Những chiến sĩ Công an quên mình trên dòng nước lũ

20:35 06/10/2011
Đây không phải là năm đầu tiên Trung úy Phạm Đức Thái - Đội CSGT huyện Minh Hoá, Quảng Bình lái ca nô đi giúp dân vùng lũ. Mùa mưa lũ các năm trước, anh cũng đã dũng cảm cứu được hàng trăm người dân thoát khỏi thủy thần. Đó không chỉ là niềm vui riêng mà của nhiều cán bộ, chiến sỹ khác, những người đã quên mình trong lũ để bảo đảm sự sống cho nhân dân.

Chiếc ca nô chao đảo lao giữa dòng nước xiết lẫn trong đó là củi, gỗ, rác thành một thứ hỗn tạp đầy hiểm nguy, thế nhưng với kinh nghiệm, bản lĩnh, luôn giữ vững tay lái khéo léo điều khiển ca nô băng dòng nước xiết lần lượt đưa hàng trăm người dân đến nơi an toàn, giây phút đó đã khiến chúng tôi và người dân không khỏi cảm phục trước hình ảnh người chiến sỹ Công an vượt lũ để đưa người dân đến nơi an toàn.

Có lẽ không năm nào huyện trũng Minh Hóa, Quảng Bình lại thoát được lũ, lụt, cứ đến hẹn lại lên, hết năm này đến năm khác, lũ, lụt liên tiếp đe dọa. Trong mấy ngày qua, do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 5, trên địa bàn huyện Minh Hóa có mưa to đến rất to, đặc biệt là ngày 30/9, mưa lớn kéo dài liên tục khiến cho mực nước sông Dinh lên rất nhanh.

Chỉ trong một thời gian ngắn, nước đã ngập hàng trăm hộ dân xã Minh Hóa, huyện Minh Hóa. Con đường duy nhất về xã bị chia cắt tại ngầm tràn Thanh Long về các thôn Kim Bảng. Nước lũ cô lập khiến hàng trăm giáo viên, học sinh, cán bộ và người dân không thể về nhà và đang cần được cứu giúp. Hai bên bờ sông, hàng trăm gia đình đứng thấp thỏm trông tin người thân… nhiều người nghĩ đến trận lũ vào tháng 10/2010 nơi đây, cả một vùng không thấy mái của ngôi nhà nào, chỉ mông mênh nước lũ.

Sau khi nhận lệnh từ Ban chỉ huy Công an huyện khẩn cấp cứu người, một tổ cứu hộ dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thượng tá Lê Thanh Hòa - Phó trưởng Công an huyện đã khẩn trương có mặt. Khoảng 12h30, các anh đã có mặt tại xã Minh Hóa. Khi đến vị trí ngầm Thanh Long thì nước chảy xiết nên việc hạ ca nô là điều không thể. Lực lượng cứu hộ tiếp tục tăng bo ca nô đi một đoạn đường dài chừng 3km đến thôn Lạc Thiện. Tại đây, hàng trăm con người đứng chờ được qua sông và ngóng tin người thân trong lũ lớn. Bờ sông này cách bờ sông bên kia chừng 200m. Nước ngập sâu khoảng 5m, nhiều nhà dân phía Kim Bảng bị nước lũ nhấn chìm. Giữa sông, nước chảy xiết, nhiều que gỗ tạp và rác cũng bị lũ cuốn giữa dòng.

Trung tá Nguyễn Xuân Toàn và Trung úy Phạm Đức Thái lúc đang lái ca nô đưa hàng trăm người dân thoát khỏi vùng lũ.

Trung tá Nguyễn Xuân Toàn - Đội Cảnh sát giao thông, kể lại: "Lúc mới xuống thôn Lạc Thiện thấy nước sâu và chảy mạnh nên chúng tôi rất lo. Nhưng cũng phải cố gắng "chiến đấu" với lũ để đưa người qua thôi". Nước sông thì không rộng lắm, nhưng khó khăn nhất là nước chảy xiết và có nhiều vật cản nên khó khăn cho việc chỉ huy hướng lái. Vì vậy, lực lượng chỉ đạo đã cử Trung sĩ Cao Thanh Sơn - một chiến sĩ nghĩa vụ là người dân bản địa chỉ đạo hướng lái. Vì anh Sơn rất thông thạo địa hình và quen với diễn biến lũ ở đây.

Gần 4 giờ đồng hồ vật lộn với lũ dữ, các chiến sĩ Công an huyện Minh Hóa đã chạy được gần 30 chuyến ca nô, chở qua lại gần 300 người đến nơi an toàn.

Đến ngày hôm sau, cơn lũ ở Minh Hóa và Tân Hóa vẫn còn ngập rất sâu. Lực lượng Công an Minh Hóa tiếp tục tăng cường thêm một chiếc xuồng cao tốc nữa xuống để giúp dân. Và trong cả ngày hôm đó, Trung tá Toàn, Trung úy Thái và Trung sĩ Sơn lại tiếp tục bám lũ để chở hàng trăm người dân qua lại trong lũ, chở nhiều đoàn lãnh đạo huyện thăm hỏi bà con và kiểm tra tình hình.

Trung úy Phạm Đức Thái - Đội CSGT, người đã vững tay lái vượt nước lũ cứu dân, tâm sự: "Đó là nhiệm vụ của chúng tôi. Cũng may không xảy ra sự việc gì là niềm vui lớn nhất của anh em chúng tôi rồi".

Đây không phải là năm đầu tiên anh Thái lái ca nô đi giúp dân vùng lũ. Mùa mưa lũ các năm trước, anh cũng đã dũng cảm cứu được hàng trăm người dân thoát khỏi thủy thần. Đó không chỉ là niềm vui riêng mà của nhiều cán bộ, chiến sỹ khác, những người đã quên mình trong lũ để bảo đảm sự sống cho nhân dân. Có lẽ hình ảnh giản đơn, thường ngày đó của cán bộ, chiến sỹ Công an Minh Hóa đã thực sự đi vào lòng dân, thêm một lần nữa hình ảnh người chiến sỹ CAND "Vì nhân dân phục vụ" lại được tỏa sáng

Trần Tuấn

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文