Chương trình giao lưu giữa Đảng ủy CATW, Lãnh đạo Bộ Công an với ĐVTN CAND:

Thắp lên khát vọng và thổi bùng ngọn lửa nhiệt huyết trong tuổi trẻ CAND

14:04 21/03/2013
Được trực tiếp đối thoại và lắng nghe các đồng chí trong Đảng ủy CATW trao đổi về những vấn đề thiết thân của đoàn viên thanh niên (ĐVTN) trong cuộc sống và công việc đã khiến mỗi ĐVTN CAND ý thức sâu sắc hơn về trách nhiệm của mình. Qua buổi giao lưu, mỗi ĐVTN lại tìm thấy thêm những động lực và những khích lệ tinh thần để tiếp tục phấn đấu, cống hiến dưới lá cờ vẻ vang của lực lượng Công an như lời Thượng tướng Đặng Văn Hiếu đã dặn dò một cách gián tiếp qua câu hát "Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay"…

Lúc 14h ngày hôm nay (21/3/2012), tại Hội trường Bộ Công an - 44 Yết Kiêu (Hà Nội), Thượng tướng Đặng Văn Hiếu, Ủy viên TW Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy CATW, Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an dự và chủ trì buổi giao lưu đối thoại giữa Đảng ủy CATW, lãnh đạo Bộ Công an với ĐVTN CAND. Buổi giao lưu đối thoại được tổ chức trực tuyến tới các địa phương.

Tham dự buổi giao lưu đối thoại có Trung tướng Bùi Quang Bền, Ủy viên TW Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; Trung tướng Trần Bá Thiều, Ủy viên Đảng ủy CATW, Bí thư Đảng ủy, Tổng cục Trưởng Tổng cục XDLL CAND; Thiếu tướng Nguyễn Xuân Mười, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục XDLL CAND; Đồng chí Nguyễn Mạnh Dũng, Bí thư Ban chấp hành TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cùng hơn 2.500 cán bộ, ĐVTN đại diện cho tuổi trẻ lực lượng CAND ở Hà Nội, TP HCM và các tỉnh, thành phố trực thuộc TW…

Nhân dịp kỷ niệm 65 năm CAND học tập thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy, 82 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, 57 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Bộ Công an, Ban Thường vụ Đoàn Thanh niên Bộ Công an tổ chức Chương trình giao lưu đối thoại giữa Đảng ủy CATW, Lãnh đạo Bộ Công an với tuổi trẻ lực lượng CAND.

Đây là dịp tuổi trẻ CAND vinh dự được các đồng chí trong Đảng ủy CATW, lãnh đạo Bộ Công an và các đồng chí lãnh đạo các đơn vị dành tình cảm, thời gian gặp gỡ, trực tiếp đối thoại, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của mình, từ đó có định hướng, chỉ đạo kịp thời, thắp lên khát vọng và thổi bùng ngọn lửa nhiệt huyết gíup tuổi trẻ phấn đấu, rèn luyện và trưởng thành, đóng góp nhiều hơn, hiệu quả hơn cho sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự ATXH.

Chương trình đối thoại này là diễn đàn quan trọng, là điều kiện, cơ hội để tuổi trẻ CAND xác định và triển khai các hoạt động thanh niên trong bối cảnh mới, quyết tâm mới, cùng tuổi trẻ cả nước thi đua lập thành tích xuất sắc chào mừng thành công Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X, đại hội Đoàn các cấp trong CAND; là dịp để tuổi trẻ CAND gửi tới các đồng chí lãnh đạo những băn khoăn, trăn trở, những vấn đề mà mình quan tâm về tình hình, định hướng, yêu cầu nhiệm vụ chính trị của lực lượng CAND; về môi trường, điều kiện học tập, rèn luyện, công tác chiến đấu và sinh hoạt…

Báo CAND Online xin tường thuật toàn bộ nội dung buổi giao lưu cùng độc giả:

Đồng chí Trần Đại Chung, Bí thư Chi đoàn Nhà xuất bản CAND: Kính thưa đồng chí Thứ trưởng Thường trực! Năm 2013, tiếp tục được Đảng ủy Công an Trung ương và Bộ Công an xác định khẩu hiệu hành động là “Kỷ cương, trách nhiệm, hiệu quả”. Xin đồng chí cho biết thêm về những mục tiêu cần đạt được khi thực hiện khẩu hiệu hành động này. Những yêu cầu đặt ra đối với cán bộ chiến sĩ nói chung và tuổi trẻ CAND nói riêng?

Thượng tướng Đặng Văn Hiếu:

1- Những mục tiêu cần đạt được khi thực hiện khẩu hiệu hành động “Kỷ cương, trách nhiệm, hiệu quả”:

- Tạo chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức đến tư tưởng và hành động của cán bộ chiến sỹ trong chấp hành đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kỷ luật, điều lệnh CAND, các nguyên tắc, quy chế, quy trình công tác và thực hiện nếp sống văn hóa.

- Mỗi cán bộ chiến sỹ luôn tự giác, chủ động trong thực hiện nhiệm vụ được giao; làm việc theo chương trình, kế hoạch, có tính khoa học, sáng tạo. Tinh thần, thái độ làm việc say mê, quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và nhận khuyết điểm. Tập trung giải quyết kịp thời, đúng quy định đối với các công việc đột xuất thuộc chức trách, nhiệm vụ, không để tồn đọng kéo dài, không ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của toàn đơn vị.

- Tập trung thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại Nghị quyết của Đảng ủy CATW và Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Công an về nhiệm vụ công tác Công an năm 2013; nâng cao chất lượng, hiệu quả trên tất cả các mặt công tác đảm bảo an ninh, trật tự, xây dựng lực lượng, hậu cần – kỹ thuật CAND.

- Để đạt được các mục tiêu như trên, việc thực hiện khẩu hiệu hành động “Kỷ cương, trách nhiệm, hiệu quả” trong toàn lực lượng, đặc biệt là đối với tuổi trẻ CAND cần được triển khai theo chương trình, kế hoạch cụ thể.

2. Những yêu cầu đặt ra đối với cán bộ, chiến sỹ nói chung và tuổi trẻ CAND nói riêng trong thực hiện khẩu hiệu hành động “Kỷ cương, trách nhiệm, hiệu quả”:

- Mỗi tổ chức Đoàn cần tổ chức phát động thi đua thực hiện khẩu hiệu hành động này; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng trong đoàn viên thanh niên. Đặc biệt, Đoàn Thanh niên Công an phải nghiên cứu thể chế hóa thành các tiêu chí, hình thức, biện pháp phù hợp với đặc thù công tác của Đoàn.

- Việc thực hiện khẩu hiệu hành động “Kỷ cương, trách nhiệm, hiệu quả” phải gắn kết chặt chẽ với việc thực hiện nghị quyết TW4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về công tác xây dựng Đảng hiện nay”; Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Cuộc vận động “CAND chấp hành nghiêm điều lệnh; xây dựng nếp sống văn hóa vì nhân dân phục vụ” và các phong trào thi đua do TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Bộ Công an phát động.

- Mỗi cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng CAND, nhất là tuổi trẻ trong CAND, cần phát huy tính tiền phong, gương mẫu trong cấp hành mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định, điều lệnh của lực lượng CAND, quy chế của đơn vị; Nêu cao tinh thần trách nhiệm trong mọi lĩnh vực công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; luôn đổi mới, sáng tạo trong công việc, lấy hiệu quả công việc là mục tiêu phấn đấu của mình.

Một nữ đại biểu Công an tỉnh Đắk Lắk: Hưởng ứng chủ trương của Bộ về việc tăng cường cho Công an cấp huyện và đơn vị cơ sở, thanh niên luôn sẵn sàng nhận nhiệm vụ theo sự phân công của tổ chức. Mong muốn của chúng tôi là được quan tâm, tạo điều kiện để sớm ổn định cuộc sống và yên tâm công tác. Xin đồng chí cho biết thêm về chủ trương này và những biện pháp đảm bảo thực hiện hiệu quả?

Thượng tướng Đặng Văn Hiếu: Xây dựng toàn diện Công an cấp huyện vững mạnh nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự ở địa phương trong tình hình mới là một chủ trương lớn của Đảng uỷ Công an Trung ương nhằm quán chủ trương hướng về cơ sở, tăng cường lãnh đạo Công an cấp huyện, cấp cơ sở vững mạnh toàn diện của Bộ Chính trị tại các văn bản như: Chỉ thị số 05 về “Tăng cường lãnh đạo công tác bảo đảm an ninh quốc gia trong tình hình mới”, Chỉ thị số 48 về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới”....

