Ban liên lạc cán bộ công an chi viện chiến trường miền Nam thời kỳ chống Mỹ, cứu nước:

Vang mãi khúc ca người lính

08:23 26/07/2015
Nhân kỷ niệm 68 năm Ngày thương binh-liệt sĩ (27/7/1947- 27/7/2015), sáng 24/7, Ban liên lạc cán bộ Công an chi viện chiến trường miền Nam thời kỳ chống Mỹ, cứu nước đã tổ chức gặp mặt các đồng chí thương binh, thân nhân liệt sĩ. 

Họ đã từng cống hiến tuổi thanh xuân cho đất nước, xông pha nơi lửa đạn. Có người đã để lại một phần máu thịt nơi chiến trường. Dẫu vậy, khi trở về họ vẫn sống xứng đáng với niềm tin yêu của nhân dân, mẫu mực trong cuộc sống đời thường…

Sáng sớm 24/7, trời Hà Nội lất phất mưa nhưng các cựu binh và thân nhân liệt sĩ đã tề tựu đông đủ tại Nhà khách Bộ Công an (Hoàng Cầu, Hà Nội). Những bước chân chậm chạp run lẩy bẩy, nhưng nhìn thấy đồng đội là giơ tay ôm chặt, nước mắt nhòa lệ. “Từ chiến trường khói lửa, nay được sống trở về là hạnh phúc lắm rồi chị ạ.

Nhiều đồng đội của chúng tôi đã nằm lại chiến trường…”, giọng bùi ngùi xúc động, cụ ông Hồ Duy Hoàng chia sẻ. “Quê tôi ở Quảng Bình, 14 tuổi đã tham gia giành chính quyền (năm 1945) ở huyện Tuyên Hóa. Cách mạng thành công, tôi tham gia vệ quốc đoàn, bộ đội chủ lực tỉnh Bình Trị Thiên”, cụ Hoàng kể.

Cụ từng là lính Trung đoàn 600, tham gia tiếp quản Thủ đô, bảo vệ Trung ương Đảng, Bác Hồ kính yêu. Năm 1959, chuyển sang Công an vũ trang, tham gia tiễu phỉ ở Cha Lo (Quảng Bình) và các vùng rừng núi Tây Bắc. Khi đất nước bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, cụ lại tình nguyện đi B, có mặt ở Khu 10, miền Đông Nam bộ, phụ trách Ban y tế chăm sóc sức khỏe cho cán bộ ở Ban An ninh. Năm 1974, cụ được ra Bắc chữa bệnh, về lại Bộ Tư lệnh Công an vũ trang, rồi lại theo đoàn phục vụ cán bộ cấp cao vào tiếp quản Sài Gòn. “Tôi bị nhiễm chất độc da cam ở chiến trường, giảm tỉ lệ sức khỏe 81%, bị bệnh tiểu đường biến chứng khiến tôi đột quỵ mà gẫy cổ xương đùi…”, cụ Hoàng nói. 

Dù sức khỏe chẳng còn là bao nhiêu, rất khó khăn trong đi lại nhưng cụ vẫn đón taxi đến dự buổi gặp mặt để hội ngộ những đồng đội năm xưa. Bốn người con của cụ đã trưởng thành, con trai lớn là Đại tá, công tác ở Tổng cục V, người con gái thứ 2 công tác ở Bệnh viện 19-8. Cụ rất vui khi các con tiếp nối con đường mà người cha đã đi.

Trong buổi gặp mặt hôm nay, các đồng đội im phăng phắc nghe thương binh Nguyễn Văn Chất (mất 61% sức khỏe) tâm sự. Quê ông ở  Hải Dương, năm nay 68 tuổi. Cha ông hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Pháp, mẹ tảo tần nuôi ông lớn khôn.

Năm 1968, nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc, ông lên đường vào Nam chiến đấu, ở quân khu Sài Gòn-Gia Định. Ông đã từng chiến đấu ở Mỏ Cày (Bến Tre). Trong một trận quần nhau với địch từ 3h sáng tới 9h tối, ông đã bị thương ở thực quản. Máu ra nhiều, không ăn uống được gì đã khiến ông kiệt sức tưởng như không qua khỏi. 

Thương binh nặng Nguyễn Văn Chất (bên phải).

Để cứu vãn, bác sĩ đã cho xông thức ăn qua đường dạ dày. Suốt 2 tháng ròng ông sống trong cảnh không ăn uống và “truyền ngược” thức ăn như vậy. Vết thương dần ổn định, ông được chuyển công tác về Công an vũ trang Hải Phòng, tiếp tục điều trị bệnh. “Bây giờ tôi vẫn còn đau, bị giãn tĩnh mạch thực quản độ 2. Chuyện ăn uống rất khó khăn, thường xuyên bị sặc, nghẹn, có lúc bị trào máu ra ngoài…”, ông Chất lo lắng. 

