Dấu ấn người chỉ huy ở một lực lượng chiến đấu đặc biệt

18:26 06/02/2021
Đầu tháng 1/2020, các đối tượng cầm đầu tại bản Giàng Ly Cha, xã Tà Tổng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu kích động, lôi kéo khoảng 1.000 thanh niên đến làm lễ công bố thành lập “Nhà nước Mông”.

Sau đó, các đối tượng bỏ vào rừng với ý định chờ lực lượng chức năng đến sẽ kích động, tạo cớ nổi dậy khắp nơi... Nhưng bất ngờ, 4 mũi giáp công của Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động (CSCĐ), dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Trung tướng, Tư lệnh CSCĐ Phạm Quốc Cương phối hợp các lực lượng đã bao vây, giải tán đám đông, khống chế bắt giữ nhiều đối tượng cốt cán.

“Thực hiện ý kiến của lãnh đạo Bộ Công an và xác định đây là vụ việc hết sức phức tạp, nhạy cảm về chính trị, tôi đã trực tiếp chỉ đạo gần 300 cán bộ, chiến sỹ (CBCS) Trung đoàn CSCĐ Tây Bắc trang bị vũ khí, phương tiện, công cụ hỗ trợ tăng cường cho Công an tỉnh Lai Châu đảm bảo an ninh, trật tự (ANTT). Chúng tôi bí mật hành quân từ trung tâm bản Giàng Ly Cha, di chuyển theo đường rừng tiếp cận nơi các đối tượng dựng cờ, lán trại...”, Trung tướng Phạm Quốc Cương nhớ lại.

Trung tướng Phạm Quốc Cương kiểm tra công tác ứng trực của CBCS.

Bốn mũi giáp công âm thầm triển khai đội hình, hành quân vào hiện trường theo thế gọng kìm bao vây xung quanh, trong đó, mũi gần nhất là 12km đường rừng, mũi xa nhất là 30km. Việc băng rừng, vượt núi khá khó khăn, phức tạp, song đối với lực lượng CSCĐ bám địa bàn, quen tác chiến trên nhiều loại địa hình thì đó không phải trở ngại.

Chiến thuật áp sát bất ngờ dưới mệnh lệnh chỉ đạo dứt khoát của người chỉ huy đã nhanh chóng dập tắt âm mưu của nhóm đối tượng về việc thành lập "Nhà nước Mông", qua đó làm chủ tình hình, ổn định ANTT tại địa bàn tỉnh Lai Châu nói riêng, khu vực Tây Bắc nói chung. Đã có 9 đối tượng cầm đầu (trong đó 4 đối tượng có Quyết định truy nã) và 50 đối tượng khác bị tạm giữ; thu giữ 8 cờ các loại, 120 lít xăng, 36 điện thoại di động, 1 túi đạn tự chế, 1 súng kíp, 2 túi mũ, quần áo “bộ đội” Mông, 28 xe gắn máy, 250 dao các loại và nhiều tang vật liên quan.

Ngoài vụ việc trên, các vụ gây rối, bạo loạn chính trị, bạo loạn vũ trang trong những năm gần đây như: vụ kích động người dân tụ tập, khiếu kiện đông người gây mất ANTT tại các tỉnh miền Trung sau sự cố ô nhiễm biển do Công ty Formosa gây ra; vụ biểu tình, gây rối ANTT tại Bình Thuận, Bình Dương và các tỉnh lân cận phản đối việc Quốc hội thảo luận Dự án Luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt; vụ kích động, gây rối ANTT và lấn chiếm hơn 200ha đất của nông trường cao su tại Ia Chim (Kon Tum)... đều có dấu ấn của Trung tướng Phạm Quốc Cương trong công tác nắm tình hình, tham mưu, chỉ đạo đấu tranh ngăn chặn.

Sinh ra tại huyện ven biển Kim Sơn (Ninh Bình), trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng, bố tham gia Quân đội và kinh qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, hai anh trai đều trong quân ngũ (Đại tá Quân đội nhân dân, hiện đã nghỉ hưu) nên ngay từ nhỏ, cậu bé Phạm Quốc Cương đã được hấp thu những đức tính tốt đẹp của cha anh, nuôi ý chí lớn lên trở thành người chiến sỹ lực lượng vũ trang. Tháng 9/1978 được tuyển dụng vào lực lượng CAND, anh đã tự đặt cho mình mục tiêu phấn đấu khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Trải qua nhiều cương vị công tác, từ tháng 10/2016 đến nay, đồng chí giữ chức vụ Tư lệnh CSCĐ.