Để thực hiện có hiệu quả chủ trương này của Đảng uỷ Công an Trung ương, Công an các cấp đã ban hành nhiều nghị quyết, kế hoạch, biện pháp đồng bộ và huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, trong đó cũng đã xác định thanh niên Công an nhân dân phải là lực lượng chính tăng cường cho Công an cơ sở. Thanh niên phải xác định đây là cơ hội để được rèn luyện, thử thách trong môi trường công tác thực tế tại cơ sở.

Thời gian vừa qua, Đảng uỷ Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an đã thực hiện và chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương đảm bảo tốt nhất trong điều kiện có thể về cơ sở vật chất, hậu cần, kỹ thuật và chế độ chính sách để cán bộ tăng cường được yên tâm công tác, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; trong đó về chế độ, chính sách, Bộ đã báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành một số quy định để góp phần cải thiện, nâng cao đời sống cho cán bộ, chiến sỹ công tác ở Công an cấp cơ sở như: chế độ phụ cấp đặc thù; phụ cấp thu hút, trợ cấp lần đầu, trợ cấp chuyển vùng đối với cán bộ công tác tại Công an cấp huyện ở vùng điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn, vùng cao, hải đảo; tiêu chuẩn vật chất hậu cần đối với sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ đang phục vụ trong lực lượng Công an nhân dân...; đồng thời yêu cầu Công an các đơn vị, địa phương quan tâm, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bổ nhiệm, khen thưởng động viên kịp thời đối với cán bộ, chiến sỹ công tác tại địa bàn cơ sở.

Cuối năm 2012, tiến hành sơ kết 03 năm thực hiện Chỉ thị số 03 của Bộ trưởng về xây dựng toàn diện Công an cấp huyện, Bộ đã đánh giá tình hình và kết quả triển khai thực hiện và đề ra những nội dung cần tập trung giải quyết để thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 03 trong thời gian tới; trong đó có nội dung tăng đầu tư ngân sách, cơ sở vật chất và các điều kiện đảm bảo phục vụ công tác, chiến đấu cho Công an cấp huyện. Tin chắc rằng, với những giải pháp đã đề ra và việc chỉ đạo thực hiện quyết liệt của cấp uỷ, lãnh đạo Công an các đơn vị, địa phương thì cán bộ, chiến sỹ lực lượng Công an, đặc bịêt là đoàn viên thanh niên là sẽ được quan tâm, tạo điều kiện nhiều hơn để sớm ổn định cuộc sống và yên tâm công tác.

Đồng chí Nguyễn Thị Ngọc, Bí thư Chi đoàn Phòng Nghiệp vụ Tin học, CATP Hà Nội: Thanh niên Công an hiện nay hầu hết có nhu cầu được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, pháp luật nhằm phục vụ tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ công tác chuyên môn. Xin Thứ trưởng Thường trực cho biết chủ trương của Bộ về công tác giáo dục đào tạo của lực lượng CAND như thế nào trong thời gian tới? Đoàn thanh niên có thể tham gia những nội dung gì?

Thượng tướng Đặng Văn Hiếu: Thực hiện nghị quyết Hội nghị BCH TƯ Đảng (Khóa VII) và Nghị quyết lần thứ 2 BCH TƯ Đảng (Khóa VIII), ngày 22/04/1997, Đảng ủy CATW đã ra Nghị quyết số 04 về phát triển giáo dục đào tạo trong CAND thời kỳ Công nghiệp hóa và hiền đại hóa đất nước. Qua tổng kết thực hiện Nghị quyết số 04 (giai đoạn 2003- 2010) đã đánh giá đúng thực trạng công tác giáo dục đào tạo trong CAND đã có bước phát triển vượt bậc và đạt được thành tựu quan trọng. Đồng thời, cũng đã chỉ ra những hạn chế bất cập của công tác giáo dục đào tạo trong CAND trước yêu cầu nhiệm vụ của lực lượng CAND trong tình hình mới.

Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Công an TƯ lần thứ 5 và tiếp tục thực hiện Nghị quyết 04 của Đảng ủy CATƯ về phát triển giáo dục đào tạo, Bộ trưởng Bộ Công an đã ban hành Chương trình phát triển giáo dục đào tạo trong CAND giai đoạn 2011- 2015, cụ thể:

- Phát triển giáo dục đào tạo trong CAND phải trên cơ sở quán triệt các quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và Chính phủ về phát triển giáo dục đào tạo; hòa nhập với sự phát triển của hệ thông giáo dục quốc dân, tiếp cận những thành tựu tiên tiến của các nước trong khu vực và trên thế giới; đồng thời đảm bảo đặc thù riêng của CAND nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu công tác, chiến đấu và xây dựng lực lượng CAND thời kỳ CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế.

- Xác định giáo dục đào tạo có vị trí then chốt trong công tác XDLL CAND; giáo dục đào tạo phải đi trước một bước, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển; là trách nhiệm của các cấp lãnh đạo và toàn thể cán bộ chiến sỹ trong lực lượng CAND; huy động mọi nguồn lực trong và ngoài lực lượng cho đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo trong CAND.

- Gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo và sử dụng; phát triển giáo dục đào tạo phải trên cơ sở quy hoạch cán bộ nhằm nâng cao chất lượng nguồn lực CAND với cơ cấu đồng bộ, cân đối về trình độ, ngành nghề giữa các lực lượng, vùng miền, gắn với chức danh tiêu chuẩn nghiệp vụ và nhu cầu bố trí lực lượng ở từng cấp CA nhằm xây dựng lực lượng CAND cách mạng chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại, đủ sức hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự trong mọi tình huống, góp phần đào tạo nhân lực cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội và theo yêu cầu hợp tác quốc tế.

- Mở rộng quy mô đào tạo phải đi liền với đảm bảo chất lượng, trong đó, ưu tiên hàng đầu là đảm bảo chất lượng và hiệu quả đào tạo; phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo phải gắn liền với đổi mới hệ thống chính sách trong đào tạo và sử dụng cán bộ.

- Đào tạo cơ bản phải gắn với đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh, bồi dưỡng thường xuyên, cập nhật kiến thức mới, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghệ nghiệp trong thực tiễn công tác, chiến đấu; khuyến khích cán bộ tự học nâng cao trình độ đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghiệp nghiệp vụ.

- Các học viện, trường CAND phải được xây dựng thành đơn vị dự bị chiến đấu tập trung của Bộ, kịp thời ứng phó và giải quyết tốt các tình huống về an ninh trật tự xảy ra khi có yêu cầu.

Bên cạnh đó Bộ đã chỉ đạo xây dựng và phối hợp với các Bộ, ngành báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Quy hoạch tổng thể, nâng cao năng lực, chất lượng đào tạo các cơ sở đào tạo bồi dưỡng trong CAND đến năm 2020” với 06 đề án thành phần.

Nhiệm vụ chính của thanh niên là học, học để phụng sự đất nước, phụng sự nhân dân, do đó thanh niên phải phấn đấu học tập để trang bị cho mình sự hiểu biết và vốn kiến thức phục vụ cho công tác. Bên cạnh việc học tập, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cần phải chủ động trong việc cập nhật tình hình chính trị xã hội để nâng cao nhận thức cũng như trình độ lý luận. Tích cực tham gia nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn góp phần bổ sung và củng cố hệ thống lý luận về công tác công an trong tình hình mới.

Đại biểu Đoàn Thanh niên CATP HCM: Thực tiễn cho thấy, đoàn viên thanh niên mới ra trường còn yếu về kiến thức, kỹ năng xã hội và kiến thức ngoại ngữ, tin học. Đây cũng là điểm yếu của nhiều đoàn viên thanh niên Công an. Vậy, Bộ có chương trình hay loại hình đào tạo nào để tạo điều kiện những cán bộ trẻ tiếp tục học tập, bồi dưỡng kỹ năng, nâng cao trình độ các lĩnh vực nêu trên? Bộ có thể có chính sách gì hoặc hỗ trợ điều kiện nào để Đoàn thanh niên xây dựng các mô hình đào tạo về kiến thức nêu trên?

Thượng tướng Đặng Văn Hiếu: Như chúng ta vẫn thường nói, tuổi trẻ là mùa xuân của nhân loại, thanh niên là rường cột của quốc gia. Thanh niên CAND là một bộ phận quan trọng của thanh niên cả nước, là những người đã qua đào tạo, huấn luyện, đang tích lũy tri thức. Tuổi trẻ trong lực lượng Công an nhân dân hiện nay chiếm phần đông trong biên chế của các đơn vị, đây là lực lượng nòng cốt, xung kích trong việc giữ gìn an ninh tổ quốc, đảm bảo trật tự an toàn xã hội tại các đơn vị, địa phương.

