Phát huy tinh thần Chiến thắng 30/4, giữ vững ANTQ trong tình hình mới

07:19 30/04/2020
Dịp kỷ niệm 45 năm Ngày chiến thắng 30/4, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước năm nay diễn ra trong bối cảnh đặc biệt: Quốc dân, đồng bào hiệp lực quyết tâm ngăn chặn đại dịch toàn cầu SARS-CoV-2 (COVID-19).


Trong gian khó càng tỏ lòng người, ý chí và sức mạnh toàn dân với các biện pháp khoa học, khẩn trương của Trung ương Đảng, Chính phủ đã kiểm soát tốt tình hình, khống chế dịch bệnh, khẳng định một Việt Nam trong thời bình đủ khả năng vượt qua khó khăn, thách thức để giành chiến thắng.

Phát huy truyền thống Anh hùng, vẻ vang, quyết tâm xây dựng lực lượng Công an nhân dân ngày càng vững mạnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

1. “Nhân dân ta có truyền thống yêu nước, nhân nghĩa. Mỗi khi đất nước gặp khó khăn, truyền thống đó lại càng được nhân lên gấp bội… Với tinh thần coi sức khỏe và tính mạng của con người là trên hết, tôi kêu gọi toàn thể đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài hãy đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động, thực hiện quyết liệt, hiệu quả những chủ trương của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận phòng, chống dịch bệnh” – Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng giữa thời điểm khó khăn của cuộc chiến chống COVID-19 có tác dụng thôi thúc, hiệu triệu muôn dân, khẳng định truyền thống đại đoàn kết dân tộc trước khó khăn, thách thức.

Trước diễn biến hết sức phức tạp của dịch bệnh, thực hiện Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an đã chỉ đạo quyết liệt, khẩn trương các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19. “CAND phải là một trong những điểm tựa vững vàng về tinh thần cho quần chúng nhân dân trong cuộc chiến chống dịch bệnh COVID-19” - Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh tại cuộc họp triển khai các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh. Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công an, Công an các đơn vị, địa phương chủ động bám sát nhiệm vụ chính trị của các đơn vị để bố trí lực lượng, tổ chức phòng ngừa dịch bệnh hiệu quả.

“Vượt lên gian khó, nhiều trường hợp CBCS đã hy sinh hạnh phúc của bản thân và gia đình để tham gia công tác phòng, chống dịch COVID-19. Có rất nhiều tấm gương CBCS “vì nước quên thân, vì dân phục vụ” trong thời gian qua rất đáng khích lệ và gây ấn tượng sâu đậm trong lòng nhân dân” - Bộ trưởng Tô Lâm ghi nhận, biểu dương.

Chúng ta kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước trong bối cảnh đặc biệt như vậy và diễn tiến, thành quả cuộc chiến đấu chống đại dịch COVID-19 là minh chứng hết sức sinh động, giàu tính thuyết phục, có ý nghĩa thực tiễn sâu xa về lòng dân, ý Đảng. Đó là truyền thống hun đúc trong thời kỳ chiến tranh bảo vệ độc lập dân tộc, nay tiếp tục được phát huy trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.

Dấu ấn sâu đậm, lan toả mạnh mẽ trong cộng đồng của lực lượng CAND, đóng góp vào kết quả chung của cuộc chiến phòng, chống đại dịch tô đậm bản chất CAND vì nhân dân phục vụ. Ôn lại truyền thống hào hùng của lực lượng CAND gần 75 năm ra đời, chiến đấu, trưởng thành, đúng dịp kỷ niệm 45 năm Đại thắng mùa Xuân năm 1975, chúng ta càng tự hào các thế hệ CAND hôm nay đã vượt lên gian khó, kế truyền bản chất, dũng khí từ ông cha.

Phải có bản lĩnh vững vàng và ý thức chính trị sâu sắc

“Trong bài nói tại lớp nghiên cứu khóa I và lớp bổ túc khóa VI Trường Công an Trung ương, ngày 25-12-1958, Bác Hồ nhấn mạnh: “Công an đánh địch bên ngoài đã khó, đánh địch bên trong người còn khó hơn. Vì vậy, phải nâng cao kỷ luật, tính tổ chức, chống ba phải, nể nang. Công tác phải đi sâu và thiết thực. Làm việc phải có điều tra, nghiên cứu, không được tự kiêu, tự đại. Phải toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân thì khuyết điểm mới có thể khắc phục được và ưu điểm mới có thể phát huy được”.