Năm năm qua, Trung tướng Phạm Quốc Cương đã tham mưu, đề xuất và trực tiếp chỉ đạo CBCS tham gia bảo vệ hàng trăm hội nghị lớn nhỏ tuyệt đối an toàn, được lãnh đạo Đảng, Nhà nước và lãnh đạo Bộ Công an đánh giá cao.

Thực tiễn lãnh đạo, chỉ huy và trực tiếp đấu tranh tấn công trấn áp các loại tội phạm hình sự, ma túy, kinh tế quy mô lớn trên phạm vi cả nước đã hun đúc nên bản lĩnh rắn rỏi của vị Tư lệnh CSCĐ. Đối với các cán bộ cấp dưới, sự có mặt của đồng chí Tư lệnh trong các "trận chiến sinh tử" cũng đủ để khích lệ, động viên tinh thần anh em lên nhiều phần. Nhắc đến chuyên án triệt phá boong-ke ma túy tại xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La dưới sự điều hành của hai "ông trùm" khét tiếng manh động, liều lĩnh Nguyễn Thanh Tuân và Nguyễn Văn Thuận -Thiếu tá Vũ Đình Lập, Phó Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Cảnh sát đặc nhiệm (CSĐN) số 1, Bộ Tư lệnh CSCĐ hồi tưởng nhiều kỷ niệm.

Trước yêu cầu của lãnh đạo Bộ Công an là triệt phá ổ nhóm này trong thời gian ngắn nhất, Trung tướng Phạm Quốc Cương đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch, cử cán bộ phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ của Bộ, Công an tỉnh Sơn La khảo sát, nắm tình hình địa hình, địa bàn, di biến động của đối tượng và tổ chức huấn luyện trinh sát bắn đạn thật nhiều lần, chọn CBCS tiếp cận mũi giáp công, thực binh thành thục các kỹ chiến thuật tác chiến, phương án đánh bắt.

"Một hôm trước trận đánh, trời đã quá trưa, Ban chuyên án họp xong rất muộn nhưng Tư lệnh không dùng cơm ngay mà dành thời gian đến xem chỗ anh em ăn nghỉ, là vị trí bí mật khuất sau núi. Lúc đó người nằm võng, người nằm tăng, người nằm chiếu kê tạm ở góc, người nằm trên xe ô tô... ai cũng bất ngờ.

Tư lệnh kiểm tra vũ khí, trang thiết bị, hỏi thăm sức khỏe CBCS và động viên anh em chủ động cảnh giác, đảm bảo an toàn khi đối đầu với Tuân, Thuận", Thiếu tá Vũ Đình Lập kể. Gặp Tổ công tác đặc biệt có 4 đồng chí làm nhiệm vụ bắn tỉa, đồng chí Tư lệnh vui vẻ trò chuyện, hỏi han, đánh giá cao quá trình tập luyện của anh em.

"Trước đó, mình chỉ nhìn thấy Tư lệnh từ xa qua một số hội nghị, mít tinh... nên khi được gặp trực tiếp rất xúc động, rất gần gũi, gần như không có khoảng cách giữa một vị tướng chỉ huy cao nhất và người lính trực tiếp chiến đấu", Thượng uý Bùi Văn Tuấn, Tổ trưởng tổ huấn luyện Đại đội 4, Tiểu đoàn CSĐN số 1 tâm sự. Tuấn cho biết, đấu tranh với tội phạm là nhiệm vụ nhưng tiêu diệt một mạng người là điều không hề dễ dàng.

Song nhớ lời Tư lệnh căn dặn: "Đây là đối mặt với kẻ thù nên CBCS phải vững tin, nắm chắc tay cò để thực hiện nhiệm vụ; không thể nhân nhượng được, vì nếu chúng ta nhân nhượng thì tội phạm lộng hành, mà những đối tượng này đã gây ra bao nhiêu "cái chết trắng" cho nhân dân", nên anh em trong tổ đã được khích lệ tinh thần để quyết tâm thực hiện nhiệm vụ ở mức cao nhất. Kết quả là sau 4 ngày bao vây, gọi hàng, lực lượng Công an đã dùng hỏa lực mạnh, tiêu diệt 4 đối tượng (trong đó có Nguyễn Thanh Tuân và Nguyễn Văn Thuận), bắt sống 3 đối tượng, thu 49 khẩu súng các loại, 17 quả lựu đạn và nhiều loại vũ khí...