Với vị trí đặc biệt quan trọng đó, lãnh đạo Bộ Công an qua các thời kỳ đều xác định đây chính là lực lượng mũi nhọn, xung kích trong mọi hoạt động của toàn lực lượng và luôn có những chính sách quan tâm phát triển đội ngũ cán bộ trẻ, đoàn viên thanh niên trong CAND. Trong thời kỳ cách mạng khoa học công nghệ, toàn cầu hoá hiện nay, thanh niên nói chung và đoàn viên thanh niên Công an nói riêng cần phát huy tính năng động của tuổi trẻ, không ngừng trau dồi kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn, cùng với đó là kỹ năng ngoại ngữ, tin học, đây là những công cụ đặc biệt quan trọng trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay.

Lãnh đạo Bộ Công an luôn quan tâm đặc biệt đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trẻ trong đó có việc bồi dưỡng các kỹ năng xã hội, kiến thức ngoại ngữ, tin học. Trong thời gian qua, Bộ Công an đã triển khai nhiều chương trình nhằm tạo điều kiện giúp cán bộ, chiến sỹ có điều kiện tham gia học tập nâng cao kiến thức, kỹ năng, có thể kể đến như:

- Chỉ thị số 01/CT-BCA-X11 ngày 06/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Công an về tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ, chiến sỹ trong CAND.

- Thông tư số 32/2011 quy định về chế độ học tập, bồi dưỡng thường xuyên trong CAND

- Triển khai Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020” theo lộ trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bộ Công an luôn ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi nhất để đoàn viên, thanh niên Công an có thể tham gia học tập nâng cao trình độ, rèn luyện các kỹ năng phục vụ yêu cầu công tác. Khuyến khích các mô hình đào tạo mới lạ, thiết thực (VD: dạy tiếng dân tộc ít người cho cán bộ các vùng cao…). Ngoài ra, lãnh đạo Bộ Công an cũng khuyến khích các đồng chí cán bộ đoàn, đoàn viên thanh niên, các cơ sở đoàn xây dựng những mô hình với nhiều hình thức khác nhau để giúp đoàn viên thanh niên nâng cao kiến thức ngoại ngữ, tin học và kỹ năng xã hội. Đối với những mô hình mới này, lãnh đạo Bộ sẵn sàng hỗ trợ kinh phí trong điều kiện hợp lý.

Đồng chí Trần Nam Hưng, Bí thư Chi đoàn A63 Tổng cục An ninh I: Đồng chí có thể cho biết thêm về những cơ chế, chính sách của Bộ Công an về hoạt động khuyến học, khuyến tài, phát hiện, thu hút, đào tạo và sử dụng tài năng trẻ cũng như trẻ hóa đội ngũ cán bộ lãnh đạo chỉ huy trong lực lượng CAND?

Thượng tướng Đặng Văn Hiếu: Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; ngày 20/01/2010, Đảng ủy Công an Trung ương ban hành Nghị quyết số 09-NQ/ĐUCA(X11) về xây dựng đội ngũ trí thức Công an nhân dân thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; trong đó đã khẳng định: Trọng dụng, đãi ngộ và tôn vinh trí thức, trên cơ sở đánh giá đúng năng lực, những đóng góp của đội ngũ trí thức và thực hiện chế độ chính sách phù hợp để đội ngũ trí thức chuyên tâm phục vụ công tác đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Quán triệt quan điểm đó, Đảng ủy CATW và Lãnh đạo Bộ đã tập trung chỉ đạo nghiên cứu, đề xuất và triển khai thực hiện nhiều chế độ, chính sách nhằm thu hút, trọng dụng, khuyến khích đội ngũ trí thức nói chung, các nhà khoa học trẻ, sinh viên tốt nghiệp xuất sắc nói riêng công tác trong lực lượng Công an nhân dân. Các chế độ, chính sách nhằm thu hút, khuyến khích các nhà khoa học trẻ, sinh viên tốt nghiệp xuất sắc được Bộ ban hành trong nhiều văn bản khác nhau (Thông tư số 31/2008/TT-BCA, ngày 03/11/2008 hướng dẫn thực hiện chế độ ưu đãi đối với sinh viên tốt nghiệp hạng xuất sắc và cán bộ khoa học - kỹ thuật trong Công an nhân dân, Thông tư số 66/2009/TT-BCA ngày 25/11/2009 quy định việc phong, thăng cấp bậc hàm đối với học viên tốt nghiệp các trường Công an nhân dân, công văn số 1597/BCA-X11 ngày 07/6/2011 của Bộ...); cụ thể là:

1. Cán bộ có học vị Tiến sĩ, chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư (dù công tác ở lĩnh vực, địa bàn nào) được xác định là sĩ quan nghiệp vụ.

- Cấp bậc hàm khởi điểm của Tiến sĩ là Đại uý và được xét thăng cấp bậc hàm đến Thượng tá.

- Cấp bậc hàm khởi điểm của Phó Giáo sư là Thiếu tá và được xét thăng cấp bậc hàm đến Đại tá.

- Cấp bậc hàm khởi điểm của Giáo sư là Trung tá và được xem xét đề nghị thăng cấp bậc hàm đến Thiếu tướng theo quy định của Nhà nước.

Cán bộ khi được bổ nhiệm chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư hoặc cấp bằng Tiến sĩ nếu có cấp bậc hàm cao hơn khởi điểm thì được thăng cấp, nâng lương cấp bậc hàm trước niên hạn 01 năm.

- Cán bộ có chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư, học vị Tiến sĩ được ưu tiên trong chế độ nghỉ ngơi, khám chữa bệnh, chính sách nhà ở, phòng làm việc, được cấp báo, tạp chí chuyên ngành phục vụ yêu cầu nghiên cứu khoa học và công tác.

- Trí thức có công trình, đề tài khoa học hoặc các giải pháp ứng dụng tiến bộ khoa học- kĩ thuật- công nghệ đạt hiệu quả cao thì được khen thưởng kèm theo bằng tiền từ 8.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng (Trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng quyết định mức thưởng cao hơn).

2. Đối với sinh viên tốt nghiệp các trường trong và ngoài lực lượng Công an khi được phân công công tác, tuyển dụng vào lực lượng Công an nhân dân cũng được hưởng một số chính sách ưu đãi như:

- Sinh viên tốt nghiệp đại học hạng xuất sắc được phong cấp bậc hàm Trung uý; trường hợp sinh viên tốt nghiệp hạng xuất sắc đã có cấp bậc hàm Trung uý trở lên thì được xét thăng cấp bậc hàm trước niên hạn 01 năm.

- Sinh viên tốt nghiệp đại học hạng xuất sắc các Trường ngoài lực lượng Công an, nếu bảo đảm tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức khi xét tuyển được châm chước các tiêu chuẩn về chiều cao, cân nặng, thị lực theo quy định tại Thông tư 30/2009/TT-BCA, ngày 20/5/2009 của Bộ và không phải qua thời gian tạm tuyển.

- Sinh viên tốt nghiệp đại học hạng xuất sắc hệ đào tạo chính quy các học viện, trường đại học được bố trí công tác phù hợp với chuyên ngành đào tạo; nếu chưa có chứng chỉ C về ngoại ngữ thì được cấp kinh phí học 01 khoá ngoại ngữ thông dụng; sau ít nhất 01 năm công tác, nếu phát huy tốt khả năng chuyên môn, được ưu tiên bố trí dự thi đào tạo sau đại học.

- Đối với sinh viên trúng tuyển vào các học viện, trường Đại học Công an đăng ký học tại các trường Đại học ngoài lực lượng Công an còn được thanh toán tiền thuê chỗ ở hàng tháng.

- Cán bộ, học sinh thi tuyển vào đại học Công an đạt điểm cao được ưu tiên tuyển chọn đi học ở nước ngoài. Có chính sách khuyến khích thăng cấp bậc hàm trước niên hạn 01 năm đối với số cán bộ, sinh viên Công an nhân dân được cử đi học nước ngoài hoàn thành xuất sắc các khoá đào tạo ở bậc đại học và sau đại học.