Lời Bác dạy còn nguyên tính thời sự hôm nay, lực lượng CAND không chỉ chủ động “đánh địch bên ngoài” mà còn phải “đánh địch bên trong người”, đó là phải luôn tu dưỡng, rèn luyện, làm trong sạch nội bộ, nêu cao tính tích cực, tự giác, giữ vững bản lĩnh chính trị, rèn luyện phẩm chất, đạo đức cách mạng, chống các thói hư, tật xấu, chống chủ nghĩa cá nhân, danh vị, cám dỗ.

Cán bộ, chiến sĩ Công an luôn là mục tiêu tấn công, lôi kéo, mua chuộc của kẻ địch, tội phạm và phần tử xấu, cho nên để góp phần vào công tác bảo vệ Đảng, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong xã hội thì lực lượng CAND phải mạnh, phải sạch, phải có bản lĩnh vững vàng và ý thức chính trị sâu sắc”.

(Bộ trưởng Tô Lâm trả lời phỏng vấn Báo CAND về nhiệm vụ, công tác Công an năm 2020)

2. Mỗi dịp tháng Tư về, trong lòng người Việt Nam lại sống dậy tình cảm thiêng liêng, tình cảm được hun đúc từ giá trị của nền độc lập dân tộc.

Bao thế hệ cha ông đã ngã xuống để có được nền độc lập, thái bình như hôm nay. Đó là giá trị thiêng liêng, cao quý, là hồn cốt của dân tộc, do đó trách nhiệm của các thế hệ hôm nay và mai sau là phải kiên quyết bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ vững chắc nền độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chế độ XHCN. Ngày nay, trong điều kiện đất nước thái bình, chúng ta phải tận dụng các nguồn lực, cơ hội để xây dựng đất nước, củng cố quốc phòng, an ninh, phòng ngừa, ngăn chặn, vô hiệu hóa các nguy cơ, hành động đe dọa độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ vững chắc nền an ninh, trật tự của Tổ quốc.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, lực lượng CAND vừa ra sức phát triển, xây dựng lực lượng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ Đảng, giữ vững an ninh, trật tự, bảo vệ công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc, vừa phát huy vai trò hậu phương lớn, chi viện mọi mặt, có hiệu quả cho An ninh miền Nam, đánh thắng mọi âm mưu, hoạt động phá hoại của các cơ quan tình báo, gián điệp, cảnh sát Mỹ - ngụy, góp phần quan trọng vào công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Đánh giá về vai trò lực lượng CAND trong kháng chiến chống Mỹ, trong một hội thảo về chủ đề này, Thiếu tướng Vũ Quang Đạo - nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam đúc kết: Có thể nói không ở đâu như Việt Nam, Công an chúng ta dù lúc đó trang bị rất thô sơ, lực lượng không phải nhiều nhưng lại làm được việc hết sức trọng đại, là hậu phương hết sức vững chắc về mặt chính trị, tư tưởng, cũng như mặt an ninh, an toàn xã hội. Nếu không làm được điều đó, rõ ràng hậu phương của chúng ta có thể bị rối, mà hậu phương rối thì tiền tuyến không thể yên, không thể cung cấp sức người sức của lớn đến như vậy.

Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, lực lượng trinh sát, điệp báo của An ninh miền Nam cùng quân đội đã thọc sâu, đánh thẳng vào các lực lượng trong nội đô, chiếm lĩnh Ty Cảnh sát, Sở Cảnh sát, vận động quần chúng nổi dậy, tạo điều kiện quân sự tấn công từ 5 hướng lớn vào thẳng trung tâm Sài Gòn - Gia Định. Sau khi giành được chính quyền, lực lượng Công an có vai trò quan trọng trong việc ổn định tình hình an ninh trật tự tại miền Nam, tiếp tục truy đuổi gián điệp cài lại, làm trong sạch nội bộ.

Bàn thêm về vấn đề này, GS.TSKH Vũ Minh Giang khẳng định, đóng góp của lực lượng CAND vào chiến thắng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước là vô cùng to lớn và cần thấy rằng, “không phải chỉ có đóng góp để dẫn tới thắng lợi đó mà công việc còn rất nặng nề, bởi sau khi mọi người vui mừng chào đón chiến thắng thì lực lượng Công an vẫn âm thầm làm nhiệm vụ của mình”.

Trong 21 năm trường kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hàng ngàn cán bộ, chiến sỹ Công an đã hi sinh để giữ vững sự bình yên cho nhân dân. Lực lượng CAND ở cả hai miền Nam, Bắc đều đã anh dũng chiến đấu và hoàn thành sứ mệnh của mình, cùng với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tạo nên một sức mạnh tổng hợp to lớn để giành được chiến thắng vĩ đại.

