40 năm thành lập Trường Văn hóa I - Bộ Công an: Chặng đường lịch sử vẻ vang

08:09 29/07/2016
Trường Văn hóa I ngày nay tiền thân là Trường Hạ sỹ quan Công an các dân tộc ít người (gọi tắt là Trường Hạ sỹ quan Công an III) được thành lập ngày 30-7-1976, trên cơ sở hợp nhất Trường Đào tạo cán bộ Công an Tây Bắc và Trường Đào tạo cán bộ Công an Việt Bắc.


Trải qua 40 năm xây dựng và phát triển, qua từng thời kỳ với các tên gọi khác nhau nhằm đáp ứng với nhiệm vụ và quy mô đào tạo. Nhà trường đã trải qua 3 giai đoạn : Trường Hạ sỹ quan công an III ( từ 30/7/1976 – 24/ 4/ 1985), Trường Trung học an ninh nhân dân I ( từ 25/4/ 1985 – 31/ 3/ 1989), Trường Văn hóa I  ( từ 01/ 4/  1989 đến nay).

Ngay từ khi quyết định thành lập trường đào tạo cán bộ công an Việt Băc và trường đào tạo cán bộ công an Tây Bắc ( ngày 5/ 12/ 1972), Bộ Công an đã quy định quy mô đào tạo cho mỗi trường là 300 học viên và nhiệm vụ đào tạo cán bộ, chiến sỹ công an theo chương trình Hạ sỹ quan An ninh, giảng dạy văn hóa cho cán bộ công an thuộc các Ty trong Khu tự trị Tây Bắc và Khu tự trị Việt Bắc. 

Bộ trưởng Lê Hồng Anh trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất nhân kỷ niệm 30 năm thành lập Trường Văn hóa I.

Bộ còn giao cho nhà trường tuyển chọn con em các dân tộc ít người ở vùng cao, vùng sâu để dạy văn hóa rồi chuyển sang học nghiệp vụ công an, đào tạo cán bộ người dân tộc thiểu số cho Ngành công an. Với nhiệm vụ như vậy, nên khi thành lập trường Hạ sỹ quan Công an III, trên cơ sở nâng cao một bước về hoàn chỉnh các cấp học gắn với mục tiêu đào tạo, nhà trường đã căn cứ vào kế hoạch đào tạo của ngành, nghiên cứu tổ chức thực hiện việc đào tạo Hạ sỹ quan và Bổ túc Hạ sỹ quan công an các dân tộc ít người các tỉnh miền núi phía Bắc. 

Giai đoạn này ( 1976 – 1985) nhà trường đã chiêu sinh được 712 học sinh vào học văn hóa, tạo nguồn cho đào tạo Trung học an ninh; chiêu sinh và đào tạo 05 khóa hệ Bồi dưỡng nghiệp vụ Hạ sỹ quan An ninh với 387 học viên; đào tạo 05 khóa Hạ sỹ quan An ninh với 471 học viên; 04 khóa Bổ túc văn hóa với 242 học viên. Từ năm 1980, Bộ giao thêm nhiệm vụ Bổ túc văn hóa cấp 3 cho cán bộ, chiến sỹ công an các tỉnh phía Bắc.

Thực hiện chương trình cải cách giáo dục, năm 1982, Bộ Nội vụ ( nay là Bộ Công an) nghiên cứu thực hiện phương án cải cách giáo dục trong hệ thống các trường Công an. Trường Hạ sỹ quan Công an III được giao nhiệm vụ đào tạo Trung học an ninh cho cán bộ công an các tỉnh từ Bình Trị Thiên trở ra. 

Thứ trưởng Trương Hòa Bình (nay là Phó Thủ tướng) trồng cây lưu niệm tại Trường Văn hóa I.

Từ đây trường chính thức mang tên trường Trung học An ninh nhân dân I ( ký hiệu T35). Trường có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người dân tộc thiểu số có trình độ trung học an ninh cho công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ Bình Trị Thiên trở ra, tiếp tục mở các lớp văn hóa cho con em các dân tộc thiểu số vùng cao thuộc các tỉnh phía Bắc, nhằm tạo nguồn cho hệ Trung học an ninh với quy mô đào tạo của trường là 1.200 học viên (800 hệ trung học an ninh, 400 hệ đào tạo văn hóa). Từ năm 1985 đến 1989, nhà trường đã chiêu sinh đào tạo 05 khóa hệ Trung học an ninh với tổng số 720 học viên; Bổ túc 03 khóa 168 học viên. Tiếp tục giảng dạy văn hóa cho số học sinh nhỏ tuổi đang học trong trường.

