Thanh Xương vùng quê yên bình

19:27 24/01/2014
Chiều muộn ở Noong Nhai, ông mặt trời hắt những tia nắng đỏ ối nhuộm vàng mấy đỉnh núi lô xô của dãy Pú Tỉu. Gió từ dòng Nậm Rốm dịu dàng mang theo làn hơi nước làm se sắt thêm cái lạnh cuối mùa ở cánh đồng Mường Thanh. Nghe trong gió như có tiếng người xưa vọng về; thầm thì kể về thuở bi hùng các dân tộc Tây Bắc chống giặc ngoại xâm, về một vùng đất đổi mới, “rũ bùn đứng dậy”, yên bình và ngày càng giàu đẹp nơi núi rừng Tây Bắc…

Noong Nhai là một bản thuộc xã Thanh Xương, huyện Điện Biên (Điện Biên). Xứ Mường Then (Mường Trời) có 3 vùng đất thiêng là U Va, Noong Nhai và Pom Loi. Noong Nhai dịch nghĩa tiếng Kinh có nghĩa là “ao vỡ”. Tương truyền, gần 300 năm trước, vào mùa ngâu tháng 7, dòng Nậm Rốm hiền hoà bỗng nổi cơn cuồng nộ dâng lên ngập trắng cánh đồng Mường Thanh. Lũ rút, dòng sông đổi dòng và dần bồi đắp lên vùng Noong Nhai ngày nay. Trong 56 ngày đêm đỏ lửa của Chiến dịch Điện Biên Phủ, khi biết không thể thay đổi được sự thất bại, ngày 24/4/1954, quân Pháp đã hèn hạ cho máy bay giội bom trả thù giết chết 444 người Thái ở Noong Nhai. Vụ thảm sát đó là một chương bi thương nhất của bà con dân tộc Thái ở Thanh Xương nói riêng và các dân tộc Điện Biên nói chung…

Thấm thoắt cũng gần 6 thập niên trôi qua, dòng Nậm Rốm ngầu máu đỏ nay đã xanh thắm trở lại, tưới tắm cho Mường Thanh màu mỡ với những cánh đồng 3 vụ lúa, hai vụ màu bội thu. Thời kỳ đất nước bước vào công cuộc đổi mới, Thanh Xương là điển hình Điện Biên nói riêng Tây Bắc nói chung trong việc mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu sản xuất phát triển kinh tế. Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, Thủ tướng Võ Văn Kiệt… khi đó khi lên Điện Biên đều dành thời gian xuống thăm hỏi nhân dân các dân tộc xã Thanh Xương. Bí thư Đảng ủy xã Lò Văn Dọn hồi bấy giờ còn được Thủ tướng Võ Văn Kiệt nhận làm anh em kết nghĩa và tặng một chiếc chiếc ôtô Zin3…

Đưa chúng tôi đi tham quan một vòng quanh xã Thanh Xương bằng xe máy, anh Phạm Hải Dương, Trưởng Công an xã giới thiệu đôi nét về Thanh Xương. Thanh Xương là xã nằm gọn trong cánh đồng Mường Thanh, với 1.860 hộ, hơn 7.800 nhân khẩu, gồm 3 dân tộc chính là Thái, Kinh, Khơ Mú sinh sống ở 26 thôn, bản. Thanh Xương giáp ranh với các địa bàn phức tạp về ANTT, đặc biệt là ma túy như xã Thanh Yên, Thanh An, TP Điện Biên Phủ và xã Pú Nhi của huyện Điện Biên Đông. Trưởng Công an xã Phạm Hải Dương nguyên là một Đại uý quân đội. Xuất ngũ về địa phương với phẩm chất của người lính không chịu đói nghèo, “giữa đường thấy chuyện bất bằng chẳng tha” nên anh tham gia với hàng ngũ Công an viên và trưởng thành giữ cương vị Trưởng Công an xã 15 năm có lẻ. Có lẽ không có nhiều người trải qua mọi diễn biến thời cuộc về vùng đất này như Trưởng Công an Phạm Hải Dương, vì anh làm Trưởng Công an từ khi Thanh Xương còn là một xã nghèo đói, an ninh trật tự phức tạp. Nói đâu xa, cách đây hơn chục năm thôi, Thanh Xương là một địa bàn nóng về ANTT, đặc biệt là tội phạm ma tuý. Lúc cao điểm, trên địa bàn xã có tới gần 100 đối tượng hình sự, 70 đối tượng tù tha về, gần 100 người nhiễm HIV/AIDS – mà chủ yếu là số con nghiện, lấy trộm cắp, cưỡng đoạt tài sản để lấy tiền hút xách.