Hội nghị Trung ương 8, khóa XI của Đảng khẳng định tiếp tục thực hiện những mục tiêu, quan điểm, phương hướng, phương châm chỉ đạo nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc mà Nghị quyết Trung ương 8 khóa IX đã đề ra, đồng thời bổ sung, phát triển “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc” phù hợp với tình hình hiện nay. Đảng ta chỉ rõ những vấn đề rất cơ bản của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, đó là: Nắm vững và vận dụng nhuần nhuyễn bài học của ông cha ta “dựng nước đi đôi với giữ nước”; giữ nước từ khi nước chưa nguy; có kế sách ngăn ngừa, loại bỏ các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa. Kinh tế phải vững, quốc phòng phải mạnh, thực lực phải cường, lòng dân phải yên, chính trị - xã hội ổn định, cả dân tộc là một khối đoàn kết thống nhất... 

Trong bài trả lời phỏng vấn Báo CAND về vấn đề này, Bộ trưởng Tô Lâm khẳng định: Quan điểm trong bảo vệ Tổ quốc là phải giữ vững sự lãnh đạo trực tiếp tuyệt đối về mọi mặt của Đảng. Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế - xã hội là lợi ích cao nhất của đất nước, đồng thời luôn nêu cao cảnh giác, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá, xâm lược của các thế lực thù địch; không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.

Kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát huy cao nhất sức mạnh của dân tộc kết hợp sức mạnh thời đại, phát huy mạnh mẽ nội lực là nhân tố quyết định, đồng thời tranh thủ tối đa mọi thuận lợi từ bên ngoài. Kết hợp chặt chẽ các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội với củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh, đối ngoại...

Bộ trưởng Tô Lâm nêu rõ, Đảng ta luôn nắm vững và vận dụng nhuần nhuyễn bài học của ông cha “dựng nước đi đôi với giữ nước”, tiếp tục khẳng định những mục tiêu, quan điểm, phương hướng cơ bản của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Do đó phải chủ động ngăn ngừa và đẩy lùi nguy cơ xung đột, chiến tranh; kinh tế phải vững, quốc phòng, an ninh phải mạnh, thực lực phải cường, lòng dân phải yên, chính trị - xã hội ổn định, cả dân tộc là một khối đoàn kết thống nhất.

Điều cốt yếu là phải giữ được thế trận lòng dân, đó là: phải thường xuyên bám sát cơ sở, nắm chắc tình hình, chủ động xử lý đúng đắn, kịp thời mọi tình huống gây mất ổn định chính trị - xã hội; củng cố sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận...

Cán bộ, chiến sĩ Công an Thanh Hóa xung phong lên đường chi viện chiến trường miền Nam (Ảnh tư liệu).

3. Truyền thống, bản chất cách mạng, sức mạnh và tinh thần chiến đấu kiên cường của lực lượng CAND đã góp phần quan trọng cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta giành thắng lợi trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Đặc biệt, trong công cuộc đổi mới của đất nước, với những chuyển đổi căn bản về cơ chế, chính sách, trong xu thế hội nhập và phát triển, lực lượng CAND đã quán triệt sâu sắc, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, gắn kết chặt chẽ giữa đổi mới tư duy lý luận với thực tiễn; đổi mới sâu sắc, đồng bộ, toàn diện các mặt công tác, hoàn thiện phương châm, nguyên tắc, biện pháp, chiến thuật đấu tranh với các loại đối tượng, với tội phạm.

Chủ động, nhạy bén nắm bắt tình hình, tận dụng thời cơ, thuận lợi, nhận rõ nguy cơ, thách thức, dự báo các tình huống phức tạp để chủ động ứng phó, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống. Thực hiện có hiệu quả chức năng tham mưu với Đảng, Nhà nước, chức năng quản lý nhà nước về an ninh, trật tự và trực tiếp đấu tranh ngăn chặn âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phòng, chống các loại tội phạm và vi phạm pháp luật.

Những nỗ lực, cố gắng của lực lượng CAND đã góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, bảo đảm vững chắc lợi ích, an ninh quốc gia, giữ vững thế chủ động chiến lược, không để bị động, bất ngờ, làm giảm tội phạm và vi phạm pháp luật, tạo chuyển biến tích cực về trật tự, an toàn xã hội, góp phần củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Hiện nay, đất nước ta đang đứng trước những thời cơ, vận hội lớn để đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, đồng thời chúng ta cũng đối diện các thách thức cả bên trong và bên ngoài. Các nguy cơ đe dọa chủ quyền lãnh thổ, lợi ích quốc gia, dân tộc, âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, diễn biến phức tạp của một số loại tội phạm, tệ nạn xã hội, thiên tai, dịch bệnh… đang là những vấn đề lớn đặt ra hiện nay. Mặt khác, nghiêm khắc nhìn nhận từ thực tiễn thời gian qua cho thấy công tác xây dựng lực lượng CAND còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập, đòi hỏi phải được khắc phục.

