệt Mỹ và một số quốc gia khác tổ chức.

Ở miền Nam, trong máu lửa của chiến tranh và sự đàn áp khốc liệt, dã man của kẻ thù, lực lượng An ninh miền Nam ra đời, từng bước trưởng thành. Lực lượng An ninh miền Bắc chi viện kịp thời về đội ngũ cán bộ, phương tiện hoạt động và nghiệp vụ đánh địch, An ninh miền Nam từ Trung ương Cục đến cơ sở không ngừng phát triển về lực lượng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ căn cứ cách mạng, các đồng chí lãnh đạo và cơ quan đầu não kháng chiến; tổ chức hàng trăm trận đánh ngay trong lòng địch, tiêu diệt nhiều tên ác ôn, từ đó khích lệ quần chúng nhân dân đứng lên đấu tranh làm cho kẻ thù hoang mang, lo sợ.

Các chiến sĩ An ninh hoạt động trong vùng địch, dưới nhiều vỏ bọc khác nhau đã xây dựng được hàng chục ngàn cơ sở trong hàng ngũ địch, có cơ sở nằm trong Bộ Tổng tham mưu, Tổng Nha cảnh sát, các cơ quan đầu não thiết yếu, cơ mật của địch ở các tỉnh, thành phố và thu được nhiều tin tức quan trọng.

Lực lượng Trinh sát vũ trang tổ chức hàng ngàn trận đánh táo bạo vào những mục tiêu kẻ địch không ngờ tới, gây tiếng vang lớn như: Nổ mìn ở Tổng Nha cảnh sát; ném lựu đạn vào Hội trường công chức, diệt tên Nguyễn Văn Bông, Trần Văn Văn...

Những trận đánh táo bạo, những cuộc diệt trừ ác ôn ngay giữa ban ngày, tại nơi công cộng diễn ra trên khắp chiến trường miền Nam, ở thành thị cũng như vùng nông thôn, không chỉ khích lệ phong trào diệt ác, phá kềm mà còn đẩy bọn ác ôn, tay sai gian ác vào tình thế hoang mang, lo sợ.

Các chiến sĩ An ninh miền Nam còn thu thập, báo cáo Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam hàng ngàn tin tình báo về các chiến dịch bình định, kế hoạch càn quét của địch, giúp các lực lượng vũ trang ta chủ động đối phó.

Lực lượng Bảo vệ chính trị ở các vùng giải phóng xây dựng và củng cố vững chắc phong trào quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự; phối hợp với các cơ quan, đoàn thể tổ chức trừ gian, bảo vệ xóm làng, làm căn cứ địa và địa bàn an toàn cho các lực lượng vũ trang ta hoạt động.

Tiểu ban Bảo vệ chính trị - Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam lần lượt làm thất bại hai kế hoạch tình báo chiến lược của Mỹ là: “Tình báo đại chúng” (1964 – 1975) và “Kế hoạch Phượng Hoàng” (1968 – 1975).

Trong cuộc Tổng tấn công mùa xuân năm 1975, lực lượng An ninh nhanh chóng chiếm các cơ quan tình báo, cảnh sát của địch; thu hồi hầu hết hồ sơ tài liệu của chúng để phục vụ cho công tác đánh địch lâu dài; phối hợp với các lực lượng vũ trang tổ chức cho ngụy quân, ngụy quyền trình diện, phân loại đối tượng, tổ chức cho họ học tập, cải tạo theo chủ trương của Đảng.

PV

Chiều 13/5, Học viện ANND đã tổ chức Hội thảo khoa học cấp hội đồng “Yêu cầu về phẩm chất, năng lực, phương pháp, công tác chiến đấu của cán bộ trinh sát an ninh trong tình hình hiện nay: Những vấn đề đặt ra cho công tác giáo dục đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên trong CAND”.

Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã bắt tạm giam nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cùng nhiều đồng phạm về tội "nhận hối lộ" sau khi mở rộng điều tra vụ án sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm và vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng, xảy ra tại Công ty CP Dược phẩm liên danh MediPhar và các đơn vị, tổ chức liên quan.

Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an vừa hoàn thành bản kết luận điều tra vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; đưa hối lộ, nhận hối lộ” xảy ra tại Công ty cổ phần Y Dược LanQ và các đơn vị liên quan”. Trong vụ án này có 23 bị can bị đề nghị truy tố, trong đó có cựu Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Giang và hàng loạt cựu giám đốc các bệnh viện về tội “Nhận hối lộ”.

Bộ Tài chính cho biết đã khẩn trương rà soát, nghiên cứu các nhiệm vụ, quan điểm, chủ trương, giải pháp nêu tại Nghị quyết số 68-NQ/TW, đồng thời rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan, cũng như các luật đang được sửa đổi, bổ sung trình Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 9.

Ông Nguyễn Thanh Hoài (SN 1979, thường trú ấp Định Khánh B, xã Định Môn, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ) tìm đến Văn phòng Thường trú Báo CAND khu vực ĐBSCL đóng tại TP Cần Thơ trình bày bức xúc vì gia đình ông bị một việc “từ trên trời rơi xuống”, là buộc phải bán 113,7m2 đất cho hàng xóm dù gia đình không có nhu cầu. Ngày thi hành án cưỡng chế theo bản án là ngày 14/5/2025.

Thời gian qua, gia đình ông Trương Hoàng Xuân (SN 1956, trú đường Nguyễn Viết Xuân, phường 4, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) cùng các con, cháu, người thuê phòng trọ phải vất vả bắc ghế, trèo qua hàng rào của Sở Lao động, thương binh và xã hội tỉnh Lâm Đồng (cũ) mới ra ngoài được. Nguyên nhân là do chủ sử dụng bất động sản liền kề không cho gia đình ông Xuân sử dụng lối đi này nữa.

Hôm nay (13/5), Hội đồng xét xử Toà án nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã tuyên án đối với bị cáo Nguyễn Thế Hùng và 43 đồng phạm trong vụ án đưa, nhận hối lộ xảy ra tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá.

Sáng 13/5, TAND TP Hà Nội tiếp tục phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Linh Ngọc (cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) cùng 26 bị cáo khác trong vụ án xảy ra tại Công ty Thái Dương và các đơn vị liên quan đến vụ khai thác trái phép đất hiếm ở Yên Bái, buôn lậu sang Trung Quốc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.