Trước yêu cầu, nhiệm vụ của ngành Công an, ngày 1/4/ 1989, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) có quyết định chuyển trường Trung học an ninh I thành trường Văn hóa I với nhiệm vụ tiếp tục đào tạo, bổ túc văn hóa cơ sở và trung học cho các đơn vị, công an các tỉnh phía Bắc và luyện thi đại học, tạo nguồn cho các trường Công an nhân dân. Năm 2001, Bộ giao thêm nhiệm vụ bồi dưỡng kiến thức văn hóa (dự bị đại học) cho học sinh cử tuyển vào Học viện An ninh nhân dân. 

Học viên Trường Văn hóa I trong giờ lên lớp.

Năm 2002 thêm nhiệm vụ bồi dưỡng kiến thức văn hóa (ôn thi đại học) cho học sinh con cán bộ công an và gia đình có công với cách mạng, tạo nguồn cho công an các tỉnh, thành phố. Từ năm 1992 đến 4/ 2016, nhà trường đã tuyển được 4000 học sinh cấp 2 và cấp 3. Học sinh sau khi tốt nghiệp THPT, THBT được cử tuyển vào các trường CAND. Cũng giai đoạn này nhà trường đào tạo được 09 khóa Bổ túc văn hóa với 421 học sinh, 2 khóa bổ túc tại chức tại Công an Bắc Kạn và Hà Giang với 120 học sinh, 2 khóa bồi dưỡng văn hóa cho 130 học sinh, luyện thi đại học 5 khóa cho 367 học sinh…

Với kinh nghiệm đào tạo chất lượng và hiệu quả, Trường Văn hóa I đã được Bộ Công an tin tưởng giao đào tạo nhiều khóa học viên phục vụ nhiệm vụ chính trị đột xuất, lâu dài, như mở lớp đào tạo Trung học Cảnh sát giao thông cho 400 học viên theo Nghị quyết 13 của Chính phủ phục vụ SEA GAMES 22; đào tạo Cảnh sát Bảo vệ -  khóa K41; tiếp nhận  240 chỉ tiêu điều chuyển từ trường Trung học CSND về mở lớp đào tạo Trung học CSND tại trường Văn hóa I; mở các lớp đào tạo ngoại ngữ ( tiếng Trung Quốc, tiếng Lào) cho hàng trăm cán bộ, chiến sỹ.  

Từ năm 2007, trường Văn hóa I được giao thêm nhiệm vụ đào tạo văn hóa cho học sinh nhỏ tuổi của Bộ An ninh nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, tính đến 5/ 2016 đã có 04 khóa học sinh Lào tốt nghiệp PTTH, 77 học sinh được điều chuyển học tập các trường CAND. Hiện nay số học sinh Lào đang học tại trường là 196. Kết quả trên đã được lãnh đạo Bộ Công an, Lãnh đạo Bộ An ninh Lào đánh giá cao.

Trường Văn hóa I có được những thành tích như hôm nay là cả một chặng đường phấn đấu kiên trì, gian khổ của các thế hệ lãnh đạo, cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường. Nhớ lại khi mới thành lập, Khoa giáo dục văn hóa phổ thông dạy cấp 1 và cấp 2 chỉ có 14 giáo viên trình độ sư phạm 10+2, 10+3. Đội ngũ giáo viên nghiệp vụ chưa được đào tạo cơ bản về sư phạm, phần lớn trưởng thành từ thực tiễn. Biên chế cán bộ còn thiếu xa so với yêu cầu, cùng với cơ sở vật chất nghèo nàn. 

Để vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, 40 năm qua, nhà trường đã không ngừng chăm lo phát triển đội ngũ giáo viên về mọi mặt, chăm lo tăng gia sản xuất, cải thiện đời sống và xây dựng cơ sở vật chất. Được sự quan tâm sâu sát của Lãnh đạo Bộ Công an, Tổng cục Chính trị CAND, từ năm 1992 đến nay, nhà trường đã tập trung tuyển đủ số lượng giáo viên có trình độ đại học sư phạm, đảm bảo chất lượng, vững về chuyên môn nghiệp vụ, không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, thường xuyên tham gia các lớp tập huấn theo chuyên đề… 

Học sinh Trường Văn hóa I tăng gia sản xuất cải thiện đời sống.

