Nữ Công an người Mông dân vận khéo

11:08 17/10/2014
Ở tuổi 38, nhìn bề ngoài, chị trẻ hơn nhiều so với tuổi thực. Miệng luôn cười, ánh mắt hiền hậu nhưng ít ai ngờ chị là người Mông đầu tiên được bổ nhiệm Phó Trưởng Công an huyện Mù Cang Chải (Yên Bái). Lớn lên cùng với núi đá và những thửa ruộng bậc thang ngút ngàn, chị càng hiểu, vì đói nghèo và thiếu hiểu biết mà không ít đồng bào người Mông bị lợi dụng, nghe theo kẻ xấu.

Vậy là, ngày qua ngày, chị đến từng thôn bản vận động đồng bào theo Đảng, không nghe và tin theo kẻ xấu… Bằng tất cả nhiệt tâm và sự chân thành của mình, chị được dân bản tin yêu. Với người Mông ở Mù Cang Chải, chị giống như hoa của núi. Chị là Thiếu tá Lý Thị Cung.

Sinh ra tại bản Háng Blaha, xã Khao Mang (Mù Cang Chải), tuổi thơ của chị đã gắn bó với bản làng người Mông sống cheo leo nơi triền núi. Là chị cả trong một gia đình có 4 chị em, từ nhỏ, chứng kiến cuộc sống du canh du cư, chưa đến mùa đã hết gạo, hết ngô của dân bản, chị hiểu rằng chỉ có con chữ mới giúp người Mông thoát nghèo, hết khổ. Vậy là chị đi học. Ngày ấy, việc học chữ với người Mông vẫn là điều xa xỉ. Thế mà, ngày qua ngày, đôi chân nhỏ bé vẫn băng rừng, lội suối quãng đường cả chục cây số để tới lớp. Rồi chị cũng là một trong những người Mông đầu tiên của bản Háng Blaha tốt nghiệp cấp 3. Ước mơ nối nghiệp cha làm Công an đã trở thành sự thực khi chị được Công an tỉnh Yên Bái tuyển dụng vào làm phiên dịch. Sau khi tốt nghiệp Học viện An ninh nhân dân, chị xin được chuyển công tác về Công an huyện Mù Cang Chải. Làm công tác an ninh suốt 11 năm, đến năm 2012, chị được bổ nhiệm Phó trưởng Công an huyện Mù Cang Chải.

Chị đã tích cực tham gia vận động bà con đoàn kết; chăm lo sản xuất, xóa đói giảm nghèo; không nghe kẻ xấu lôi kéo, dụ dỗ, kích động… Bên cạnh đó, chị cũng thường xuyên phối hợp với các ban, ngành chức năng của huyện Mù Cang Chải tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước thông qua các đợt phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Đến nay, trên toàn huyện Mù Cang Chải đã xây dựng được 7 tổ an ninh xung kích với 233 thành viên; 14 tổ tự quản với 456 thành viên; 108 tổ hòa giải với 333 thành viên… duy trì hoạt động tại các thôn bản. Việc xây dựng các mô hình điển hình tiên tiến cũng được chú trọng.

Thiếu tá Lý Thị Cung tuyên truyền pháp luật cho đồng bào người Mông.

Hiện tại, có 4 mô hình đang phát huy hiệu quả rõ rệt: mô hình “Ba không, một giảm” (không di cư tự do, không có điểm bán ma túy, không xuất cảnh trái phép, giảm tội phạm ma túy) tại xã Khao Mang; mô hình “Hai không, một giảm, một có” (không trồng cây thuốc phiện; không tụ điểm ma túy, cờ bạc; giảm tội phạm về ma túy; có biện  pháp giáo dục, cảm hóa đối tượng vi phạm) tại xã Nậm Khắt; mô hình “Hai không, một có” (không có án nghiêm trọng xảy ra, không có tụ điểm ma túy, có biện pháp quản lí người nghiện sau cai nghiện) tại xã La Pán Tẩn; mô hình “Hai không, hai giữ” (không có án nghiêm trọng; không có tụ điểm cờ bạc; giữ người, giữ của; giữ tình đoàn kết làng xóm) tại xã Hồ Bốn.

Nói về nghệ thuật “dân vận”, chị bảo: “Đối với đồng bào dân tộc thiểu số, người cán bộ dân vận phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, am hiểu phong tục tập quán, nhưng quan trọng hơn là phải có uy tín với đồng bào để đồng bào tin và làm theo. Nói đi đôi với làm, không được hứa suông. Bà con không ưa sự áp đặt, do đó cũng cần phải khéo léo. Ngoài ra, phải tranh thủ vai trò của các già làng, trưởng bản có uy tín”. Là người Mông, hiểu được phong tục tập quán của người Mông, thuận lợi về mặt ngôn ngữ có thể khiến chị dễ dàng được đồng bào tin yêu.

Anh Hảng A Chư (xã La Pán Tẩn) cho hay: “Chị Cung hiền lắm, mỗi lần xuống thăm bản là dân bản vui lắm. Nhờ được chị tuyên truyền mà bây giờ người Mông đã không trồng cây thuốc phiện, không bỏ học, không kết hôn sớm, không đẻ nhiều con… Cuộc sống người Mông đã khá hơn trước, đã biết trồng lúa hai vụ, không còn thiếu ăn triền miên như trước nữa”.

Mặc dù hiện giờ đã ở vị trí quản lí nhưng hằng tuần chị vẫn thường xuyên xuống bản thăm dân làng. Có những bản chưa có đường xe máy, phải đi bộ nửa ngày mới tới. Có những bản chưa có điện, buổi tối vẫn thắp đèn dầu. Chị kể lại, có lần, về tuyên truyền ngay tại nơi chị đã sinh ra (bản Háng Blaha), rất đông bà con ở khắp nơi đổ về, có người đi bộ vài tiếng đồng hồ để đến nghe chị nói. Chị bảo, hạnh phúc trong công việc chỉ đơn giản là thế thôi, dân bản muốn nghe mình nói, dân bản muốn làm theo mình

Khánh Vy - Lưu Hiệp

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文