Nỗi niềm một Công an viên bị thương tật khi làm nhiệm vụ

08:25 12/09/2016
Công an xã là lực lượng trực tiếp giải quyết các vụ việc liên quan đến ANTT tại cơ sở; mỗi vụ việc xảy ra họ là những người đầu tiên đối mặt với hiểm nguy. Tuy nhiên hiện nay không ít trường hợp Công an xã bị thương khi đang làm nhiệm vụ nhưng chưa được công nhận là thương binh; hay được hưởng chính sách hỗ trợ nào khác…


Một ngày giữa tháng Giêng năm 2016, anh Nguyễn Trí Đức, Công an viên xã Phổ Ninh (huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi) nhận tin có vụ tụ tập hoạt động mê tín dị đoan. Bỏ dở công việc nhà, anh lập tức chạy xe máy đến tụ điểm này cùng đồng đội tổ chức ngăn chặn. Khi anh đi, vợ anh - chị Phạm Thị Phượng từ trong nhà nói vọng ra, dặn dò anh cẩn thận.

Gần 10 năm tham gia công tác Công an xã Phổ Ninh, anh Đức vẫn thường đi sớm về khuya với những nhiệm vụ phát sinh như thế. Mỗi lần nghe chồng đi “ngăn chặn” một vụ ẩu đả, xô xát nào đó, chị Phượng ở nhà lo lắng không yên. Và hôm ấy, tai nạn không may đã xảy ra với anh Đức...  

Sau khi ngăn chặn vụ tụ tập hoạt động mê tín dị đoan, anh Đức cùng đồng đội đi tuần tra đảm bảo ANTT Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII. Trên đường đi, hai thanh niên phóng xe máy bất ngờ tông trực diện vào anh Đức, khiến anh gãy xương hàm, giập nát chân phải.

Anh Nguyễn Trí Đức sau tai nạn khi tham gia tuần tra.

Theo kết quả giám định, anh bị thương tật 62%. Đón chồng từ bệnh viện về nhà với cái chân phải không còn lành lặn, cố nén nước mắt vào trong, chị Phượng động viên chồng. Ngồi bất lực trên chiếc xe lăn, mỗi khi trở trời, vết thương đau nhức, đã nửa năm trôi qua, nhưng anh Đức vẫn không thôi day dứt. Là một nông dân tham gia công tác tại cơ sở, hoàn thành xong nhiệm vụ được lãnh đạo Công an xã Phổ Ninh giao phó, anh lại về nhà cùng vợ lo chuyện đồng áng, kiếm việc làm thêm để đảm bảo kinh tế gia đình.

Nhưng giờ đây, gánh nặng của gia đình lại phải chuyển sang vai người vợ ốm yếu, khi anh trở thành người tàn tật. Một mình chị Phượng làm lụng, xoay xở để lo cho hai đứa con ăn học (đứa lớn mới vào lớp 4, đứa nhỏ hơn 2 tuổi). Nhìn vợ vất vả sớm hôm, anh Đức đau xót trong lòng, thương các con khi nghĩ đến tương lai còn rất dài phía trước...

Công an xã là lực lượng thường có mặt sớm nhất ở hiện trường các vụ việc vi phạm pháp luật. Nhưng trước những hiểm nguy luôn rình rập, họ lại được trang bị rất thô sơ khi đương đầu với các đối tượng manh động. Hoàn cảnh của anh Đức là một trường hợp điển hình.

Theo ông Lê Thanh Bằng, Chủ tịch UBND xã Phổ Ninh, trong những năm tham gia công tác, anh Đức luôn là Công an viên năng nổ, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nhưng cũng như các Công an viên khác ở địa phương, chỉ hưởng một khoản phụ cấp bằng 95% so với lương tối thiểu (khoảng hơn 1 triệu đồng). Trong quá trình thực thi nhiệm vụ, địa phương có trích ngân sách để chi trả tiền xăng, nước, ngoài ra không có khoản thu nhập nào khác.

Về bảo hiểm, anh Đức chỉ có bảo hiểm y tế, không có bảo hiểm xã hội nên khi tai nạn xảy ra, không hưởng được quyền lợi gì…

Đại tá Huỳnh Ngọc Phương, Phó Cục trưởng Cục Xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, Bộ Công an chia sẻ: “Trong quá trình đấu tranh, phòng chống các loại tội phạm, nhiều đồng chí vì sự nghiệp an ninh mà đã hy sinh, hoặc bị thương; trong đó, nhiều đồng chí đã được công nhận liệt sỹ, thương binh.

