Nỗ lực đảm bảo an toàn giao thông, giảm tai nạn

08:09 21/02/2017
Năm 2016, tình hình trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đã có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên số người chết vì tai nạn giao thông (TNGT) vẫn ở mức cao, ùn tắc giao thông vẫn diễn ra ở các đô thị, ý thức người tham gia giao thông chưa được cải thiện đáng kể…

Vậy phải làm thế nào để tạo được sự chuyển biến tích cực về TTATGT trong năm 2017 và thời gian tới? Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Thiếu tướng Trần Sơn Hà, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) về những giải pháp mà lực lượng CSGT sẽ thực hiện nhằm kéo giảm TNGT, hạn chế ùn tắc, bảo đảm TTATGT.

Phóng viên: Đồng chí nhận định tóm tắt về tình hình TTATGT năm qua.

Thiếu tướng Trần Sơn Hà: Năm 2016, TNGT giảm cả 3 tiêu chí so với năm 2015, giảm 1.259 vụ, giảm 47 người chết, giảm 1.789 người bị thương, ùn tắc giao thông bước đầu được khắc phục, bảo đảm tuyệt đối an toàn các sự kiện chính trị quan trọng diễn ra trong năm.

Công tác phòng, chống tội phạm trên tuyến giao thông được tăng cường (trên đường thủy, đã xác lập, đấu tranh khám phá 16 chuyên án, bắt giữ 82 đối tượng; trên đường bộ và đường sắt, phát hiện 6.593 vụ vi phạm pháp luật, bắt giữ 5.228 đối tượng).

Thiếu tướng Trần Sơn Hà.

Phóng viên: Vẫn phải nhìn nhận còn một số tồn tại trong công tác đảm bảo TTATGT như TNGT đặc biệt nghiêm trọng còn nhiều, số người chết vẫn còn cao, đúng không thưa Thiếu tướng?

Thiếu tướng Trần Sơn Hà: Đúng vậy, công tác bảo đảm TTATGT cũng còn nổi lên một số tồn tại, TNGT tuy được kiềm chế và giảm nhưng số người chết do TNGT vẫn ở mức cao, còn xảy ra nhiều vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng; tình trạng vi phạm các quy định về TTATGT vẫn còn khá phổ biến; ùn tắc giao thông vẫn là vấn đề cả xã hội quan tâm; hoạt động tội phạm trên đường thủy có dấu hiệu phức tạp, nhất là các tội phạm hình sự, ma túy, buôn lậu và khai thác tài nguyên, khoáng sản trái pháp luật.

Công tác quản lý nhà nước về TTATGT theo chuyên ngành còn nhiều hạn chế, bất cập, nhất là quản lý hoạt động vận tải, chất lượng công trình giao thông, tổ chức giao thông còn nhiều bất cập mà chưa được khắc phục kịp thời; việc quản lý lái xe và cấp giấy phép lái xe còn buông lỏng và nhiều sơ hở.

Phóng viên: Vậy nguyên nhân của những tồn tại trên là gì, thưa đồng chí?

Thiếu tướng Trần Sơn Hà: Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế có tác động của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan như: ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai, bão lũ; hạ tầng được đầu tư phát triển nhưngnhiều công trình thi công chậm, kém chất lượng, tổ chức giao thông chưa phù hợp; quy hoạch đô thị còn bất hợp lý; phương tiện giao thông tiếp tục tăng nhanh, mật độ giao thông ngày càng dày đặc kéo theo nguy cơ ùn tắc giao thông.

Công tác quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông còn chồng chéo, phân tán; một số nội dung trong Luật Giao thông đường bộ -2008 không còn phù hợp...

Trước những khó khăn đó, với quyết tâm chung của lực lượng Công an nhân dân, lực lượng CSGT đã nỗ lực đặt ra và tổ chức triển khai nhiều giải pháp bảo đảm TTATGT, góp phần tích cực trong công tác giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước.

Phóng viên: Theo đồng chí, cần những giải pháp gì để làm chuyển biến tình hình TTATGT?