Đến nay 100% giáo viên nhà trường có trình độ đại học trở lên, trong đó 39% có trình độ thạc sỹ, 01 nghiên cứu sinh. Thông qua các phong trào thi đua dạy giỏi đã tạo cơ hội cho cán bộ quản lý và giáo viên trau dồi kinh nghiệm, phát huy sáng tạo. Đến năm học 2015- 2016, toàn trường có 30 lượt giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh Thái Nguyên, 22 lượt giáo viên dạy giỏi cấp thành phố Thái Nguyên, 481 lượt giáo viên dạy giỏi cấp trường. 

Kết quả công tác giảng dạy đến năm học 2015- 2016 có 1602 học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp, trong đó đạt 5 giải cấp quốc gia, 327 giải cấp tỉnh, 13 giải cấp thành phố, 1256 giải cấp trường…Đảng bộ nhà trường có 112 đảng viên, luôn phát huy là đầu tàu lãnh đạo, đoàn kết nhất trí, đóng vai trò quyết định trong việc lãnh đạo toàn diện, mọi mặt công tác chuyên môn, liên tục nhiều năm liền đạt danh hiệu “ Đảng bộ trong sạch, vững mạnh”. Các phong trào thanh niên, phụ nữ, công đoàn hoạt động tích cực, tạo khí thế thi đua sôi nổi khích lệ phong trào thi đua học tập, rèn luyện trong nhà trường.

Với những đóng góp to lớn trong việc đào tạo cán bộ người dân tộc thiểu số cho lực lượng Công an nhân dân, Trường Văn hóa I đã nhận được nhiều phần thưởng cao quý: 1 Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất, 1 Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba, 1 Huân chương Lao động hạng Ba của nước CHDCND Lào, 1 Huân chương Hữu Nghị của nước CHDCND Lào, 1 Bằng khen của Chính phủ và 1 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ Lào, 1 Giải thưởng Vừ A Dính, 1 Huân chương Chiến công hạng Nhất, 2 Huân chương Quân công hạng Ba, 8 cờ Thi đua xuất sắc, 20 Bằng khen của Bộ Công an và nhiều bằng khen của Tổng cục Chính trị CAND, các ban, ngành, các tỉnh…


Hà Văn Thể

Các nguồn thạo tin ngày 24/12 cho hay, thời gian gần đây, Nga đã tiến hành nhiều đợt phản công lớn tại Kursk. Cường độ các cuộc tấn công cho thấy quyết tâm của Tổng thống Vladimỉr Putin nhằm loại bỏ con bài mặc cả của Ukraine trong bối cảnh sức ép đàm phán gia tăng trước lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vào tháng 1/2025.

Những ngày này, phường Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội nơi có Nhà thờ Lớn đón rất đông du khách trong và ngoài nước đến tham quan, vui chơi và đón lễ Giáng sinh. Nhằm đảm bảo cho nhân dân được đón lễ Giáng sinh, tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí an ninh, an toàn, Công an phường Hàng Trống đã lập kế hoạch, tham mưu cho Công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội chính quyền địa phương tổ chức các phương án phân luồng giao thông và giữ gìn an ninh trật tự (ANTT).

Năm 2025 là năm đầu tiên Kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ được tổ chức theo chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) mới ban hành năm 2018. Học sinh sẽ thi 2 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn và 2 môn tự chọn trong số 9 môn tính điểm còn lại của chương trình lớp 12.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán xung đột giữa Nga và Ukraine sẽ kết thúc vào cuối năm 2025 hoặc giữa năm 2026, với một kịch bản tiêu cực cho Ukraine, trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump bất ngờ đề cập đến việc sẽ sớm trao đổi với Tổng thống Nga Vladimir Putin về cuộc xung đột này.

Tối 23/12, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 3 (Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục CSGT) cho biết, Tổ công tác của đơn vị làm nhiệm vụ tại Km188 (Khu vực Trạm thu phí cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ) vừa kịp thời dùng ô tô đặc chủng đưa 1 cháu bé đi cấp cứu.

Tối 23/12 (giờ địa phương), tân Thủ tướng Pháp François Bayrou đã chính thức công bố thành phần nội các mới sau hơn 2 tuần kể từ khi được Tổng thống Emmanuel Macron bổ nhiệm. Ông François Bayrou bày tỏ tự hào và tin tưởng vào một chính phủ được xây dựng hướng tới sự cân bằng với kinh nghiệm trong việc hòa giải và khôi phục niềm tin với tất cả người dân Pháp.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 4h ngày 24/12, vị trí tâm bão số 10 ở vào khoảng 11,5 độ Vĩ Bắc; 112,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Nam khu vực Giữa Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10; di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 5-10km/h.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文