Nỗi niềm một Công an viên bị thương tật khi làm nhiệm vụ

08:25 12/09/2016
Công an xã là lực lượng trực tiếp giải quyết các vụ việc liên quan đến ANTT tại cơ sở; mỗi vụ việc xảy ra họ là những người đầu tiên đối mặt với hiểm nguy. Tuy nhiên hiện nay không ít trường hợp Công an xã bị thương khi đang làm nhiệm vụ nhưng chưa được công nhận là thương binh; hay được hưởng chính sách hỗ trợ nào khác…


Một ngày giữa tháng Giêng năm 2016, anh Nguyễn Trí Đức, Công an viên xã Phổ Ninh (huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi) nhận tin có vụ tụ tập hoạt động mê tín dị đoan. Bỏ dở công việc nhà, anh lập tức chạy xe máy đến tụ điểm này cùng đồng đội tổ chức ngăn chặn. Khi anh đi, vợ anh - chị Phạm Thị Phượng từ trong nhà nói vọng ra, dặn dò anh cẩn thận.

Gần 10 năm tham gia công tác Công an xã Phổ Ninh, anh Đức vẫn thường đi sớm về khuya với những nhiệm vụ phát sinh như thế. Mỗi lần nghe chồng đi “ngăn chặn” một vụ ẩu đả, xô xát nào đó, chị Phượng ở nhà lo lắng không yên. Và hôm ấy, tai nạn không may đã xảy ra với anh Đức...  

Sau khi ngăn chặn vụ tụ tập hoạt động mê tín dị đoan, anh Đức cùng đồng đội đi tuần tra đảm bảo ANTT Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII. Trên đường đi, hai thanh niên phóng xe máy bất ngờ tông trực diện vào anh Đức, khiến anh gãy xương hàm, giập nát chân phải.

Anh Nguyễn Trí Đức sau tai nạn khi tham gia tuần tra.

Theo kết quả giám định, anh bị thương tật 62%. Đón chồng từ bệnh viện về nhà với cái chân phải không còn lành lặn, cố nén nước mắt vào trong, chị Phượng động viên chồng. Ngồi bất lực trên chiếc xe lăn, mỗi khi trở trời, vết thương đau nhức, đã nửa năm trôi qua, nhưng anh Đức vẫn không thôi day dứt. Là một nông dân tham gia công tác tại cơ sở, hoàn thành xong nhiệm vụ được lãnh đạo Công an xã Phổ Ninh giao phó, anh lại về nhà cùng vợ lo chuyện đồng áng, kiếm việc làm thêm để đảm bảo kinh tế gia đình.

Nhưng giờ đây, gánh nặng của gia đình lại phải chuyển sang vai người vợ ốm yếu, khi anh trở thành người tàn tật. Một mình chị Phượng làm lụng, xoay xở để lo cho hai đứa con ăn học (đứa lớn mới vào lớp 4, đứa nhỏ hơn 2 tuổi). Nhìn vợ vất vả sớm hôm, anh Đức đau xót trong lòng, thương các con khi nghĩ đến tương lai còn rất dài phía trước...

Công an xã là lực lượng thường có mặt sớm nhất ở hiện trường các vụ việc vi phạm pháp luật. Nhưng trước những hiểm nguy luôn rình rập, họ lại được trang bị rất thô sơ khi đương đầu với các đối tượng manh động. Hoàn cảnh của anh Đức là một trường hợp điển hình.

Theo ông Lê Thanh Bằng, Chủ tịch UBND xã Phổ Ninh, trong những năm tham gia công tác, anh Đức luôn là Công an viên năng nổ, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nhưng cũng như các Công an viên khác ở địa phương, chỉ hưởng một khoản phụ cấp bằng 95% so với lương tối thiểu (khoảng hơn 1 triệu đồng). Trong quá trình thực thi nhiệm vụ, địa phương có trích ngân sách để chi trả tiền xăng, nước, ngoài ra không có khoản thu nhập nào khác.

Về bảo hiểm, anh Đức chỉ có bảo hiểm y tế, không có bảo hiểm xã hội nên khi tai nạn xảy ra, không hưởng được quyền lợi gì…

Đại tá Huỳnh Ngọc Phương, Phó Cục trưởng Cục Xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, Bộ Công an chia sẻ: “Trong quá trình đấu tranh, phòng chống các loại tội phạm, nhiều đồng chí vì sự nghiệp an ninh mà đã hy sinh, hoặc bị thương; trong đó, nhiều đồng chí đã được công nhận liệt sỹ, thương binh.