3. Các nhà khoa học nói chung, trí thức trẻ nói riêng có chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ trực tiếp giảng dạy hoặc là giáo viên thỉnh giảng trong các Trường Công an nhân dân được hỗ trợ với các mức:

- Mức 1,7 tháng tiền lương tối thiểu chung/người/tháng đối với Giáo sư;

- Mức 1,5 tháng tiền lương tối thiểu chung/người/tháng đối với Phó giáo sư;

- Mức 1,0 tháng tiền lương tối thiểu chung/người/tháng đối với Tiến sĩ.

Giáo viên các Trường Công an nhân dân, cán bộ (tốt nghiệp đại học) làm công tác y tế tại các bệnh viện, cơ sở y tế Công an nhân dân được xác định là sĩ quan nghiệp vụ.

Đồng chí Phạm Hồng Lân, Phó Trưởng phòng 2 - H57, Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật: Tôi là cán bộ trẻ công tác trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học công nghệ. Bản thân tôi rất phấn khởi về việc Bộ Công an đã ban hành chiến lược phát triển khoa học, công nghệ trong CAND và rất muốn đóng góp nhiều hơn nữa khả năng, trình độ của mình cho công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ của lực lượng.

Vậy, xin đồng chí cho biết, Bộ có những chính sách đột phá nào để phát triển khoa học, công nghệ nói chung và tạo điều kiện cho cán bộ làm công tác nghiên cứu khoa học trong CAND phát huy?

Nếu được, đề xuất đồng chí giao cho Đoàn thanh niên Bộ là đầu mối phối hợp với các đơn vị có chức năng quản lý để triển khai đăng ký nghiên cứu các đề tài, công trình khoa học trong thanh niên Công an.

Thượng tướng Đặng Văn Hiếu: Đảng và Nhà nước đã khẳng định Khoa học và công nghệ cùng với giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa phục vụ sự phát triển bền vững của đất nước. Từ 2000 hàng năm Quốc hội và Chính phủ đã giành 2% tổng chi ngân sách nhà nước và cho phép đa dạng hóa các nguồn đầu tư để phát triển khoa học và công nghệ.

Đối với lực lượng Công an, Đảng và nhà nước đã xác định khoa học kỹ thuật là biện pháp công tác cơ bản là một trong những nhân tố quan trọng để xây dựng lực lượng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại. Ngoài những công trình, cơ sở vật chất, trang bị kỹ thuật giao cho lực lượng Công an nhân dân trực tiếp quản lý, sử dụng, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 169/2007/NĐ-CP về huy động tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia phục vụ công tác Công an; tạo hành lang pháp lý cho lực lượng Công an nhân dân khai thác, tận dụng tiềm lực khoa học công nghệ đất nước nhằm nâng cao hiệu quả công tác Công an; chủ động xử lý kịp thời các tình huống có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; tăng cường tiềm lực khoa học kỹ thuật, công nghệ Công an nhân dân; sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn ngân sách nhà nước đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ.

* Những chính sách của Bộ để phát triển khoa học, công nghệ nói chung và tạo điều kiện cho cán bộ làm công tác nghiên cứu khoa học trong CAND:

Ngoài việc triển khai có hiệu quả Nghị định số 169/2007/NĐ-CP ngày 19/11/2007 về huy động tiềm lực KH&CN phục vụ công tác Công an, Bộ xác định những nội dung trọng tâm sau:

- Đổi mới tuyển dụng, sử dụng và phát triển nguồn nhân lực trẻ: Xây dựng quy hoạch thống nhất, có tính đột phá về công tác tuyển dụng và sử dụng cán bộ KHCN trong tình hình mới. Đa dạng hóa công tác tuyển chọn đồng thời có chính sách ưu tiên thu hút, tuyển dụng nhân tài trong một số ngành mũi nhọn, cần thiết cho phát triển KHCN.

Điều chỉnh chính sách đối với cán bộ làm công tác KHCN, có chế độ, chính sách trọng dụng và đãi ngộ nhân tài, tôn vinh trí thức; nhưng đồng thời tôn trọng và tạo điều kiện tốt nhất để cho tất cả cán bộ chiến sỹ phấn đấu vươn lên trong học tập và công tác.

- Đổi mới quy trình, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục đào tạo trong hệ thống nhà trường Công an nhân dân.

- Đầu tư bổ sung, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho các đơn vị, tổ chức khoa học và công nghệ trong mô hình tổ chức mới của Bộ Công an.

- Đổi mới hoạt động đầu tư nghiên cứu và phát triển: Tập trung đầu tư các dự án trọng điểm để đẩy mạnh ứng dụng, phát triển KHCN trong CAND; ưu tiên đầu tư nghiên cứu, sản xuất các phương tiện kỹ thuật phục vụ trực tiếp chiến đấu của lực lượng. Cải tiến chế độ phân bổ, cấp phát và quản lý Nhà nước trong hoạt động nghiên cứu KHCN, đổi mới chế độ tài chính của các cơ sở nghiên cứu khoa học theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm; gắn hoạt động nghiên cứu, phát triển ứng dụng và sản xuất kinh doanh phân phối theo nguyên tắc thị trường.

- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong y học để nâng cao khả năng chuẩn đoán và điều trị phục vụ sức khỏe lực lượng công an.

Sau khi trả lời đầy đủ những chủ trương của Đảng ủy CATW và lãnh đạo Bộ Công an về việc phát triển khoa học, công nghệ, Thượng tướng Đặng Văn Hiếu đã dừng lại và hỏi các bạn trẻ đang dự giao lưu trong hội trường: Một bài hát rất hay “Khát vọng tuổi trẻ” của nhạc sỹ Vũ Hoàng có viết cho thanh niên, trong đó ca từ tôi thấy rất thấm thía đó là: “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay” – Đó một câu nói rất có ý nghĩa đối với công tác thanh niên. Đề nghị một bạn trả lời cho tôi, bạn nhận thức gì về câu hỏi này và hành động thế nào để thực hiện điều đó?

Một đại biểu tại hội trường trả lời: “Đây là một ca từ trong ca khúc nổi tiếng mà tất cả ĐVTN đều thuộc. Với nhận thức của mình, tôi cảm nhận câu hát cũng như bài hát này gửi gắm rất nhiều điều tới thế hệ trẻ ngày hôm nay. Nó đã trở thành khẩu hiệu, phương châm hành động của thanh niên ngày nay.
Để có được ngày hôm nay, vì Tổ quốc, vì đất nước Việt Nam, bao nhiêu con người đã hy sinh xương máu để giữ gìn, cho chúng ta có cơm no, áo ấm, được học hành… Để có được một đất nước mang hình dáng, giọng cười, tiếng nói… Chính vì vậy, chúng ta càng phải yêu hơn và quyết giữ gìn, xây dựng Tổ quốc này ngày càng phát triển.

Theo nhận thức của tôi, đó là trách nhiệm của ĐVTN trong cuộc sống cũng như trong sự nghiệp. Chúng tôi được đứng trong hàng ngũ của lực lượng Công an đã là một vinh dự lớn lao đối với mỗi cá nhân và gia đình, càng ý thức hơn về tầm quan trọng của bản thân mỗi người. Đối với ĐVTN Công an là trong sự nghiệp đấu tranh chống lại các thế lực thù địch, bảo vệ ANTQ, bảo vệ ANQG, TTATXH, phải ý thức rằng, được đứng trong hàng ngũ của lực lượng CAND đã là vinh dự lớn lao nên phải sống, học tập làm sao để cống hiến xứng đáng với những hy sinh của thế hệ cha anh đi trước.

Thượng tướng Đặng Văn Hiếu: Bạn mới chỉ trả lời được nửa câu hỏi. Mới chỉ là ý về nhận thức thôi, về hành động như thế nào chưa thấy đề cập.

Ở đầu cầu TP HCM, đồng chí Hiền Lương, Bí thư Đoàn Thanh niên CATP HCM trả lời tiếp vế thứ 2: Hành động của thanh niên như thế nào, tôi nhất trí với câu trả lời của đại biểu tại hội trường. Về ý thứ hai, theo tôi, chúng ta là những người trẻ phải xung phong, tình nguyện đảm nhận các công trình, phần việc khó, xung kích, sáng tạo, không chỉ bằng suy nghĩ, lời nói, mà phải thực sự cống hiến.

Đồng chí Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Công an tỉnh Lai Châu: Hiện nay, cán bộ trẻ trong lực lượng Công an rất quan tâm đến chính sách luân chuyển cán bộ để đào tạo thông qua các môi trường, địa bàn công tác khác nhau. Vậy, xin đồng chí Tổng cục trưởng Tổng cục XDLL CAND chia sẻ cơ hội của thanh niên trong chính sách này? Vấn đề gì cần lưu ý đối với thanh niên Công an hiện nay để tham gia hiệu quả chính sách luân chuyển?

