Những học sinh miền Nam trưởng thành trong lực lượng Công an nhờ quan điểm ‘trồng người’’ của Bác Hồ

08:23 06/12/2019
Ngay sau khi hiệp định Geneve được ký kết, cùng với việc đưa cán bộ, bộ đội miền Nam tập kết ra Bắc, hơn ba vạn con em của cán bộ, bộ đội, gia đình cơ sở cách mạng miền Nam được Đảng, Chính phủ và Bác Hồ đưa ra miền Bắc XHCN để nuôi dạy.

Từ năm 1955, trên miền Bắc XHCN đã hình thành hàng loạt trường nội trú dành riêng cho học sinh miền Nam (HSMN). Tính đến năm 1963, trên toàn miền Bắc có 28 trường HSMN và được đặt tên theo thứ  tự thành lập (trường HSMN số 1, trường HSMN số 2.. trường HSMN số 28). Các trường HSMN được xây dựng chủ yếu ở các tỉnh, thành: Hà Nội, Hải Phòng, Hà Nam. Từ năm 1961-1962 đã bắt đầu có những anh chị em HSMN vào học ở các trường đại học ở Hà Nội hoặc ở một số nước XHCN anh em lúc bấy giờ như Liên Xô, Trung Quốc, CHDC Đức…

Trong bài viết “Một vườn ươm quí báu vào bậc nhất của đất nước” mở đầu cho bộ sách “Trường HSMN trên đất Bắc” do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia-sự thật ấn hành tháng 5-2000, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng khẳng định: “Việc thành lập hệ thống các trường HSMN trên đất Bắc là một chủ trương lớn, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, không chỉ thể hiện tầm nhìn, cách nhìn rất sáng suốt, sâu rộng mà còn nói lên tình cảm cao quí, thiêng liêng của Bác Hồ, của Đảng và Nhà nước ta-cũng là của Tổ quốc  và nhân dân đối với các cháu miền Nam lúc bấy giờ… Có thể nói, đây là vườn ươm đặc biệt, ươm những hạt giống quí báu vào bậc nhất mà Bác Hồ, Đảng, Nhà nước và nhân dân miền Bắc đã dành cho miền Nam từ những ngày gian khó ấy, nay đã mang lại kết quả rất to lớn cho đất nước” (Trường HSMN trên đất Bắc”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2000, trang 11).

Với tầm nhìn chiến lược về con người của Đảng, của Bác Hồ, cố Bộ trưởng Bộ Công an  Trần Quốc Hoàn và lãnh đạo Bộ Công an lúc bấy giờ cũng đã sớm nhìn thấy HSMN là tiềm năng đáng kể bổ sung cho lực lượng Công an để phục vụ cuộc đấu tranh chống Mỹ-ngụy  trước mắt cũng như bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội cho miền Nam sau ngày giải phóng nói riêng và đất nước nói chung. 

Trên cơ sở xác định công cuộc giải phóng miền Nam là nhiệm vụ chung của cả nước, xây dựng lực lượng An ninh cho miền Nam là nhiệm vụ của toàn lực lượng Công an, từ năm 1961, đồng chí Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn đã giao cho Ban Giám hiệu Trường Công an Trung ương dành riêng nhà số 2 và số 3 cho “Bộ phận cán bộ miền Nam” (trực thuộc vụ tổ chức cán bộ-Bộ Công an) làm nhiệm vụ quản lý số cán bộ Công an từ các tỉnh trên miền Bắc lúc bấy giờ được triệu tập về bồi dưỡng nghiệp vụ và chính trị để chuẩn bị chi viện cho chiến trường miền Nam (gọi là chiến trường B nên các lớp này gọi là “lớp B”).

Tập thể thầy và trò lớp 2 Trường số 18 (năm 1956). Ảnh: Tư liệu.

Ngày 15-8-1963, Bộ Công an tuyển 80 học sinh phổ thông  được chọn từ  28 trường HSMN trên toàn miền Bắc lúc bấy giờ. Đây là số HSMN đầu tiên được Bộ Công an tuyển chọn để đào tạo cho An ninh miền Nam, được đặt tên là lớp B-C500. Khi lớp B6 tập trung về trường thì đã có các “B” đàn anh khác được tập trung về từ trước đó (riêng lớp B1 đã vào chiến trường, chỉ còn lớp B2, B3, B4 đang luyện tập…). 