Nhiệm vụ nối tiếp nhiệm vụ, cộng với công việc quản lý bận rộn nhưng Trung tướng Phạm Quốc Cương vẫn say mê nghiên cứu khoa học với nhiều đề tài được áp dụng trong thực tế đấu tranh phòng, chống tội phạm, như: Tài liệu chính trị pháp luật cho lực lượng CSCĐ; tài liệu huấn luyện võ thuật, khí tài, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, thiết bị, thông tin liên lạc; tài liệu huấn luyện lý thuyết binh khí...; phối hợp Học viện Cảnh sát nhân dân chỉ đạo biên soạn bổ sung Bộ tổng tập nghiệp vụ CSCĐ (gồm 7 tập); nghiên cứu hoàn thành 2 đề tài cấp Bộ được nghiệm thu đưa vào ứng dụng thực tế đạt hiệu quả cao... Hiện tại, ông đang nghiên cứu đề tài cấp Nhà nước về phát triển giống ngựa phục vụ công tác, chiến đấu của lực lượng CSCĐ Bộ Công an.


Hơn 42 năm công tác trong lực lượng CAND là hơn 30 năm Trung tướng Phạm Quốc Cương đạt danh hiệu "Chiến sỹ thi đua cơ sở". Trong đó, 3 lần đạt danh hiệu "Chiến sỹ thi đua toàn lực lượng CAND", đạt danh hiệu "Chiến sỹ thi đua toàn quốc". Đồng chí được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhất, hạng Ba; Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì, hạng Ba; 5 lần được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen. Ngày 9/12/2020, Trung tướng Phạm Quốc Cương vinh dự được Chủ tịch nước ký Quyết định phong tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân" thời kỳ đổi mới.
Quỳnh Vinh

Tại dự thảo Nghị định về phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu, Bộ Công Thương đề xuất loại hình này lắp tại nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp để tự dùng, nếu nối lưới điện quốc gia sẽ ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng. Đề xuất này gây tranh cãi.

Nhiều dịch bệnh bùng phát từ đầu năm đến nay. Theo thống kê của Bộ Y tế, cả nước đã ghi nhận hơn 13.700 ca mắc tay chân miệng, tăng 2,5 lần so với cùng kỳ; tử vong do bệnh dại tăng gấp đôi; các bệnh truyền nhiễm khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà… đều tăng số ca mắc.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với Hoàng Thái Thụy (SN 1988, trú tại khu 5A, thị trấn Na Dương), Hoàng Ngọc Công (SN 1999) và Hoàng Ngọc Anh (SN 2001), cùng trú tại khu 6, thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Ngày 5/5, Công an TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, đang tạm giữ hình sự đối với Đinh Vũ Đức Anh (SN 2008), trú tại huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ và Dương Trung Kiên (SN 2008), trú tại TP Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) để điều tra làm rõ về hành vi cướp tài sản. 

Một quan chức cấp cao tại bang Baja California (Mexico) hôm 4/5 thông tin, các thi thể được tìm thấy dưới một đáy giếng ở khu vực Ensenada của bang này rất có thể là của các vận động viên lướt sóng quốc tịch Mỹ và Australia, vốn được thông báo mất tích hồi tuần trước. 

Giới chức Pháp hôm 4/5 cho biết, ít nhất một người đã thiệt mạng và sáu người khác bị thương trong vụ xả súng xảy ra ở ngoại ô phía Bắc Thủ đô Paris. Vụ xả súng này được cho là liên quan tới các băng nhóm buôn bán ma túy.

Không chỉ thúc các địa phương tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công, Bộ Tài chính cũng đã có công văn đề nghị Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) và UBND các tỉnh, thành phố yêu cầu khẩn trương phân bổ vốn và giải ngân vốn cho các dự án trọng điểm quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải.

Chiều 4/5, thông tin từ Tổng Công ty quản lý Cảng hàng không cho biết, nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) và triển khai các hoạt động của năm du lịch quốc gia, lượng hành khách đi/đến Điện Biên đã tăng mạnh trong những ngày vừa qua, có ngày khách qua Cảng hàng không Điện Biên tăng gấp 5 lần so với ngày thường.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文