Kỷ niệm 20 năm thành lập Ban liên lạc cán bộ Công an chi viện chiến trường miền Nam thời kỳ Kháng chiến chống Mỹ cứu nước:

Vẹn nguyên ký ức thời hoa lửa

09:16 28/04/2017
Đều đã ở độ tuổi “xưa nay hiếm”, đã trải qua quá nửa chặng đường của đời người, chuyện hiện tại dễ quên nhưng kỷ niệm quá khứ lại luôn nhớ. Thế nên với họ cứ mỗi độ tháng tư về, càng gần kỷ niệm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, những ký ức thời trẻ trai trong lòng mỗi chàng trai, cô gái, những cán bộ Công an chi viện cho chiến trường miền Nam ngày nào càng thêm sống dậy...



Trang trọng đưa tay vuốt tà áo đại lễ Công an, nơi những tấm huân, huy chương, những kỷ niệm chương sáng lấp lánh cài trên ngực áo, Thiếu tướng Phan Văn Lai không khỏi bồi hồi. Thế là chỉ vài ngày nữa thôi, ông sẽ được gặp lại bao người đồng đội năm xưa để thỏa sức hàn huyên, trò chuyện. Bởi đã thành thông lệ, cứ vào dịp lễ kỷ niệm Ngày chiến thắng 30-4, ông và đồng đội, những cán bộ Công an chi viện chiến trường miền Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước (KCCMCN) lại có dịp hội ngộ, ôn lại kỷ niệm ngày vui đại thắng.

Giờ tuổi đã cao, tóc đã bạc, tay đã run nhưng vẫn vẹn nguyên cảm xúc về cuộc chiến hào hùng và nghĩa tình đồng đội, vẫn ắp đầy trong ký ức về một thời thanh xuân đã sống và cống hiến cho đất nước. Tuổi trẻ của họ được khắc ghi bằng những ký ức hào hùng, bằng những tháng năm không thể nào quên.

Chẵn 10 năm đảm nhiệm cương vị Trưởng Ban liên lạc cán bộ Công an chi viện chiến trường miền Nam, kể về truyền thống lực lượng cán bộ Công an chi viện, Thiếu tướng Phan Văn Lai nhớ rất rành rẽ.

Cuộc hội ngộ giữa những người đồng đội Công an chi viện chiến trường miền Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Ông Lai chia sẻ, từ 260 cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam năm 1962, tổng kết chiến tranh đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Bộ Công an đã chi viện cho miền Nam hơn 11.000 cán bộ. Vào chiến trường, đội ngũ cán bộ Công an chi viện đã nhanh chóng hòa nhập với cán bộ An ninh tại chỗ, lăn lộn, bám sát phong trào cơ sở. Nhiều tấm gương chiến đấu, anh dũng hy sinh của cán bộ Công an chi viện còn sống mãi trong tâm trí đồng bào, đồng đội miền Nam.

“Tổng kết công tác chi viện An ninh miền Nam cho thấy, trong cuộc kháng chiến một mất một còn với kẻ thù đã có 908 cán bộ Công an chi viện anh dũng hy sinh, 46 cán bộ Công an chi viện bị địch bắt tù đày trong các nhà lao địa ngục trần gian của Mỹ - ngụy. Nhưng bởi được tôi luyện trong cuộc đấu tranh đầy cam go, ác liệt, các cán bộ Công an chi viện chiến trường miền Nam đã chiến đấu anh dũng, ngoan cường, lập nhiều chiến công xuất sắc, 16 cán bộ Công an chi viện được tuyên dương Anh hùng LLVTND. 

Đội ngũ cán bộ Công an chi viện chiến trường miền Nam đã góp phần không nhỏ làm chuyển biến tương quan lực lượng, là một trong những nhân tố góp phần quan trọng giúp lực lượng An ninh miền Nam không ngừng lớn mạnh mọi mặt, đủ sức đương đầu và đánh bại âm mưu hoạt động của các cơ quan tình báo, gián điệp, cũng như kế hoạch bình định của Mỹ-ngụy, góp phần làm nên đại thắng lịch sử mùa xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước” - Thiếu tướng Phan Văn Lai khẳng định.

Được thành lập từ năm 1997, tính đến nay đã vừa chẵn 20 năm, kể từ khi đi vào hoạt động, Ban liên lạc cán bộ Công an chi viện chiến trường miền Nam thời kỳ KCCMCN đã không ngừng phát huy tinh thần yêu nước, phẩm chất anh hùng của người chiến sĩ CAND cách mạng.

