Những 'vọng phu' một thời khói lửa

08:30 03/05/2015
Nhiều cán bộ Công an lên đường chi viện cho An ninh miền Nam trong thời kỳ chống Mỹ, cứu nước, đã có gia đình, vợ con. Để lại hậu phương cha mẹ già đang ở tuổi “gần đất xa trời” và những đứa con thơ bé. Tất cả gánh nặng nơi quê nhà đã đặt lên vai những người vợ trẻ tảo tần, đằng đẵng đợi chờ.

1. Chúng tôi đến thăm gia đình của Đại tá Nguyễn Huy Can ở quận Thanh Xuân (Hà Nội) khi những cơn gió bấc cuối mùa còn sót lại se lạnh. Gió lốc như đứng ngoài cánh cửa của gia đình ông Nguyễn Huy Can và bà Phạm Thị Thư.

Những tiếng cười, những câu chuyện và có cả những giọt nước mắt đã đưa chúng tôi trở về một buổi chiều mùa đông năm ấy. Nhấp ngụm trà nóng, ông Can trầm ngâm hồi tưởng về ngày ông lên đường vào Nam chiến đấu, ánh mắt và giọng nói nghẹn ngào của vợ cứ theo ông dọc đường hành quân: “Anh đi chân cứng đá mềm, em chờ anh trở về”.

Và, niềm tin ấy của người vợ thân yêu đã trở thành sự thật. 40 năm đã qua, bà Thư vẫn nhớ như in giây phút chia tay đẫm nước mắt ngày ấy… Ông Can đã ôm chặt vợ và con gái nhỏ mới 18 tháng tuổi, thì thầm với đứa con chuẩn bị chào đời những lời âu yếm, dặn vợ chăm sóc người cha tuổi đã cao…

Người vợ trẻ chỉ biết gật đầu và giàn giụa nước mắt, xúc động không nói nên lời. Vào chiến trường, ông Can được phân công xuống khu Đông, tỉnh Bình Định, gồm các huyện An Nhơn, Tuy Phước, Quy Nhơn, Phù Cát… nơi có câu thơ truyền miệng: “Khu Đông di dễ khó về”, “Khu Đông gạo trắng nước trong. Ra đi đừng có ngày mong trở về”.

Gian khổ và ác liệt trước bom đạn địch, ông Can đã cùng lực lượng An ninh địa phương vừa chiến đấu với địch, vừa tranh thủ làm công tác dân vận xây dựng cơ sở hợp pháp trong lòng dân khu Đông. Ông đã tham gia nhiều trận diệt ác phá thế bao vây của địch. Ông đã cùng các đồng chí của mình vận dụng linh hoạt công tác nghiệp vụ để diệt ác trừ gian.

Ngày 30/4/1975, đất nước thống nhất, nhà nhà đoàn tụ nhưng bà Thư và gia đình thì ruột gan nóng như lửa đốt. Ông Can vẫn bặt tin. Thế rồi, niềm vui, niềm hạnh phúc vỡ òa vào một ngày khi đồng đội của ông Can trở về mang theo lá thư của người từ mặt trận. “Bố tôi cầm lá thư mà tay cứ run run, hỏi con dâu “có phải chữ của Can đây không con?”, bà Thư chia sẻ.

Vợ chồng Đại tá Nguyễn Huy Can.

Đã mấy chục năm trôi qua mà bà Thư còn nhớ y nguyên lá thư ngày đó. Ông Can nói rằng, chiến tranh kết thúc nhưng ông lại nhận nhiệm vụ mới. Ông ở lại làm Phó Công an huyện Tuy Phước, bảo vệ cửa ngõ Tây Nguyên - nơi sư đoàn pháo binh ngụy dồn xuống. Tiếp quản vùng giải phóng, ổn định đời sống người dân và chữa bệnh sốt rét…

Lá thư về với người thân, giống như một liều thuốc thần tiên khiến cả nhà vui như hội. Sau đó, ông được giao nhiệm vụ làm Phó giám đốc Công an tỉnh Nghĩa Bình. Tách tỉnh, ông làm Phó Giám đốc Công an tỉnh Bình Định. Vợ ông cũng chuyển công tác, bồng bế con vào để được gần chồng. Năm 1995, Đại tá Nguyễn Huy Can làm Cục trưởng Cục Kho vận cho tới lúc nghỉ hưu. Sau bao năm gian khổ, cách xa, ông bà nay đã có một gia đình hạnh phúc, con cái thành đạt, tiếp bước cha anh xây dựng quê hương.

2. Năm 1967, khi tiếng gọi vào Nam vang lên, người chiến sĩ Thạch Văn Toàn, hành quân chi viện cho An ninh Khu 6 (gồm các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, Đà Lạt…). Ông được giao làm Phó Ban an ninh vũ trang khu, có nhiệm vụ tổ chức lực lượng vũ trang, trinh sát vũ trang các tỉnh, bảo vệ an ninh… Ở An ninh khu, đồng chí Thạch Văn Toàn được cử xuống Bình Thuận làm nhiệm vụ tổ chức trinh sát vũ trang, xây dựng lực lượng và chiến đấu bảo vệ khu căn cứ.