Thiếu tướng Trần Sơn Hà: Dự báo tình hình TTATGT năm 2017 và những năm tiếp theo vẫn có những diễn biến phức tạp. Đi cùng sự phát triển của xã hội sẽ đòi hỏi giao thông vận tải cần tiếp tục được đầu tư mạnh mẽ, phát triển nhiều loại hình, đặc biệt là việc xây dựng các tuyến đường cao tốc và giao thông đô thị.

Khó khăn lớn nhất đó là phương tiện giao thông đường bộ, chủ yếu là phương tiện giao thông cá nhân phát triển không kiểm soát được trong khi quy hoạch đô thị và phát triển mạng lưới vận tải vẫn rất lúng túng, thiếu đồng bộ; công tác quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông vẫn chưa có bước đột phá; hệ thống văn bản pháp luật còn bất cập.

Bên cạnh đó, ý thức của người tham gia giao thông chưa cải thiện được nhiều, đa phần người dân thiếu tự giác, chỉ chấp hành pháp luật về giao thông khi có  mặt của lực lượng chức năng.Những vấn đề đó cùng với những tác động khách quan của thiên nhiên sẽ đặt ra những thách thức mới đối với công tác bảo đảm TTATGT.

Lực lượng CSGT sẽ tập trung chỉ đạo và thực hiện vào 4 nhóm vấn đề lớn là tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc, đầy đủ Chỉ thị số 18-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng và các Nghị quyết của Chính phủ, Chiến lược quốc gia về bảo đảm TTATGT đường bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030, đặc biệt là Chỉ thị số 02 của Bộ trưởng Bộ Công an về “Tăng cường công tác bảo đảm TTATGT của lực lượng Công an nhân dân trong tình hình mới”.

Việc tham mưu, triển khai Chỉ thị 18 phải đến được các cấp cơ sở,  từng chi bộ tổ dân phố; kết hợp với đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông, dưới nhiều hình thức, nội dung phù hợp, tạo được sự đồng thuận, ủng hộ của các cấp ủy, chính quyền và quần chúng nhân dân; rà soát, đề xuất, bổ sung, hoàn thiện một số văn bản quy phạm pháp luật, các quy trình công tác, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của lực lượng CSGT và nhân dân thực hiện; phân công, phân cấp rõ ràng nhiệm vụ đối với các đơn vị, địa phương trong thực hiện nhiệm vụ bảo đảm TTATGT.

Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực bảo đảm TTATGT; đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm TTATGT theo các chuyên đề; tập trung xử lý các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây TNGT và ùn tắc giao thông.

Chú trọng sử dụng các phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, hệ thống giám sát phát hiện xử lý vi phạm TTATGT. Phối hợp và tổ chức thực hiện các chuyên án đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm trên tuyến giao thông.

Xây dựng các phương án cụ thể nhằm bố trí lực lượng, tổ chức chỉ huy, điều khiển giao thông, giải quyết ùn tắc giao thông; triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 32/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông.

Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn và tổ chức thực hiện có hiệu quả các mặt công tác nghiệp vụ của lực lượng CSGT; trang bị phương tiện, công cụ hỗ trợ phù hợp và tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ huy của Cục CSGT và năng lực công tác của CSGT, Công an các địa phương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Phóng viên: CSGT là lực lượng thường xuyên tiếp xúc với nhân dân. Vậy, đơn vị sẽ làm gì để xây dựng hình ảnh lực lượng CSGT đẹp hơn trong mắt người dân?

Thiếu tướng Trần Sơn Hà: Về nội dung này, nhiều năm qua, lực lượng CSGT đã phát động và tổ chức thực hiện cuộc vận động “Xây dựng lực lượng CSGT trong sạch, vững mạnh, cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, vì nước quên thân, vì dân phục vụ”; đề ra khẩu hiệu hành động “CSGT Việt Nam thân thiện, trách nhiệm và nhân văn” để thực hiện trong toàn lực lượng.

Năm 2017, Bộ Công an đang chỉ đạo triển khai cuộc vận động “Xây dựng phong cách người CAND bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ”. Chúng tôi xác định, đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong công tác xây dựng lực lượng của lực lượng CSGT trong năm 2017 và những năm tiếp theo.