Học viên các lớp “B” đàn anh là cán bộ Công an các địa phương trên toàn miền Bắc lúc ấy tập trung về tập huấn nghiệp vụ, chính trị và tập luyện sức khỏe để chi viện cho An ninh miền Nam (ròng rã trong 3 tháng trước khi vào chiến trường, hàng ngày từ 19h đến 21h các anh mang ba lô gạch nặng từ 30kg trở lên hành quân bộ từ trường ra các làng xã xung quanh rồi vòng trở về trường để luyện sức dẻo dai đủ sức hành quân vào chiến trường). 

Khác với các lớp B đàn anh khi về trường hưởng lương theo cấp bậc hàm lúc đang công tác, 80 anh em lớp B6 vừa rời ghế  trường nội trú HSMN theo chế độ bao cấp nên ngay ngày đầu tiên đến trường, “Bộ phận cán bộ miền Nam “ở trường cấp cho mỗi người một đôi dép nhựa, một mũ cối và 10 đồng tiền mặt để tiêu vặt. Tháng sau (tháng 9-1963), Bộ Công an ra quyết định cấp cho mỗi học viên B6 số tiền là 39đ/tháng (lúc bấy giờ lương hạ sỹ quan của Bộ là 31đ/tháng).

Sau khi học xong phần lý luận, nhà trường đưa cả lớp đi thâm nhập thực tế. Lúc đầu, vào cuối tháng 3-1964 lớp được đến xã Quảng An (thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội hiện nay) để thâm nhập thực tế về công tác “bảo vệ trị an”. 

Đến tháng 4-1964, cả lớp chia thành nhiều đoàn đi thực tế về xây dựng phong trào bảo vệ trị an và xây dựng hồ sơ chính trị xã ở hai huyện Tiền Hải và Thái Ninh, tỉnh Thái Bình. Đây là lần đầu tiên trong đời, các học viên lớp B6 được vận dụng lý luận nghiệp vụ Công an và đường lối, chính sách đấu tranh chống phản cách mạng và các đối tượng phạm tội khác vào thực tiễn công tác! Những HSMN còn ngây thơ ngày nào nay đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của đợt thực tế với tất cả sự háo hức, say mê của những chiến sỹ Công an trẻ đầy nhiệt huyết với sự nghiệp bảo vệ và xây dựng miền Bắc XHCN, đấu tranh giải phóng miền Nam tiến tới thống nhất Tổ quốc. 

Đầu tháng 4-1964, Bộ Công an rút cả lớp về để đưa đi cùng hai lớp đàn anh ở trường là T5 và T6 (hệ trung cấp của Bộ lúc đó) đi thực tế về công tác trinh sát bảo vệ chính trị, trực tiếp tham gia phòng chống gián  điệp, biệt kích chủ yếu ở các tỉnh: Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình Hòa Bình, Bắc Kạn…

Cũng tại thời điểm này, Bộ chủ trương chuyển từ đào tạo ngắn hạn số HSMN lớp B6 để đưa vào miền Nam trực tiếp xây dựng phong trào đấu tranh chống Mỹ-ngụy sang đào tạo lâu dài thành lực lượng chiến lược cho miền Nam và cho cả nước sau ngày toàn thắng… Vì vậy, sau sự kiện ngày 5-8-1964, Bộ rút toàn bộ học viên lớp B6 về trường và quyết định chuyển 50 học viên của lớp thành quân của Cục C39, số còn lại được phân về các địa phương công tác và dần dần cử số anh em này đi học đại học một số chuyên ngành cần thiết khác… 

Đầu tháng 10-1964, Bộ chuyển tất cả 50 anh em B6 ở C39 sang làm công tác KTHS ở các địa phương trên toàn miền Bắc. Đầu năm 1966, Bộ rút 40 anh em trong số này đưa đi đào tạo chuyên ngành KTHS ở CHDC Đức.

Tiếp tục chủ trương tuyển chọn HSMN vào lực lượng Công an, khoảng giữa tháng 8 năm 1964, Bộ Công an đã tuyển tiếp 120 HSMN, trong đó có 20 HSMN là người các dân tộc anh em và 10 học sinh phổ thông là dân tộc Khơ Me. Chủ trương của Bộ Công an đối với lớp HSMN lần này được thể hiện rõ qua tên gọi của lớp là lớp D12-là hệ đào tạo cơ bản nói chung phục vụ cho chiến lược “trồng người” của Bộ. 