Ông bị bắt năm 1969 trong một lần về báo cáo tình hình ở Cứ. Không khai thác được gì, địch đưa ông về trung tâm thẩm vấn là đơn vị cơ động của lính Mỹ ở huyện Hàm Thuận. Những tên lính Mỹ to béo, đi giầy đinh cao gót cứ thế nện xuống con người bé nhỏ như ông.

Tra tấn chán nhưng chẳng khai thác được gì, chúng hắt xô nước vào mặt ông rồi lôi sang phòng khác. Sáu tháng ròng rã bị tra tấn với đủ cực hình nhưng ông không hé răng. “Cánh tay và mạng sườn của tôi luôn đau đớn”, ông Toàn xoa nhẹ vào sườn và nói. Năm 1970, chúng đưa ông ra nhà tù Phú Quốc.

Mãi tới khi Hiệp định Paris về Việt Nam được ký kết, ông mới trở về đơn vị cũ tiếp tục chiến đấu cho tới ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Năm 1976, ông về Bắc thăm gia đình và lại tiếp tục vào Nam làm nhiệm vụ ổn định tình hình an ninh trật tự. Năm 1981, ông chuyển về công tác tại Cục Cảnh sát bảo vệ cho tới ngày nghỉ hưu với cấp hàm Trung tá.

Ngồi bên, nghe chồng kể về những năm tháng vào Nam chiến đấu, vợ chồng đằng đẵng biệt tin nhau, bà Nguyễn Thị Đạt (vợ ông Toàn) mắt ngân ngấn nước. “Lúc ông ấy đi vào Nam chiến đấu, các con tôi còn nhỏ, đứa lớn 6 tuổi, đứa thứ hai 4 tuổi, đứa thứ ba 2 tuổi và tôi đang mang thai đứa thứ tư. Bố chồng thì đã già, anh trai chồng cũng lên đường vào Nam chiến đấu cùng ngày với ông Toàn”, bà Đạt nhớ lại.

Khó mà kể hết được những nỗi gian nan của người vợ trẻ ở lại hậu phương. Con nhỏ dại, cha mẹ già cần chăm sóc, làm lụng ruộng đồng để nuôi sống cả gia đình. Những khi con ốm, mẹ phải thức trắng đêm bồng con, rong ruổi khắp trong ngõ ngoài làng. Cực khổ hơn nhiều là suốt 7-8 năm trời bà không nhận được tin tức gì về người chồng đang chiến đấu ở miền Nam.

Và, bà gần như gục ngã khi biết giấy bao tử chồng mình đã gửi về huyện, nhưng vì bố chồng đang ốm nặng nên… hoãn báo tử. Bà đã nuốt mọi nỗi đau khổ vào trong. Thế rồi, một hôm bà được đồng đội của ông cho biết “Anh Toàn đang bị địch bắt tù đày”.

Vậy là tia hy vọng nhỏ nhoi ấy đã khiến bà vui vẻ sống, chăm sóc gia đình để chờ ngày chiến thắng. Đất nước thống nhất, ông trở về với đầy mình thương tích, nhưng đã nhận được đầy ắp tình yêu của người vợ, lòng hiếu thảo của những đứa con và niềm tin yêu của những người đồng chí… Ông tiếp tục tham gia công tác ở địa phương, giữ gìn bình yên nơi thôn xóm…     

Kim Thanh

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

Chiều 5/5, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Hoà Thành (Tây Ninh) đã tạm giữ hình sự đối với Biện Văn Cường (SN 1982, ngụ thị xã Hoà Thành) và Khấu Văn Thum (SN 1986, ngụ Kiên Giang) để điều tra, làm rõ hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.

Tại dự thảo Nghị định về phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu, Bộ Công Thương đề xuất loại hình này lắp tại nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp để tự dùng, nếu nối lưới điện quốc gia sẽ ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng. Đề xuất này gây tranh cãi.

“Cảnh sát cơ động: Tư tưởng vững vàng/ Nắng mưa chẳng quản/ Hăng say luyện rèn”là khẩu hiệu được 1.000 CBCS hô vang hào hùng tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (CSCĐ) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ 2. Để chuẩn bị cho buổi lễ trọng đại này, trong 3 tháng qua, hơn 5.000 CBCS CSCĐ đã miệt mài khổ luyện trên thao trường để báo cáo với Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Công an những thành tích, chiến công đặc biệt xuất sắc.

Liên quan đến tình trạng tôm hùm ở vùng thả nuôi tôm ven biển xã Vạn Thạnh và xã Vạn Hưng nằm trong vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) chết hàng loạt như Báo CAND đã thông tin, ngày 5/5, PGS.TS Võ Văn Nha, Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, cơ quan này vừa có báo cáo gửi đến Cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Khánh Hòa về kết quả khảo sát.

Ký ức xưa ùa về, vị tướng già 92 tuổi đã ôm máy trợ tim hơn 20 năm, ánh mắt như cười khi thổi những giai điệu rộn ràng của cây kèn Harmonica cho tôi nghe, những bản tình ca tha thiết của 31 ngày đêm chiến đấu trên đồi C1...

Nhiều dịch bệnh bùng phát từ đầu năm đến nay. Theo thống kê của Bộ Y tế, cả nước đã ghi nhận hơn 13.700 ca mắc tay chân miệng, tăng 2,5 lần so với cùng kỳ; tử vong do bệnh dại tăng gấp đôi; các bệnh truyền nhiễm khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà… đều tăng số ca mắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文