Công an xã và lực lượng dân quân tự vệ xã Thanh Xương trao đổi công tác.

Đảng bộ, chính quyền và lực lượng Công an xã Thanh Xương đã có nhiều giải pháp chiến lược, dài hơi được đưa ra triển khai, phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ được xây dựng và phát huy mạnh mẽ. Cấp ủy, chính quyền xã Thanh Xương đã kiện toàn lại đội ngũ công an xã, lựa chọn những người trẻ, có năng lực, có trình độ, nhiệt huyết với công tác phong trào tham gia vào đội ngũ công an viên ở 26 thôn, bản. 26 thôn, bản đều có tổ tuần tra an ninh, tổ hòa giải, điểm trình báo tạm trú, tạm vắng. “Đảng uỷ xã đã ra nghị quyết chuyên đề về phòng chống tội phạm ma tuý. Chúng tôi huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc. Một xã có tới hơn 350 đảng viên, hơn 2.000 hội viên các đoàn thể quần chúng, trong đó có 347 hội viên CCB, 770 hội viên người cao tuổi thì không thể để cho tội phạm hình sự, ma tuý hoành hành” – Bí thư Đảng ủy xã Lò Văn Muôn khẳng định với niềm tin sắt đá.

Cấp ủy, chính quyền và lực lượng Công an xã Thanh Xương đã triển khai nhiều biện pháp quyết liệt, như: giao các chi bộ, đoàn thể nhận đỡ đầu, giúp đỡ người nghiện ma túy tự giác cai nghiện, tái hòa nhập cộng đồng. Công an xã đã thiết lập 30 hòm thư tố giác tội phạm ở các thôn, bản, điểm công cộng. Trưởng Công an xã Phạm Hải Dương chia sẻ: “Chính nhờ kiện toàn được lực lượng nòng cốt, phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ dần đi vào chiều sâu, quần chúng tích cực tham gia tố giác tội phạm”. Sau hơn một năm với nhiều biện pháp quyết liệt, nhân dân đã cung cấp cho lực lượng Công an hàng trăm nguồn tin có giá trị, giúp lực lượng Công an điều tra khám phá 113 vụ phạm pháp hình sự, ma túy, triệt phá 16 tụ điểm phức tạp về ma túy, bắt xử lý hơn 110 đối tượng. An ninh trật tự được đảm bảo tạo điều kiện để Thanh Xương phát triển kinh tế. Đến nay toàn xã chỉ còn 6,3% hộ nghèo, không có gia đình đảng viên nghèo. Đến nay toàn xã đã có 19/26 thôn bản được công nhận bản, làng văn hóa.

Đêm cuối tháng Chạp ở Tây Bắc, sương xuống dày nhưng không khí dường như lại ấm nóng hơn trong vòng xòe tại nhà cụ Lò Văn Dọn. Người dân Thanh Xương năm nay đón Xuân trong niềm vui được mùa… Từ một vùng quê nghèo đói, phức tạp về ANTT có một Thanh Xương bình yên và giàu đẹp đang tiếp tục khẳng định mình giữa cánh đồng Mường Thanh gạo trắng nước trong…

Ngọc Oanh

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文