Trước bối cảnh, tình hình nói trên, lực lượng CAND tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng, vẻ vang, quyết tâm xốc lại đội ngũ, kiên quyết chỉnh đốn và tăng cường xây dựng lực lượng vững mạnh toàn diện, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Tham mưu cho Đảng, Nhà nước trong việc hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về an ninh, trật tự, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, đáp ứng yêu cầu tình hình mới. Bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng, các mục tiêu, sự kiện chính trị, kinh tế, văn hoá, ngoại giao của đất nước, các địa bàn, vị trí chiến lược…

Tập trung nắm tình hình, chủ động phát hiện, đấu tranh ngăn chặn, làm thất bại âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động. Bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, an ninh kinh tế, văn hoá tư tưởng, thông tin truyền thông, an ninh mạng…; kiềm chế các loại tội phạm, vi phạm pháp luật, tạo chuyển biến tích cực về an ninh, trật tự, từng bước xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 

Trong bài viết “Phát huy truyền thống Anh hùng, vẻ vang, quyết tâm chỉnh đốn, xây dựng lực lượng CAND vững mạnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao”, Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh, thời gian tới tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong CAND theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), thực hiện nghiêm túc Quy định số 08-QĐi/TW ngày 25-10-2018 của Ban Chấp hành Trung ương về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; nâng cao hiệu quả học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và “Sáu điều Bác Hồ dạy CAND”.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi chức năng, nhiệm vụ và chấp hành kỷ cương, kỷ luật; thực hiện nghiêm tự phê bình và phê bình, “tự soi, tự sửa” của cán bộ, đảng viên. Chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm. Tăng cường các biện pháp để bảo vệ uy tín, danh dự và truyền thống tốt đẹp của lực lượng CAND. Xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, thật sự trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là lực lượng vũ trang trọng yếu, tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Bộ trưởng Tô Lâm nêu rõ, tính cấp thiết của việc tập trung điều chỉnh, bố trí lại lực lượng theo hướng tăng cường cho cơ sở, lực lượng trực tiếp chiến đấu. Rà soát khung tiêu chuẩn, tiêu chí để bố trí cán bộ ở từng cấp Công an theo đúng tinh thần chỉ đạo tại Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị là “Bộ tinh, tỉnh mạnh, huyện toàn diện, xã bám cơ sở”.

Theo đó, tiếp tục giảm quân số ở cơ quan Bộ để tăng cường cho địa phương, giảm quân số ở cấp tỉnh, cấp huyện để tăng cường cho cấp xã, phường, thị trấn. Hoàn thiện bố trí Công an xã chính quy, đi đôi với đổi mới phương thức hoạt động, phương pháp công tác theo hướng gần dân, sát dân, tăng cường “tương tác” với nhân dân, sâu sát cơ sở, giải quyết kịp thời những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chỉ huy, nhất là cán bộ cấp chiến lược.

Phát huy vai trò tham mưu, nòng cốt của lực lượng CAND, đồng thời quán triệt sâu sắc quan điểm “lấy dân làm gốc”, dựa vào nhân dân, đẩy mạnh phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Tập trung đầu tư trang bị cho các đơn vị trực tiếp chiến đấu, phát triển công nghiệp an ninh, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ, đặc biệt là những thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư phục vụ công tác, chiến đấu...

Đăng Trường

Hỏi: Cháu tôi bị bạn bè lôi kéo, tụ tập tham gia đua xe máy và bị Công an quận tạm giữ cả xe và người để xử lý theo quy định pháp luật. Xin hỏi hành vi của cháu tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Trần Văn Hải, TP Hồ Chí Minh)

Sau nhiều ngày đưa ra xét xử sơ thẩm, ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với 2 bị cáo Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, đều trú tại TP Huế) trong vụ án "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra ở Trung tâm Công nghệ thông tin Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) thuộc Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trong bối cảnh Mỹ ngày càng thờ ơ với khu vực Mỹ Latinh, Trung Quốc đã nhanh chóng tận dụng khoảng trống này để mở rộng ảnh hưởng. Với chiến lược đầu tư mạnh mẽ và cam kết lâu dài, Bắc Kinh đang tạo ra một sự thay đổi đáng kể tại Mỹ Latinh, khiến Washington phải đối mặt với thách thức lớn về địa chính trị ngay tại “sân sau” của mình.

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

Sau một thời gian theo dõi, Công an huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công Thành phố Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 6 đối tượng, thu giữ trên 2,2 tấn pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan đến vụ án.

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文