Trung tướng Trần Bá Thiều: Việc thế hệ trẻ trong lực lượng Công an nhân dân quan tâm đến chủ trương luân chuyển cán bộ của Đảng uỷ Công an Trung ương là vấn đề rất đáng khích lệ và thể hiện được trách nhiệm của thế hệ trẻ trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự, cũng như xây dựng lực lượng Công an trong giai đoạn cách mạng mới.

Chủ trương luân chuyển cán bộ được Đảng, Nhà nước và Bộ Công an đặc biệt quan tâm. Nghị quyết Trung ương 3 (khoá VIII) đã chỉ rõ luân chuyển cán bộ là giải pháp nhằm bồi dưỡng toàn diện, tạo điều kiện cho cán bộ trẻ có triển vọng, cán bộ trong quy hoạch được rèn luyện trong thực tiễn, khắc phục tình trạng khép kín, cục bộ trong từng ngành, từng địa phương, từng tổ chức.

Quán triệt Nghị quyết số 11-NQ/TW, ngày 25/01/2002 của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý; từ năm 2003 Bộ đã có Kế hoạch thực hiện luân chuyển cán bộ lãnh đạo, chỉ huy trong Công an nhân dân; đồng thời ban hành quy định về luân chuyển cán bộ, theo đó luân chuyển cán bộ được hiểu là điều động cán bộ lãnh đạo, chỉ huy giữ một chức vụ khác theo quy hoạch một cách chủ động và có mục tiêu, nhằm đào tạo bồi dưỡng, sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chỉ huy phù hợp với trình độ năng lực của cán bộ đó. Như vậy, luân chuyển cán bộ được thực hiện cho cán bộ lãnh đạo, chỉ huy. Theo quy định của Bộ, hàng năm, Công an Công an các đơn vị, địa phương phải xây dựng kế hoạch, phương án luân chuyển cán bộ.

Có thể khẳng định công tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo, chỉ huy trong những năm qua đã thu được một số kết quả quan trọng, tạo chuyển biến từ nhận thức đến công tác lãnh đạo và tổ chức thực hiện, góp phần làm chuyển biến tích cực công tác cán bộ của lực lượng Công an nhân dân, khắc phục phần nào tình trạng khép kín, cục bộ trong từng địa phương, mặt khác tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ được luân chuyển, nhất là số cán bộ công tác ở cơ quan Bộ, các phòng thuộc Công an tỉnh, thành phố được rèn luyện, tích luỹ kinh nghiệm chỉ đạo từ thực tiễn ở cơ sở, bước đầu đã có tác dụng tốt.

Thực hiện Kết luận số 24-KL/TW, ngày 05/6/2012 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ lãnh đạo quản lý đến năm 2020 và những năm tiếp theo, hiện nay Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân đang tham mưu cho lãnh đạo Bộ ban hành kế hoạch luân chuyển cán bộ lãnh đạo, chỉ huy kết hợp với bố trí giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trưởng Công an cấp huyện không là người địa phương. Trong đó có nêu cụ thể về mục đích, yêu cầu, nguyên tắc thực hiện, diện cán bộ luân chuyển ở các đơn vị thuộc cơ quan Bộ và Công an các địa phương; hướng luân chuyển và bố trí cán bộ (từ Bộ về Công an các địa phương, từ Công an các địa phương về Bộ, giữa các đơn vị thuộc cơ quan Bộ và giữa Công an các địa phương); độ tuổi khi thực hiện luân chuyển (cụ thể như: đối với lãnh đạo, chỉ huy cấp phòng trở xuống sau khi hết thời hạn luân chuyển phải đảm bảo còn đủ thời gian công tác được ít nhất 03 nhiệm kỳ)...

Để công tác luân chuyển cán bộ đạt được kết quả tốt, đòi hỏi cấp uỷ, lãnh đạo Công an các đơn vị, địa phương phải thực hiện đồng bộ các khâu khác trong công tác cán bộ, đặc biệt là mạnh dạn trẻ hoá đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chỉ huy; đảm bảo cơ cấu 03 độ tuổi trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chỉ huy theo đúng chủ trương, quy định của Đảng, Nhà nước và của Bộ Công an, để trên cơ sở đó đánh giá, lựa chọn cán bộ luân chuyển nhằm đảm bảo mục đích, yêu cầu đề ra.

Như vậy, có thể khẳng định, cơ hội của thanh niên trong công tác luân chuyển là rất lớn. Vấn đề còn lại là thanh niên phải phấn đấu, nỗ lực nhằm trau dồi phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực công tác để đáp ứng yêu cầu đề ra khi thực hiện luân chuyển. Đồng thời, từ thực tiễn công tác, chiến đấu, các cấp bộ đoàn phải phát hiện được nhân tố tích cực trong đội ngũ thanh niên để giới thiệu cho cấp uỷ, lãnh đạo Công an các đơn vị, địa phương những cán bộ trẻ, có triển vọng phát triển rõ rệt để thực hiện công tác luân chuyển cán bộ, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chỉ huy trong lực lượng Công an ngày càng vững mạnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

Đồng chí Đinh Trọng Lộc, Chiến sỹ nghĩa vụ, phục vụ có thời hạn tại Bộ Tư lệnh Cảnh vệ: Cháu là chiến sĩ phục vụ có thời hạn. Cháu rất yêu ngành và muốn được công tác lâu dài trong lực lượng Công an, nhưng số lượng được tuyển lại công tác trong lực lượng không nhiều, một số về lại địa phương hoặc tìm công việc khác. Cháu muốn hỏi các bác về chính sách hỗ trợ của Bộ Công an như thế nào đối với số chiến sĩ phục vụ có thời hạn khi hết thời gian phục vụ trong CAND?

Trung tướng Trần Bá Thiều: Có thể nói, Đảng uỷ CATW và Lãnh đạo Bộ luôn quan tâm đến chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân khi xuất ngũ. Theo quy định hiện nay, hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn khi xuất ngũ được thực hiện một số chế độ sau:

- Hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn khi xuất ngũ được hưởng chế độ, chính sách:

+ Trợ cấp tạo việc làm: Bằng 06 tháng tiền lương tối thiểu chung tại thời điểm xuất ngũ

+ Trợ cấp xuất ngũ 01 lần: Cứ mỗi năm phục vụ trong Công an nhân dân được hưởng trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương tối thiểu chung tại thời điểm xuất ngũ.

+ Hạ sĩ quan, chiến sĩ có thời gian phục vụ từ 24 tháng đến đủ 36 tháng khi xuất ngũ được trợ cấp thêm 02 tháng phụ cấp cấp bậc hàm hiện hưởng

+ Được đơn vị trực tiếp quản lý tổ chức đưa về nơi cư trú bằng tàu, xe hoặc thanh toán tiền tàu xe, phụ cấp đi đường theo quy định

+ Được đơn vị tổ chức gặp mặt chia tay trước khi xuất ngũ với mức chi 50.000đ/người

+ Hạ sĩ quan, chiến sĩ trước khi được tuyển chọn phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân làm việc ở cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế hoặc cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế thì được cơ quan, tổ chức, cơ sở kinh tế tiếp nhận trở lại làm việc sau xuất ngũ. Nếu cơ quan, tổ chức, cơ sở kinh tế đó giải thể hoặc phá sản thì cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý cơ quan, tổ chức, cơ sở kinh tế đó có trách nhiệm giải quyết việc làm. Trường hợp cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý cơ quan, tổ chức, cơ sở kinh tế đó đã giải thể hoặc không có cơ quan trực tiếp thì Sở Lao động – Thương binh và xã hội có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội cùng cấp để giải quyết việc làm

+ Hạ sĩ quan, chiến sĩ được tiếp nhận vào làm việc ở các cơ quan nhà nước, tổ chức, cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế được xếp lương theo công việc đảm nhiệm, thời gian tại ngũ được tính vào thời gian công tác và được hưởng chế độ, chính sách theo quy định hiện hành đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ở cơ sở kinh tế đó.

+ Hạ sĩ quan, chiến sĩ trước khi được tuyển chọn phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân có giấy gọi vào học ở các trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng hoặc đại học thì khi xuất ngũ được tiếp nhận vào học tại các trường đó.