Lớp D12 cũng học chính trị và nghiệp vụ khoảng một năm. Đầu tháng 9-1965, Bộ Công an phân công anh em về làm việc ở Công an các địa phương trên toàn miền Bắc lúc ấy. Riêng số anh em người các dân tộc về sau Bộ điều động dần vào các tỉnh Tây Nguyên, số anh em người dân tộc Khơ Me về chiến trường Campuchia chiến đấu và công tác… 

Anh em lớp D12 tham gia công tác, chiến đấu và phục vụ chiến đấu ở các địa phương rất tích cực. Từ năm 1967 trở đi, anh em lớp D12 cũng dần được Bộ Công an cử đi học nhiều trường đại học khác nhau trong nước và nhiều nước XHCN anh em lúc bấy giờ. 

Năm 1969, Trường Công an Trung ương, sau đổi thành Trường sỹ quan An ninh chính thức mở hệ đại học, nhiều anh em lớp D12 được Bộ Công an tuyển chọn về trường học khóa đại học đầu tiên này, tức khóa D1 (đồng chí Nguyễn Khánh Toàn, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Thượng tướng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an cũng được cử về học khóa này khi anh đang công tác tại Ty Công an Ninh Bình cùng nhiều anh em D12). 

Những khóa đại học sau (D2, D3, D4… ngoài số anh em lớp B6, D12 được cử về học, Bộ Công an còn về các trường HSMN để tuyển chọn HSMN ở các trường này cho đến khóa D7 vì sau năm 1975, các trường HSMN kết thúc, không còn tồn tại nữa!

Sau khi những học viên Công an nguyên là những HSMN rời giảng đường đại học, họ dần trở thành những cán bộ Công an cốt cán từ cơ quan Bộ đến các địa phương, nhà trường, có đồng chí là Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an. Nhiều đồng chí là lãnh đạo cấp Tổng cục, Vụ, Cục và đã được phong tướng: nhiều đồng chí là Chánh, Phó Giám đốc Công an các tỉnh, thành và hầu hết trong số họ là cán bộ lãnh đạo cấp phòng ở Bộ và các địa phương. 

Có một số đồng chí đã lập nên những  chiến công trong công tác, chiến đấu nên được Đảng, Nhà nước phong tặng nhiều danh hiệu cao quý như đồng chí Trần Tôn Thất, nguyên Tổng cục phó Tổng cục An ninh, thành viên Ban chuyên án Kế hoạch CM12 được tặng thưởng danh hiệu Anh hùng LLVT; nhiều đồng chí được phong tặng danh hiệu, tặng thưởng Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Huân chương Chiến công, Huân chương Quân công; nhiều đồng chí được tặng thưởng danh hiệu Nhà hiệu nhà giáo Ưu tú, có học hàm học vị tiến sỹ, thạc sỹ…

Cần khẳng định rằng, động cơ thôi thúc mạnh mẽ HSMN lúc bấy giờ khi tình nguyện vào lực lượng Công an là mong sớm được trở về miền Nam chiến đấu cho quê hương. Do vậy, có người dù đã tốt nghiệp phổ thông cũng không vào đại học ngành khác mà tình  nguyện vào lực lượng Công an. Thậm chí có một số anh em đang học đại học năm thứ nhất, năm thứ hai ngành ngoài cũng xin vào học lớp B6-C500. 

Trong giai đoạn lịch sử đó, cả nước lên đường đi đánh Mỹ để giải phóng miền Nam, những HSMN đã trưởng thành về thể chất và cả về tư  tưởng chính trị… nên hầu hết muốn được trực tiếp góp phần giải phóng quê hương. Họ hiểu rằng chỉ có đi bộ đội hoặc vào lực lượng Công an mới sớm đạt được nguyện vọng đó. Xin cảm ơn Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại! Xin cảm ơn lực lượng Công an đã dày công đào tạo, rèn luyện những hạt giống đỏ của đồng bào miền Nam khôn lớn và trưởng thành.