Họ - những con người đã từng vào sinh ra tử, sẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước ngày nào, giờ vẫn vẹn nguyên bầu nhiệt huyết cách mạng, tiếp tục cống hiến sức mình bằng các hoạt động tiếp lửa truyền thống, đền ơn đáp nghĩa, nghĩa tình đồng đội, góp phần không nhỏ trong việc giáo dục, nêu gương phẩm chất cao quý về lý tưởng, đạo đức, lối sống đối với các thế hệ cán bộ và tuổi trẻ CAND, góp phần xây dựng lực lượng CAND ngày càng trong sạch, vững mạnh.    

Dù cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước đã đi qua 42 năm nhưng trong tâm thức của những người cán bộ Công an chi viện chiến trường miền Nam những kỷ niệm chiến trường, nghĩa tình đồng đội cao cả dường vẫn còn sống mãi.

Nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; kỷ 20 năm Ngày thành lập BLL cán bộ Công an chi viện chiến trường miền Nam, với bài viết nhỏ mà chúng tôi ghi lại, dù vẫn còn là quá khiêm tốn so với những gì mà họ đã có, đã trải qua, nhưng dẫu gì điều đó cũng đã góp một phần minh chứng cho thấy họ - những cán bộ Công an chi viện chiến trường miền Nam thời kỳ KCCMCN thực sự là những con người “anh hùng trong thời chiến, tình nghĩa nhân văn trong thời bình”.

Bà Phạm Thị Thúy Mỳ - cô gái nhỏ chích máu viết đơn tình nguyện ra chiến trường

Gặp người phụ nữ có nụ cười đôn hậu, dáng mảnh khảnh, người đã từng chích máu viết đơn tình nguyện vào chiến trường miền Nam, đánh giặc cứu nước trả thù cho cha Phạm Thị Thúy Mỳ nhân chuyến Ban liên lạc tổ chức tham quan Bảo tàng CAND, hồi tưởng lại chuyện cũ, bà Mỳ dường như vẫn chưa hết xúc động.

Sinh ra và lớn lên tại xã Thanh Tân, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, khi cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước bước vào giai đoạn ác liệt nhất thì cô Mỳ cũng vừa bước vào tuổi trưởng thành. 

Năm 1965, nghe tin cha mình - một cán bộ An ninh Công an tỉnh Hà Nam chi viện chiến trường miền Nam vừa hy sinh anh dũng tại chiến trường Trị Thiên khói lửa, là chị cả của 4 đứa em thơ, còn mẹ thì luôn đau yếu, dù thương mẹ và các em vô cùng, nhưng cô vẫn tìm mọi cách để được ra tiền tuyến. Sợ lá đơn xin ra trận bị gạt, cô liền chích tay lấy máu viết đơn tình nguyện và giả chữ ký của mẹ đồng ý cho con vào chiến trường miền Nam rồi gửi tới Công an huyện Thanh Liêm.

Bà Mỳ chia sẻ, thời điểm đó, chiến tranh ngày càng ác liệt, sự sống và cái chết chỉ cách nhau gang tấc. Là lính cơ yếu bảo mật, cô và đồng đội phải làm việc giữa rừng để đảm bảo bí mật, ngày cũng như đêm, nắng cũng như mưa, nơi làm việc là sàn đất, còn nơi ngủ là những chiếc võng, chiếc tăng. 

Có những khi bom đạn địch vây ráp, phải di chuyển nơi làm việc, phải cõng những thùng tài liệu còn nặng hơn cả trọng lượng cơ thể mình để chạy giặc, vậy mà cô Mỳ mảnh mai ngày ấy vẫn băng băng cõng những thùng tài liệu xuyên núi, xuyên rừng.

Ông Vũ Hữu Mão - người Công an già vẫn say mê công tác xã hội

Gần 15 năm rời nhiệm sở, những tưởng về hưu ông sẽ được thanh nhàn. Ấy thế nhưng, với ông Vũ Hữu Mão - người chiến sĩ Công an chi viện miền Nam giờ đây dường như lại càng thêm bận rộn. Ông Mão quan niệm về hưu không có nghĩa là “nghỉ”, chẳng qua chỉ là bước chuyển, khi rời nhiệm vụ này để làm các nhiệm vụ khác miễn là còn tâm sức. 