Bao năm nay người thương binh ấy phải sống chung với bệnh tật, là thương binh nặng, không làm thêm được gì nên kinh tế gia đình ông rất khó khăn. Vợ ông là công nhân về hưu nên đồng lương eo hẹp. “Hai chúng tôi cố gắng động viên nhau để vượt qua khó khăn, động viên con trai ăn học nên người, đừng làm điều gì không tốt ảnh hưởng đến danh dự gia đình”, ông Chất chia sẻ.

Những người lính năm xưa từng sống trong làn mưa bom bão đạn nay trở về cuộc sống vẫn cống hiến hết mình vì sự nghiệp an ninh Tổ quốc. Tôi đã gặp nhà báo Dương Chiến, từng công tác ở Truyền hình Công an nhân dân (nay đã nghỉ hưu), với lòng say mê và nhiệt huyết với nghề, xông pha nơi khó khăn nhất. Năm 1962, chàng thanh niên ấy đã tình nguyện lên đường đi chiến đấu. Nơi anh đến là chiến trường Tây Thừa Thiên Huế, chiến trường Quảng Trị. Từng vào sinh ra tử dưới làn mưa bom bão đạn, Dương Chiến đã được tặng nhiều kỷ niệm chương: chiến trường B5, chiến sĩ Trường Sơn… 

Nhà báo Dương Chiến.

Với những thành tích trong chiến đấu, năm 1972, anh đã được cử đi học Trường Sĩ quan lục quân. Đất nước hoàn toàn giải phóng, anh chuyển ngành sang Công an, học trường Đại học sân khấu điện ảnh, về công tác ở Truyền hình Công an nhân dân. Hẳn nhiều người còn nhớ những tác phẩm của nhà báo Dương Chiến, từng thấm mồ hôi và công sức để có những phóng sự truyền hình về những nơi xa xôi nhất của Tổ quốc. 

Kim Quý

Sau thời gian theo dõi, ngày 12/4/2024, các trinh sát Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hồ Chí Minh bắt quả tang nhóm đối tượng do Tăng Khải Văn (sinh năm 1988, trú tại quận 10) cầm đầu đang tổ chức đánh bạc qua mạng, dưới hình thức cá độ bóng đá.

Nguồn tin từ Cơ quan CSĐT Công an TP Nha Trang (Khánh Hòa) chiều nay (27/4) cho biết, trong hành trình truy bắt 3 đối tượng người nước ngoài gây án cướp tài sản có tổng trị giá gần 700 triệu đồng, các trinh sát hình sự phát hiện còn có 1 đối tượng đồng phạm khác cũng là người nước ngoài, nên đang khẩn trương truy lùng.

Quá trình kiểm tra, đối tượng khai nhận đang cất giấu trong người 1 khẩu súng ngắn, trong súng có chứa 4 viên đạn  với mục đích mua về để sử dụng phòng thân và hiện đang cất giấu ma tuý đá, heroin, hồng phiến tại chỗ ở của hai vợ chồng.   

Chiều 27/4, Trung tá Tạ Quang Dung, Trưởng Công an huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị cho biết, qua triển khai các biện pháp nghiệp vụ, đơn vị phát hiện một đường dây vận chuyển ma túy từ Lào vào Việt Nam theo đường mòn, lối mở trái phép trên tuyến biên giới huyện Hướng Hóa, nên xây dựng phương án đấu tranh, bắt giữ.  

Sau nhiều tháng trì hoãn, Hạ viện Mỹ đã phê duyệt khoản hỗ trợ quân sự trị giá gần 61 tỉ USD cho Ukraine. Ngay sau đó, Vương quốc Anh và nhiều nước châu Âu đồng loạt lên tiếng “hỗ trợ quân sự tối đa cho Ukraine” nhằm giúp nước này phòng thủ trước Nga. Giới chuyên gia đặt câu hỏi: Liệu 61 tỉ USD có đủ cho Ukraine không?

Bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ kết hợp với nguồn tin từ người dân cung cấp, lực lượng Công an đã khẩn trương truy bắt nhanh gọn 3 người nước ngoài đã đột nhập cửa hàng kinh doanh điện thoại ở phố biển Nha Trang (Khánh Hòa) để cướp tài sản.

Sáng 27/4, ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, người dân vẫn tiếp tục rời Hà Nội đi du lịch và về quê qua cửa ngõ phía Nam Thủ đô khiến mật độ phương tiện trên tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ tăng cao, ùn tắc kéo dài đã xảy ra trước trạm thu phí.

Từ nhiều năm qua, hơn 60 hộ gia đình nông dân ở thôn Lễ Lộc Bình, xã Sơn Thành Đông, huyện Tây Hòa (Phú Yên) bức xúc vì con đường đi ra đồng đất Khu A hình thành lâu đời bỗng bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) cho một hộ dân, cất nhà trên đó; để rồi bà con không có lối đi để sản xuất, vận chuyển nông sản.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文