Những HSMN là cán bộ Công an luôn luôn nhớ rằng: từ tầm nhìn “chiến lược về trồng người” của Bác Hồ mà họ và hàng vạn bạn bè cùng lứa với họ đã được nuôi dạy nên người để họ có thể cống hiến có hiệu quả vào sự nghiệp giải phóng miền Nam và xây dựng đất nước sau ngày thống nhất cho đến hôm nay! Sự trưởng thành và cống hiến của những HSMN trong lực lượng Công an đã minh chứng sự  thành công và cần thiết về chiến lược trồng người của Bác Hồ.

Đại tá, TS, NGƯT Châu Nam Long

Sáng nay 4/12, Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an đã có buổi làm việc với Công an tỉnh Phú Yên về công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng và bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) năm 2024. Tham gia đoàn công tác có lãnh đạo các Cục nghiệp vụ, Thanh tra, Văn phòng Bộ Công an.

Chiều 4/12, Cơ quan CSĐT Công an TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình cho biết, đã chuyển hồ sơ vụ việc và đối tượng Đặng Thanh Tùng (SN 1982), trú tại tổ 5, phường Thịnh Lang (TP Hòa Bình) đến Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hòa Bình thụ lý theo thẩm quyền.

Sáng 26/11/2024, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, trong phiên thảo luận về các báo cáo công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024, khi có đại biểu Quốc hội nêu vấn đề xử lý những đối tượng đang lẩn trốn ra nước ngoài, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an cho biết:  

Sáng 4/12, Đội CSGT số 6 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) phối hợp với Đội TTGT quận Cầu Giấy; Đội CSGT-TT Công an quận Cầu Giấy cùng Công an phường Trung Hòa triển khai lực lượng làm nhiệm vụ tại khu vực nút giao thông Trần Duy Hưng - Hoàng Minh Giám - Nguyễn Chánh, trong đó tập trung công tác chỉ huy, điều tiết phân luồng và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm là nguyên nhân chính dẫn đến ùn tắc giao thông trên địa bàn Thủ đô.

Ngày 4/12, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội cho biết đã hoàn thành bản kết luận điều tra, chuyển hồ sơ đến Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Trần Quốc Hưng (SN 1965, ở phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội) về hành vi “Vận chuyển và tàng trữ trái phép chất ma túy”.

Nói về sự cần thiết, bắt buộc phải sắp xếp, tinh gọn bộ máy chính trị trong bối cảnh đất nước đang bước vào giai đoạn phát triển mới, nhiều đảng viên, cán bộ, nhân dân đều thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ đối với chủ trương này, coi đây là một “cuộc cách mạng” quan trọng và cấp thiết, không thể trì hoãn…

Cuối năm là thời điểm nhu cầu tiêu dùng, vay vốn làm ăn của người dân tăng cao. Đây cũng là thời cơ mà tội phạm “tín dụng đen” triệt để lợi dụng, tung các chiêu trò dụ dỗ người dân vay tiền. Đáng chú ý, loại tội phạm này có sự biến tướng trong phạm vi, phương thức hoạt động từ môi trường thực tế lên không gian ảo, khiến không ít người rơi vào ma trận trực chờ sập bẫy.

Lầu Năm Góc xác nhận rằng Mỹ đã thực hiện một cuộc tấn công vào các tài sản quân sự ở miền Đông Syria sau một cuộc tấn công bằng tên lửa gần một trong các căn cứ của họ.

Vào ngày 31/12/2024, sau hơn 3 năm áp dụng, Thông tư số 45/2021/TT-BGTVT quy định về hoạt động trạm thu phí đường bộ sẽ chính thức dừng lại. Thay vào đó, từ 1/1/2025, Thông tư số 34/2024/TT-BGTVT quy định về hoạt động trạm thu phí đường bộ sẽ bắt đầu có hiệu lực với hàng loạt các điểm mới phù hợp hơn với thực tế.

Yonhap đưa tin, rạng sáng 4/12 theo giờ địa phương, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã tuyên bố dỡ bỏ thiết quân luật. Trước đó, 190 nghị sĩ có mặt tại phiên họp khẩn quốc hội Hàn Quốc lúc 0h47 (giờ địa phương), đều nhất trí thông qua nghị quyết yêu cầu dỡ bỏ tình trạng thiết quân luật mà tổng thống ban bố. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文