Quả vậy, gần 15 năm sau khi nghỉ hưu, không còn đảm nhiệm công việc của một cán bộ Cục Xuất nhập cảnh, giờ tuy đang bước gần tới tuổi “thất thập cổ lai hy” nhưng ông Mão vẫn đảm trách cùng lúc 5 công việc xã hội trong đó có trọng trách là cán bộ thường trực Bảo tàng chiến sĩ cách mạng bị địch bắt, tù đày có địa chỉ ở huyện Phú Xuyên, Hà Nội. 

Phạm Tâm

Sáng 13/5, TAND TP Hà Nội tiếp tục phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Linh Ngọc (cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) cùng 26 bị cáo khác trong vụ án xảy ra tại Công ty Thái Dương và các đơn vị liên quan đến vụ khai thác trái phép đất hiếm ở Yên Bái, buôn lậu sang Trung Quốc.

Thời gian qua, gia đình ông Trương Hoàng Xuân (SN 1956, trú đường Nguyễn Viết Xuân, phường 4, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) cùng các con, cháu, người thuê phòng trọ phải vất vả bắc ghế, trèo qua hàng rào của Sở Lao động, thương binh và xã hội tỉnh Lâm Đồng (cũ) mới ra ngoài được. Nguyên nhân là do chủ sử dụng bất động sản liền kề không cho gia đình ông Xuân sử dụng lối đi này nữa.

Nhân viên kỹ thuật đã tự ý sử dụng 58 ống hỏa thuật “rồng lửa” còn sót lại từ Festival Nghề truyền thống Huế 2023 để thực hiện trong chương trình bắn hỏa pháo súng thần công. Các ống này đã bị thấm nước, gây ẩm không cháy do thời gian lắp đặt gặp mưa gió và hết hạn sử dụng, dẫn đến chất lượng không đảm bảo.

Tại bản kết luận điều tra trong vụ án Thuận An, Cơ quan CSĐT Bộ Công an xác định, bị can Nguyễn Duy Hưng (Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An) có mối quan hệ thân thiết với bị can Phạm Thái Hà (cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cựu Trợ lý nguyên Chủ tịch Quốc hội, theo dõi Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang).

Ngày 13/5, Công an tỉnh Bình Phước cho biết, Phòng Cảnh sát kinh tế đã phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành tiêu hủy 781kg thịt heo ôi thiu, dương tính với virus dịch tả lợn châu Phi, đồng thời thực hiện các biện pháp khử trùng, vệ sinh môi trường. Số thịt bị tiêu hủy này thu giữ tại cơ sở sơ chế trái phép của bà Tô Thị Bưởi, trú phường Tân Bình, TP Đồng Xoài.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cảnh báo Pakistan rằng New Delhi sẽ nhắm mục tiêu vào “nơi ẩn náu của khủng bố” bên kia biên giới một lần nữa nếu có các cuộc tấn công mới vào Ấn Độ và sẽ không bị ngăn cản bởi cái mà ông gọi là sự “tống tiền hạt nhân” của Islamabad.

Mối quan hệ nhạy cảm giữa Ấn Độ và Pakistan đang bước vào giai đoạn nguy hiểm khi chính quyền New Delhi đơn phương rút khỏi Hiệp ước Nước sông Ấn (IWT) lần đầu tiên trong lịch sử. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu khiến nguồn nước khan hiếm, cuộc tranh chấp lưu vực sông Ấn khiến chúng ta không khỏi suy nghĩ về tương lai khi những căng thẳng địa chính trị có thể bùng phát từ áp lực môi trường.

Từ vụ triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã xác định, trong 4 năm (từ tháng 8/2021 đến nay) có 573 nhãn hiệu sữa bột giả được tung ra thị trường. Điều này đã khiến cho dư luận không khỏi phẫn nộ bởi nhiều sản phẩm được quảng cáo dành cho trẻ em, người già, người có bệnh nặng. Đáng nói, sự tồn tại và phát triển này trong đó có cả sự bắt tay với người nổi tiếng, thậm chí là cơ quan chuyên môn để lừa dối, chiếm lòng tin của người tiêu dùng…

Ngày 13/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu cho biết vừa khởi tố bị can, cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Ngọc Thúy (SN 1962, ngụ phường 5, TP Bạc Liêu); Trần Thị Kiều Oanh (SN 1957) và Nguyễn Minh Hải Dương (SN 1973), cùng ngụ phường 1, TP Bạc Liêu về hành vi “Vi phạm quy định về quản lý tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.