Tuy nhiên, vẫn còn một số trường hợp chưa được công nhận do vướng các thủ tục. Do vậy, chúng tôi đã có ghi nhận và sẽ đề xuất các cơ quan chức năng xem xét từng trường hợp một để đảm bảo chế độ chính sách theo quy định”.

Theo báo cáo của Công an 61 địa phương trong cả nước, từ năm 2009 đến tháng 8-2015, có 55 trường hợp Công an xã tử vong, 429 Công an xã bị thương trong khi thi hành nhiệm vụ; trong đó 35 trường hợp được công nhận là liệt sĩ, 130 trường hợp được công nhận là thương binh. Sự thiệt thòi của những Công an viên bị tai nạn trong lúc làm nhiệm vụ nhưng không được công nhận thương binh, liệt sỹ không chỉ là vấn đề của riêng họ, mà còn ảnh hưởng đến gia đình mà họ là trụ cột kinh tế.

Mới đây, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp cho ý kiến về Dự thảo Luật Công an xã. Đáng chú ý, dự thảo có một điều khoản mới so với Pháp lệnh Công an xã 2008, bổ sung điều khoản về việc công nhận thương binh, liệt sỹ cho Công an xã. Nhiều vấn đề khác của dự luật đang được bàn thảo để hoàn thiện khi Quốc hội thông qua.

Hy vọng rằng, những bất cập trong các văn bản pháp luật hiện thời sẽ được sửa đổi trong tương lai để những trường hợp tham gia Công an các địa phương, khi làm nhiệm vụ xảy ra sự cố thương tật, mất mát khỏi bị thiệt thòi…

Thành Sự

Các đối tượng trong vụ án còn liều lĩnh phát hành hợp quy “khống” cho các thang máy, thiết bị sàn nâng người của các công trình xây dựng chung cư cao tầng phục vụ dân sinh. Việc làm trên của các đối tượng là hành vi cực kỳ nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khoẻ của người lao động, người sử dụng thiết bị máy móc và người dân.

Dù có trụ sở sản xuất tại Hà Nội, nhưng sữa bột giả đã tung ra khắp các tỉnh, thành khi "hệ sinh thái" của Công ty CP Dược dinh dưỡng Hacofood Group (Công ty Hacofood Group) và Công ty CP Dược quốc tế Rance Pharma (Công ty Rance Pharma) mở các chi nhánh ở nhiều địa phương. Tại Hòa Bình, các công ty này đã đăng ký công bố hàng trăm sản phẩm. Sữa giả không chỉ thuê người nổi tiếng quảng cáo, mà còn được đưa vào cơ sở y tế bán cho người bệnh.

PV Báo CAND băng theo lối mòn đã hằn dấu vết chân người, len giữa những thân cây còn vương nhựa mủ bị cứa bởi rìu, nghe mùi đất mới trộn lẫn với mùi xăng dầu hắt lên từ hốc đá. Rừng Vĩnh Ô, nằm ở Tây Vĩnh Linh (Quảng Trị), nơi từng là vành đai phòng hộ của cả một vùng đầu nguồn, giờ thở dốc dưới những mái lán phủ bạt xanh, những hầm hố khoan sâu vào lòng đất như vết thương không bao giờ lành miệng.

Theo đề xuất, giai đoạn 2016 - 2030 xét đến năm 2035, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh sẽ có 46 dự án năng lượng được đưa vào quy hoạch để xây dựng, bổ sung khoảng 14.500MW vào nguồn điện quốc gia. Tuy nhiên, sau hơn 7 năm kể từ khi dự án điện mặt trời đầu tiên được chấp thuận đầu tư, đến nay trên địa bàn mới chỉ có 2 dự án hoàn thành, đưa vào vận hành thương mại, số còn lại vẫn đang nằm trên giấy.

Vườn Cau Đỏ (nay thuộc Quận 12, TP Hồ Chí Minh) trước đây là vùng chiến khu. 50 năm sau ngày giải phóng, từ vùng ven thuộc Hóc Môn, giờ nơi này đã trở thành đô thị khang trang, hiện đại, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày hôm qua (17/4), ở Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ đã có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất ngày có nơi trên 35 độ như: Yên Châu (Sơn La) 38,4 độ, Tương Dương (Nghệ An) 37,4 độ, Đông Hà (Quảng Trị) 37,5 độ, Sơn Hòa (Phú Yên) 37,4 độ… Độ ẩm tương đối thấp nhất, phổ biến 55-60%.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.