- Ngoài ra, để tạo điều kiện cho hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn khi xuất ngũ ổn định cuộc sống nên trong thời gian hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn vẫn được tính nhân khẩu trong gia đình khi gia đình được cấp hoặc điều chỉnh diện tích nhà ở, đất xây dựng nhà ở và đất canh tác.

Một đại biểu Thanh niên từ đầu cầu TP HCM: Hiện nay, nhu cầu giải trí và hưởng thụ văn hóa của thanh niên rất phong phú, đa dạng nhưng khả năng đáp ứng, cùng với môi trường, điều kiện còn hạn chế, nên đa số thanh niên tìm cách thỏa mãn nhu cầu bằng nhiều cách khác nhau, trong đó có rất nhiều cách không chính thống và dễ bị tác động, ảnh hưởng không lành mạnh…

Một nữ đại biểu ĐVTN ở đầu cầu phía Nam tham gia buổi giao lưu.

Đồng chí có thể cho biết chủ trương của Bộ về vấn đề này như thế nào?. Đồng chí có thể gợi mở nội dung cho hoạt động của Đoàn thanh niên để giải quyết tốt vấn đề này.

Thượng tướng Đặng Văn Hiếu: Trong những năm qua, việc xây dựng môi trường văn hóa, nếp sống văn hóa, cũng như bảo đảm các thiết chế văn hóa phục vụ cho hoạt động và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của cán bộ, chiến sỹ CAND đã được Đảng ủy CATW, lãnh đạo Bộ Công an quan tâm chỉ đạo, đề ra nhiều chủ trương, giải pháp cụ thể qua việc ban hành Thông tư số 62 ngày 19/11/2009 quy định nội dung hoạt động và định mức hưởng thụ văn hóa, tinh thần của cán bộ, chiến sỹ CAND; Quyết định số 241 ngày 16/4/2003 quy định tiêu chuẩn đơn vị văn hóa trong CAND; Thông tư số 52 ngày 10/8/2012 quy định tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét, công nhận danh hiệu “Đơn vị văn hóa, gương mẫu chấp hành điều lệnh CAND”…

Ngoài ra, việc xây dựng nếp sống văn hoá của cán bộ, chiến sỹ Công an và xây dựng cá nhân văn hoá đã được Công an đơn vị, địa phương chú trọng thực hiện bằng nhiều hình thức sinh động, phong phú như: hội thi về văn hoá giao tiếp ứng xử dưới hình thức sân khấu hoá; hội thảo khoa học thực tiễn về văn hóa giao tiếp, ứng xử; thi hùng biện, hái hoa dân chủ, gắn với hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ trong đoàn viên, hội viên; mời báo cáo viên nói chuyện chuyên đề “Nếp sống văn hoá và văn hoá giao tiếp ứng xử”...

Đối với đoàn viên, thanh niên CAND, trong những năm qua, nhiều phong trào xây dựng đời sống văn hóa, nếp sống văn hóa cũng được triển khai thực hiện sâu rộng, hiệu quả như: “Thanh niên CAND học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy”; phong trào xây dựng “Chi đoàn văn hóa”, “Người đoàn viên văn hóa”; “Thanh niên CAND chấp hành nghiêm túc điều lệnh; xây dựng nếp sống văn hóa, vì nhân dân phục vụ” và tiêu chuẩn “Người đoàn viên văn hóa, kỷ cương, trách nhiệm”... Các phong trào trên đã tạo môi trường thuận lợi cho đoàn viên, thanh niên phát huy tinh thần sáng tạo trong công tác, học tập, cũng như đáp ứng một phần nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tinh thần, nhu cầu vui chơi, giải trí…

Như vậy, có thể khẳng định rằng việc đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tinh thần cho cán bộ, chiến sỹ CAND nói chung, cũng như cho đoàn viên, thanh niên nói chung luôn được các cấp ủy, lãnh đạo các đơn vị quan tâm. Tuy nhiên, cũng cần phải thừa nhận rằng các hoạt động, phong trào trên chưa hoàn toàn thỏa mãn, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần, vui chơi, giải trí của đoàn viên, thanh niên. Mặt khác, môi trường công tác, học tập hiện nay ngày càng mở rộng, chịu sự tác động của nhiều yếu tố, cả mặt tích cực, lẫn tiêu cực. Mặt tích cực giúp cho mỗi đoàn viên, thanh niên có điều kiện học tập, tiếp thu những kiến thức bổ ích, thiết thực, nâng cao nhận thức, hiểu biết; bên cạnh đó, không ít đoàn viên, thanh niên đã bị mặt trái của đời sống xã hội tác động, chạy theo những ham muốn tầm thường, lựa chọn hình thức giải trí, vui chơi không lành mạnh,dẫn đến bị sa đà không làm chủ được bản thân, từ đó có nhận thức, hành vi lệch chuẩn...

Tuy nhiên, chúng ta cần phải khẳng định lại rằng: đối với đoàn viên, thanh niên Công an đã được đào tạo, rèn luyện trong môi trường kỷ luật, kỷ cương, hơn ai hết các bạn phải luôn ý thức được vai trò, trách nhiệm của bản thân trong công tác, học tập, cũng như trong các mối quan hệ, phải biết chọn lọc kênh thông tin, hình thức vui chơi giải trí để trong bất kỳ hoàn cảnh, môi trường nào cũng chấp hành nghiêm túc các quy định của ngành, điều lệnh, quy tắc ứng xử của cán bộ, chiến sỹ Công an… nếu đồng chí nào không làm được điều đó thì tất yếu sẽ bị quy luật cuộc sống đào thải.

Điều cuối cùng chúng tôi muốn trao đổi với các bạn rằng, Đảng ủy CATW, lãnh đạo Bộ luôn tạo môi trường lành mạnh, các điều kiện tốt nhất để đảm bảo hoạt động và nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tinh thần tốt nhất cho đoàn viên, thanh niên; ngược lại, mỗi đoàn viên, thanh niên cũng cần xác định rõ trách nhiệm của mình, luôn ý thức bản thân là người đoàn viên, thanh niên Công an để lựa chọn cho mình hình thức giải trí lành mạnh, thiết thực, vừa đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tinh thần, vừa góp phần tích cực trong công tác, học tập của ban thân.

Một đại biểu đoàn viên thanh niên tại hội trường: Nhu cầu mở rộng quan hệ, đặc biệt trên lĩnh vực đối ngoại và hợp tác quốc tế là một tất yếu khách quan. Những năm qua, được sự quan tâm của Lãnh đạo Bộ, Ban Bí thư Trung ương Đoàn, Đoàn thanh niên Bộ Công an đã cử nhiều đoàn viên thanh niên tham gia các chương trình của Trung ương Đoàn. Tuy nhiên, những hoạt động mang tính chất của Đoàn thanh niên Bộ Công an thì còn ít (chủ yếu là hoạt động hợp tác với Đoàn thanh niên Bộ An ninh Lào). Với mong muốn được giao lưu, học hỏi nhiều hơn nữa, đề xuất lãnh đạo Bộ cho cơ chế để tham gia và tổ chức các hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế giữa thanh niên Công an với thanh niên Công an, cảnh sát các nước trong khu vực và những nước có quan hệ truyền thống phù hợp với đối tượng, hệ lực lượng.

Xin ý kiến đồng chí Thứ trưởng Thường trực? Nếu được xin Thứ trưởng Thường trực định hướng, chỉ đạo về vấn đề này.

Thượng tướng Đặng Văn Hiếu chỉ định Thiếu tướng Trần Gia Cường, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế - Bộ Công an trả lời:

* Về tình hình hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế chung của lực lượng và của thanh niên Công an

- Những năm qua, công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế của lực lượng CAND dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là Đảng ủy Công an Trung ương đã thu được nhiều kết quả quan trọng; đối tác, đối tượng quan hệ, lĩnh vực, phạm vi hợp tác ngày càng được mở rộng; nội dung, hình thức hợp tác ngày càng phong phú, đa dạng và đi vào chiều sâu, góp phần tích cực vào sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và xây dựng lực lượng CAND. Cho đến nay, Bộ ta đã có quan hệ hợp tác với trên 100 Bộ và cơ quan ngang Bộ, cơ quan đối tác của 54 quốc gia và vùng lãnh thổ, quan hệ hợp tác với 20 tổ chức, diễn đàn quốc tế đa phương và ký kết 193 Hiệp định, văn bản hợp tác quốc tế với các đối tác nước ngoài trên các lĩnh vực an ninh – nội vụ.