Ngay từ đầu năm, Cục CSGT đã tổ chức phát động, đề ra các giải pháp cụ thể nhằm xây dựng hình ảnh đẹp về người chiến sỹ CSGT trong mắt nhân dân; phục vụ nhân dân tốt hơn, tạo niềm tin để người dân hiểu và ủng hộ lực lượng CSGT hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Trong đó, chú trọng giáo dục chính trị, tư tưởng; thường xuyên tuyên truyền, phổ biến pháp luật, giáo dục truyền thống, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ; giữ vững kỷ luật, kỷ cương, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, chiến sỹ trước nhân dân; tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ, năng lực thực thi công vụ, kỹ năng giao tiếp, văn hóa ứng xử cho cán bộ chiến sĩ.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nêu cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, thủ trưởng đơn vị; tổ chức kiểm tra, giám sát, phòng ngừa sai phạm; quản lý chặt chẽ cán bộ, xử lý nghiêm đối với những cán bộ sai phạm, thiếu trách nhiệm, vô cảm trước tình hình TNGT gia tăng; đồng thời động viên, khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân lập thành tích xuất sắc, nêu gương người tốt, việc tốt và nhân rộng điển hình tiên tiến, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp của người CSGT trong lòng nhân dân.

Phóng viên: Xin cảm ơn đồng chí!

Phóng viên (thực hiện)

Sáng 20/11, tại Hà Nội, Học viện An ninh nhân dân (ANND) đã tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024). Thiếu tướng, PGS.TS Trịnh Ngọc Quyên, Giám đốc Học viện ANND chủ trì buổi lễ. Nhân dịp này, Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an đã gửi lẵng hoa chúc mừng.

Ngày 20/11, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị tổng kết chuyên án A724p chống tội phạm ma túy. Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng ban chỉ đạo 1389 Bộ Quốc phòng dự và chỉ đạo hội nghị.

Ngày 20/11, Công an thị xã Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) cho biết đã cùng chính quyền phường Mỹ Xuân phối hợp với Xí nghiệp Phân phối khí thấp áp Vũng Tàu tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đối với Công ty TNHH phát triển Quốc tế Formosa....

Cùng với các địa phương trong cả nước, chính quyền các xã, thị trấn cùng với phụ huynh, học sinh và lực lượng làm nhiệm vụ ở huyện Trường Sa (Khánh Hòa) đã tổ chức buổi gặp mặt thầy, cô giáo tại các trường học trên vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Ngày 20/11, Công an TP Kon Tum (tỉnh Kon Tum) cho biết, vừa truy tìm thành công Trần Thành Long (SN 1967, trú xã Trung Hoà, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội) khi đối tượng vừa xuống sân bay Tân Sơn Nhất. Đây là đối tượng liên quan vụ án lừa xin vào làm việc trong ngành Công an cách đây gần 10 năm.

Không chỉ hưởng lợi từ bất ổn chính trị, giá vàng còn tăng do tâm lý kỳ vọng khi Goldman Sachs dự báo giá vàng sẽ đạt 3.000 USD/ounce vào năm 2025.

Ngày 20/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Thủ Dầu Một (Bình Dương) cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Tiến Lợi (SN 1969, nơi thường trú: khu phố 8, phường Phú Lợi, thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương) về hành vi “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”

Ngày 19/11, Công an tỉnh Tuyên Quang đã phối hợp với Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an), Công an tỉnh Lào Cai, Trạm Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Lào Cai tiếp nhận đối tượng Quan Thị Nhạc, SN 1990, trú tại thôn Bản Lai, xã Phúc Sơn, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang do Cục Công an Châu Hồng Hà, Công an huyện Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc bàn giao.

Càng về dịp cuối năm tình trạng sản xuất, buôn bán, tàng trữ pháo nổ càng gia tăng. Trên địa bàn TP Hải Phòng, đi kèm với tình trạng trên là hàng loạt những vụ nổ gây hậu quả đáng tiếc, thậm chí là thảm khốc…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文