Tuy nhiên, vẫn còn một số trường hợp chưa được công nhận do vướng các thủ tục. Do vậy, chúng tôi đã có ghi nhận và sẽ đề xuất các cơ quan chức năng xem xét từng trường hợp một để đảm bảo chế độ chính sách theo quy định”.

Theo báo cáo của Công an 61 địa phương trong cả nước, từ năm 2009 đến tháng 8-2015, có 55 trường hợp Công an xã tử vong, 429 Công an xã bị thương trong khi thi hành nhiệm vụ; trong đó 35 trường hợp được công nhận là liệt sĩ, 130 trường hợp được công nhận là thương binh. Sự thiệt thòi của những Công an viên bị tai nạn trong lúc làm nhiệm vụ nhưng không được công nhận thương binh, liệt sỹ không chỉ là vấn đề của riêng họ, mà còn ảnh hưởng đến gia đình mà họ là trụ cột kinh tế.

Mới đây, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp cho ý kiến về Dự thảo Luật Công an xã. Đáng chú ý, dự thảo có một điều khoản mới so với Pháp lệnh Công an xã 2008, bổ sung điều khoản về việc công nhận thương binh, liệt sỹ cho Công an xã. Nhiều vấn đề khác của dự luật đang được bàn thảo để hoàn thiện khi Quốc hội thông qua.

Hy vọng rằng, những bất cập trong các văn bản pháp luật hiện thời sẽ được sửa đổi trong tương lai để những trường hợp tham gia Công an các địa phương, khi làm nhiệm vụ xảy ra sự cố thương tật, mất mát khỏi bị thiệt thòi…

Thành Sự

Chiều 8/5, một phụ huynh của Trường Mầm non Việt Úc (đường Trần Việt Châu, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) dẫn con đến Văn phòng Thường trú Báo CAND khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long trình bày về việc con mình bị cô giáo chủ nhiệm đánh. Đáng chú ý, sau khi phụ huynh phản ánh vụ việc đến cơ quan chức năng, thì có 2 người đàn ông lạ mặt, xăm trổ tìm đến nhà đề nghị gia đình rút đơn.

Với nghĩa cử cao đẹp “giọt máu cho đi – cuộc đời ở lại”, Thượng úy Biện Thanh Sơn, cán bộ Đội CSGT trật tự Công an TP Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) góp phần làm đẹp hơn hình ảnh người cán bộ CAND vì nước quên thân, vì dân phục vụ.

Một trong những yêu cầu mà Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đặt ra đối với các Phòng GD&ĐT là rà soát, kiểm tra, xác minh, xử lý nghiêm nếu có tình trạng định hướng cho một số học sinh lớp 9 có kết quả học tập chưa cao không đăng ký tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024-2025. 

Ngày 8/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang cho biết đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam và lệnh khám xét nơi ở đối với Hoàng Thị Nga (SN 1975, trú khóm Vĩnh Thành, thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) về tội “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.

Công an phường Gia Hội (TP Huế) đã nhanh chóng xác minh, làm rõ người chuyển nhầm là anh Trần Đức Minh (SN 1991, trú phường Gia Hội). Ngay sau khi xác minh làm rõ, Công an phường Gia Hội đã mời anh Minh đến trụ sở và tiến hành các thủ tục trao trả lại số tiền 160 triệu đồng…

Cửu đỉnh là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu trong và ngoài nước rất quan tâm bởi nó mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa – giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp… Những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh cũng đã lưu trữ các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á.

Hoàng Văn Đức và Hà Thúc Nhật đã gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền hơn 1,578 tỷ đồng, trong đó 6 gói thầu thiệt hại trên 100 triệu đồng với tổng giá trị 1,477 tỷ đồng… Sau khi thanh lý hợp đồng, các nhà thầu trích lại 2-3% giá trị hợp đồng và Đức đã giao Nhật quản lý số tiền trên.

Ngày 8/5, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Chu Vũ Nam (SN 1986, cựu Phó trưởng Phòng vật tư, Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì, Hà Nội) về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”. Bị cáo Nam được xác định đã làm trái quy định gây thiệt hại ngân sách Nhà nước hơn 1,7 tỷ đồng. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文