- Trong bối cảnh đó, hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế của thanh niên Công an những năm qua đã nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của lãnh đạo Bộ. Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X và Nghị quyết số 07-NQ/ĐUCATW ngày 16/3/2009 của Đảng ủy Công an Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên nói chung và thanh niên CAND nói riêng trong tình hình mới là cơ sở về mặt chủ trương, đường lối và chính sách nhằm chuẩn bị tâm thế, kiến thức và kỹ năng hội nhập cho Đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh nói chung và Thanh niên CAND nói riêng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Gần đây, Đảng ủy Công an Trung ương đã ra Nghị quyết số 07-NQ/ĐUCA (V12) ngày 12/4/2012 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế của lực lượng Công an nhân dân trong tình hình mới; đồng thời, lãnh đạo Bộ ra Kế hoạch số 76/KH-BCA-V12 về Thực hiện Nghị quyết 07 trong toàn lực lượng, trong đó đã phân công nhiệm vụ của các đơn vị, bao gồm Tổng cục III, cụ thể: Đẩy mạnh hợp tác với các nước trong đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ; tăng cường các hoạt động giao lưu, hợp tác về lĩnh vực văn hóa, thể thao, quân sự, võ thuật với Công an, Cảnh sát các nước; coi trọng các hoạt động tuyên truyền về đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước, công tác của lực lượng Công an nhân dân…

- Trên thực tế giai đoạn từ 2008 đến nay, theo chỉ đạo của Đảng ủy, lãnh đạo Bộ, Đoàn Thanh niên Bộ Công an đã triển khai một số hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế thanh niên CAND, tập trung vào quan hệ giao lưu chính trị, văn hóa với thanh niên Công an các nước láng giềng, truyền thống, đặc biệt là thanh niên Bộ An ninh Lào và thanh niên Bộ Công an Trung Quốc, thanh niên Đông Nam Á và đào tạo, tập huấn trong môi trường quốc tế, nhất là đào tạo ngoại ngữ, đào tạo sau đại học. Bộ đã tạo điều kiện cho hàng trăm cán bộ trẻ được tập huấn ngắn và dài hạn ở nước ngoài hoặc tham gia các khóa đào tạo chuyên đề do các đối tác quốc tế tổ chức tại Việt Nam, tham gia nhiều hội thảo, hội nghị quốc tế và cử hàng chục lượt cán bộ Đoàn chủ chốt tham gia các chương trình giao lưu thanh niên quốc tế.

* Một số vấn đề đặt ra đối với công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế của thanh niên CAND

- Về mặt cơ chế, mặc dù đã có một số Nghị quyết với chủ trương rõ ràng như đã nêu ở trên nhưng thực sự chưa có một chính sách cụ thể mang tính khả thi cho hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế của thanh niên CAND. Thực tế hoạt động này bị hiểu theo nghĩa hẹp đơn thuần là giao lưu thanh niên CAND quốc tế, mang tính phong trào và không có chiều sâu, nên khó được ưu tiên và phân bổ kinh phí thực hiện.

Về vấn đề này, theo tinh thần Nghị quyết số 07-NQ/ĐUCATW (2009), V12 và TC III đang phối hợp xây dựng dự thảo “Đề án số 11: Tăng cường hợp tác, giao lưu quốc tế của thanh niên CAND” với mong muốn định hướng lâu dài và hiệu quả các hoạt động hợp tác, giao lưu quốc tế của thanh niên trong lực lượng CAND nhằm đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, xét tính cấp thiết của Đề án trong bối cảnh yêu cầu thắt chặt kinh phí đối ngoại của Bộ tập trung ưu tiên các hoạt động hợp tác nghiệp vụ và do thiếu thông tin cơ bản về cơ cấu tổ chức thanh niên ở các nước trong khi nhu cầu của phía đối tác chưa đặt ra, Ban soạn thảo thấy chưa đủ điều kiện và yếu tố cần thiết để đưa ra Đề án khả thi. Vấn đề cần giải quyết ở đây là phải khắc phục các nhược điểm này để đưa ra một Đề án và kế hoạch hành động khả thi.

- Về kinh phí, những năm gần đây, tuy công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế của lực lượng CAND có nhiều chuyển biến tích cực nhưng một thực tế phát sinh là việc thực hiện kế hoạch trao đổi đoàn, cử cán bộ đi công tác, tham dự Hội nghị, Hội thảo ở nước ngoài… ngày càng tăng, trong đó có nhiều đoàn ra nước ngoài mang tính chất tham quan, tìm hiểu thực tế chứ hiệu quả thực sự là không cao, lại gây khó khăn cho ngân sách của Nhà nước, của Bộ. Do vậy, Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ đã có ý kiến chỉ đạo về Kế hoạch trao đổi đoàn từ năm 2013 theo hướng giảm số đoàn ra, đoàn vào; tính toán cụ thể hiệu quả của các đoàn ra, trong đó tính toán gộp các đoàn ra có cùng một địa bàn, một mục đích hoạt động nhằm tăng cường hiệu quả, tránh lãng phí, giảm khó khăn cho ngân sách của Bộ. Vì thế, với mong muốn được giao lưu, học hỏi nhiều hơn nữa của đoàn viên thanh niên Công an trong việc tham gia và tổ chức các hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế cần phải xác định rõ mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể và đặc biệt là hiệu quả đến đâu để đảm bảo được yêu cầu của công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế của lực lượng Công an. Thực tiễn hoạt động của thanh niên Công an những năm gần đây là tham gia các chương trình, phong trào của Trung ương Đoàn và một số các hoạt động khác từ kinh phí của Bộ. Trong điều kiện khó khăn chung của toàn lực lượng, Đoàn Thanh niên Bộ Công an cần chủ động, nhanh nhạy trong việc tìm kinh phí tài trợ từ các nguồn lực xã hội khác trong và ngoài nước.

- Về hiệu quả, hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế của thanh niên Công an tuy có một số kết quả nhưng chỉ dừng lại ở các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao… hầu hết còn chưa đi vào chiều sâu, chưa tạo thành ý thức và động lực phấn đấu cho đại bộ phận thanh niên CAND trong thời kỳ đẩy mạnh hội nhập quốc tế, cho nên hiệu quả đạt được là không cao đối với các yêu cầu về chính trị, pháp luật, nghiệp vụ, ngoại ngữ trong công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế của lực lượng CAND nói chung.

* Một số gợi ý về giải pháp tăng cường công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế trong thanh niên CAND

- Về mặt cơ chế, chính sách, cần đổi mới tư duy, nhận thức và khởi động lại quá trình dự thảo Đề án 11 với phương châm mới “Thanh niên CAND tăng cường hội nhập quốc tế” với đầy đủ số liệu cơ bản về thực trạng công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế của Thanh niên CAND từ trước đến nay, số liệu về trình độ ngoại ngữ, trình độ học vấn của Thanh niên CAND, số liệu cơ bản về thanh niên Công an các nước láng giềng, khu vực, bạn bè truyền thống và các tổ chức thanh niên quốc tế khác để có thể nghiên cứu vận dụng, xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể, thiết thực đề xuất lên Bộ (qua V12) để tính toán đưa vào các kế hoạch trao đổi đoàn trong năm tài khóa.

- Về mặt nội dung, nhằm đảm bảo tính thiết thực cho hoạt động hội nhập quốc tế của Thanh niên CAND, đề nghị tập trung vào các lĩnh vực sau:

+ Thanh niên CAND đẩy mạnh hội nhập quốc tế nhằm nâng cao trình độ, nhận thức và kiến thức cả về ngoại ngữ, nghiệp vụ chuyên môn, kinh nghiệm, bí quyết kỹ thuật và công nghệ tiên tiến của nước ngoài nhằm phục vụ nâng cao năng lực hoạt động của lực lượng CAND Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay; cụ thể là cần phát động, đẩy mạnh các phong trào học và tự học ngoại ngữ cần thiết (tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Lào, tiếng Khơ-me, tiếng Nga, tiếng dân tộc, tiếng các nước sử dụng tại các địa bàn phụ trách), khuyến khích và tạo điều kiện du học, tập huấn quốc tế;

+ Thanh niên CAND đẩy mạnh hội nhập quốc tế nhằm phục vụ thiết thực các hoạt động chính trị, đối ngoại của Bộ đối với những đối tác đặc biệt như Lào, Trung Quốc, Campuchia, ASEAN; cụ thể là đưa vào kế hoạch định kỳ tổ chức các đoàn công tác chính trị chuyên đề thanh niên, phụ nữ với các nước láng giềng khu vực với tần suất ít nhất 01 đoàn ra và 01 đoàn vào/năm;

+ Thanh niên CAND đẩy mạnh hội nhập quốc tế nhằm nâng cao vị thế của Thanh niên CAND trong lực lượng Thanh niên Việt Nam và vị thế quốc tế của Thanh niên Việt Nam trên thế giới; cụ thể là tích cực hoạt động, tranh thủ đẩy mạnh hợp tác và hội nhập qua các diễn đàn, cơ chế hợp tác thanh niên quốc tế hiện có của Trung ương Đoàn, Liên hiệp Thanh niên Việt Nam (đặc biệt là chương trình hoạt động trao đổi tình nguyện quốc tế, thiếu sinh quân, diễn đàn giao lưu chính trị, diễn đàn lãnh đạo trẻ, diễn đàn giáo dục dạy nghề cho thanh niên do Trung ương Đoàn chủ trì hàng năm), có thể mở rộng ra các nước có tiềm lực khác như Nhật Bản, Australia .v.v…

- Về kinh phí, không nên bị động chờ kinh phí từ Bộ và Chính phủ, các cơ sở Đoàn và Thanh niên CAND các cấp cần đẩy mạnh xã hội hóa một cách sáng tạo để có thể tận dụng và tranh thủ các nguồn lực xã hội khác nhau (kể cả trong và ngoài nước) làm kinh phí hoạt động, trước hết là huy động chất xám, nguồn lực từ chính cá nhân, tập thể Thanh niên CAND, sau đó là qua sự hỗ trợ của gia đình và các tổ chức, các chương trình hỗ trợ thanh niên, chương trình học bổng dành cho Thanh niên CAND, trên cơ sở hỗ trợ một phần của Bộ Công an (từ các nguồn kinh phí đối ngoại, kinh phí đào tạo và kinh phí phục vụ công tác chính trị trong CAND) nhằm khuyến khích phát triển một thế hệ Thanh niên CAND thời kỳ đổi mới và hội nhập, phấn đấu đáp ứng được các yêu cầu hội nhập quốc tế cả về tâm thế, kiến thức và kỹ năng hội nhập để có thể hội nhập hiệu quả, đóng góp thiết thực vào sự phát triển của đất nước và của lực lượng.

Thượng tướng Đặng Văn Hiếu cùng các đại biểu chụp ảnh kỷ niệm.

Đồng chí Đỗ Thị Thanh Mai, đoàn viên Đại học An ninh nhân dân: Xin đồng chí Thứ trưởng Thường trực đánh giá về mặt mạnh và mặt yếu của thanh niên Công an hiện nay. Thanh niên Công an cần phải có những phẩm chất gì để đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ của lực lượng CAND?

Thượng tướng Đặng Văn Hiếu: Tuổi trẻ CAND là lực lượng xung kích, chủ công trên mặt trận đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Trên mọi địa bàn, mọi lĩnh vực của cuộc sống, dù là miền núi cao, vực sâu, nơi hải đảo xa xôi hay trong từng ngõ ngách, phố phường, nhà máy, khu công nghiệp…đều có dấu chân của người chiến sỹ trẻ CAND.

* Có thể thấy mặt mạnh của Thanh niên Công an là:

- Thanh niên Công an luôn nêu cao phẩm chất trung thành - tận tụy, mưu trí – dũng cảm, đoàn kết – sáng tạo, sẵn sàng chịu đựng gian khổ, hy sinh để hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

- Kế thừa và phát huy tốt truyền thống vẻ vang của lực lượng Công an nhân dân anh hùng.

- Là lực lượng có trình độ, chủ động trong việc tiếp cận, nắm bắt và sử dụng những thành tựu của khoa học công nghệ hiện đại vào công tác; trình độ công nghệ thông tin, ngoại ngữ ngày càng được nâng cao; thích ứng nhanh với các hoạt động giao lưu quốc tế.

- Có sức trẻ, nhiệt huyết; có lý tưởng và hoài bão lớn.

* Mặt yếu của Thanh niên Công an hiện nay là:

- Một bộ phận đoàn viên thanh niên giảm sút niềm tin và ý chí phấn đấu, thiếu ý thức rèn luyện; thụ động, thờ ơ và ngại tham gia các hoạt động chính trị, xã hội;

- Năng lực thực tiễn trên một số lĩnh vực còn yếu; kỹ năng xã hội, các kỹ năng mềm còn yếu;

- Một bộ phận thanh niên còn thụ động, ỷ lại, chưa tích cực vươn lên trong học tập, rèn luyện, công tác và chiến đấu.

- Một bộ phận đoàn viên thanh niên ứng xử chưa đúng mực trong quan hệ với nhân dân và đồng chí, đồng đội; né tránh đấu tranh tự phê bình và phê bình, đề cao lối sống hưởng thụ, thực dụng, tiêu xài hoang phí, vi phạm kỷ luật, pháp luật; tiếp thu thiếu chọn lọc văn hóa nước ngoài, thiếu hiểu biết về văn hoá dân tộc; thiếu lành mạnh trong đời sống tinh thần, một số ít sa vào các tệ nạn xã hội.

* Thanh niên Công an phải có những phẩm chất sau để đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ của lực lượng CAND.

Thanh niên Công an cần phải quán triệt sâu sắc 6 điều Bác Hồ lực lượng CAND, coi đó là kim chỉ nam cho mọi hành động của mình. Trong đó cần có những phẩm chất cơ bản sau:

- Vững vàng, trung thành

- Mưu trí và dũng cảm

- Say mê và sáng tạo

- Đoàn kết và gương mẫu.

Đoàn Thanh niên Bộ Công an tặng hoa Thượng tướng Đặng Văn Hiếu cùng các khách mời tại buổi giao lưu.

Cuộc giao lưu đã diễn ra trong không khí thẳng thắn, cởi mở với nhiều ý kiến tâm huyết từ phía các ĐVTN và những câu trả lời đầy tính trách nhiệm và mang tính chiến lược của các đồng chí lãnh đạo Bộ Công an. Qua đó, những ĐVTN đã hiểu hơn về niềm tin cũng như những chế độ chính sách nhằm chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần mà Bộ Công an dành cho thế hệ trẻ. Đây cũng chính là những cơ chế đặc thù nhằm phát huy ý thức cống hiến và tinh thần chiến đấu quên mình trên mặt trận bảo vệ ANTQ, ANQG và TTATXH.

Việc trực tiếp đối thoại và lắng nghe các đồng chí trong Đảng ủy CATW trao đổi về những vấn đề thiết thân của ĐVTN trong cuộc sống và công việc đã khiến mỗi đoàn viên ý thức sâu hơn về trách nhiệm của mình đối với lực lượng Công an nói riêng và Tổ quốc nói chung.

Sau buổi giao lưu, mỗi đoàn viên lại tìm thấy thêm những động lực và những khích lệ tinh thần để tiếp tục phấn đấu, cống hiến dưới lá cờ vẻ vang của lực lượng Công an như lời Thượng tướng Đặng Văn Hiếu, Ủy viên TW Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an đã dặn dò một cách gián tiếp qua câu hát "Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay"

CAND Online

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác BKS 75C-044.83 khi đi qua cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) bất ngờ gặp tai nạn rơi xuống sông làm 2 người mất tích như Báo CAND đã thông tin, sáng nay (23/11), lực lượng cứu nạn cứu hộ (CNCH) đã tìm thấy được 2 thi thể trên sông.

Ngày 23/11, Công an thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá thông tin, đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối tượng Vũ Minh Dương (SN 2006), trú tại xã Hoạt Giang, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá để điều tra tội “Chống người thi hành công vụ”.

Hỏi: Cháu tôi bị bạn bè lôi kéo, tụ tập tham gia đua xe máy và bị Công an quận tạm giữ cả xe và người để xử lý theo quy định pháp luật. Xin hỏi hành vi của cháu tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Trần Văn Hải, TP Hồ Chí Minh)

Sau nhiều ngày đưa ra xét xử sơ thẩm, ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với 2 bị cáo Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, đều trú tại TP Huế) trong vụ án "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra ở Trung tâm Công nghệ thông tin Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) thuộc Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trong bối cảnh Mỹ ngày càng thờ ơ với khu vực Mỹ Latinh, Trung Quốc đã nhanh chóng tận dụng khoảng trống này để mở rộng ảnh hưởng. Với chiến lược đầu tư mạnh mẽ và cam kết lâu dài, Bắc Kinh đang tạo ra một sự thay đổi đáng kể tại Mỹ Latinh, khiến Washington phải đối mặt với thách thức lớn về địa chính trị ngay tại “sân sau” của mình.

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文