Xuân Mậu Thân 1968 trong hồi ức của người gây dựng lực lượng an ninh vùng ven đô

07:57 29/01/2018
Vinh dự được điều động trở về miền Nam chiến đấu trong đoàn cán bộ an ninh đầu tiên của Bộ Công an chi viện cho chiến trường miền Nam, năm 1962, Đại tá Đặng Công Hậu (Bá Âm), nguyên Ủy viên Ban An ninh khu Đông Nam Bộ - cán bộ Công an miền Nam tập kết ra Bắc, đã cùng đoàn cán bộ an ninh gồm 260 người do đồng chí Thái Doãn Mẫn chỉ huy đã nhận lệnh vào chiến trường.

Đại tá Đặng Công Hậu kể, xuất phát từ miền Bắc vào dịp Tết cổ truyền, nhưng phải đến tháng 5-1962, đoàn mới có thể vượt Trường Sơn, vào đến căn cứ Ban An ninh Trung ương cục miền Nam. “Tại đây, tôi được điều về công tác ở An ninh khu Sài Gòn - Gia Định (An ninh T4).

Để củng cố lực lượng và xây dựng cơ sở, An ninh T4 tiếp tục phân công tôi về bám trụ, xây dựng lực lượng an ninh huyện Bình Tân, gồm địa bàn huyện Bình Chánh, quận Tân Bình và một phần Long An hiện nay”, Đại tá Đặng Công Hậu kể.

Về tăng cường nhận nhiệm vụ tại An ninh huyện Bình Tân tháng 8-1962, thời điểm này ở căn cứ an ninh huyện Bình Tân chỉ còn 2 đồng chí, lực lượng an ninh các ấp, xã hầu như chưa có. Nhưng với kiến thức đã được trau dồi từ miền Bắc, Đại tá Đặng Công Hậu đã bắt tay ngay vào việc tuyển chọn lực lượng; xây dựng bộ máy rồi vạch giáo trình huấn luyện cho lực lượng an ninh huyện, an ninh các xã, ấp và cả đội ngũ an ninh chiến lược hoạt động bí mật trong các ấp chiến lược trong vùng địch kiểm soát như Cầu Xáng, Chợ Đệm, Tân Bửu, Gò Đen… Đến cuối năm 1962, Ban An ninh Bình Tân ra đời và đi vào hoạt động.

Các tướng lĩnh, sỹ quan ANND, anh hùng lực lượng vũ trang và nhân chứng lịch sử trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

“Năm 1964, tôi được phân công làm Trưởng ban An ninh huyện Bình Tân, đây cũng là thời điểm Mỹ - ngụy tiến hành bắn phá, ném bom hủy diệt vùng căn cứ Bình Tân, biến nơi đây thành vùng trắng, oanh kích tự do. Thực hiện chủ trương luồn sâu, bám trụ, lực lượng an ninh Bình Tân đã chia ra bám dân, bám ấp chiến lược; một bộ phận bám theo người dân sinh sống dọc sông Bến Lức - Chợ Đệm; bộ hận còn lại bám căn cứ để sẵn sàng chống càn”, Đại tá Đặng Công Hậu nhớ lại.

Cuối năm 1967, để chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân, huyện Bình Tân được chia tách thành 2 huyện là Tân Bình và Bình Chánh, Đại tá Đặng Công Hậu được phân công làm Bí thư Huyện ủy Tân Bình, thuộc An ninh phân khu 2.

Căn cứ Huyện ủy Tân Bình khi đó nằm trong các ấp chiến lược ở Tân Hòa 1, Tân Hòa 2 và Vĩnh Lộc, là vùng lõm chính trị được người dân bảo vệ, có hệ thống thông tin liên lạc thông suốt phục vụ công tác chỉ huy. Huyện bố trí một trạm giao liên phục vụ công tác tiếp nhận vũ khí, đạn dược, làm nhiệm vụ dẫn đường và chuyển tài liệu hoặc chuyển chiến sỹ bị thương về hậu cứ ở Đức Hòa (Long An).

Đại tá Đặng Công Hậu nhớ lại, đêm 30 rạng sáng 31-1-1968, ta mở đầu đợt tổng công kích, với khí thế tấn công như vũ bão, hàng loạt căn cứ đầu não của Mỹ - ngụy ở Sài Gòn bị tấn công khiến địch bị nhiều thiệt hại.

Ở huyện Tân Bình, lực lượng an ninh, du kích địa phương đã đồng loạt tấn công hệ thống tháp canh, đồn bốt đặt ven xa lộ Đại Hàn (QL1 ngày nay) khiến địch phải đầu hàng hoặc bỏ chạy; địa phương làm chủ hoàn toàn tuyến đường huyết mạch này, tạo điều kiện cho các cánh quân mũi nhọn tiến nhanh hơn vào đánh chiếm nội đô Sài Gòn.

Trước khí thế tiến công hừng hực của quân và dân địa phương, tại địa bàn huyện Tân Bình, bọn tề, ngụy trong các ấp chiến lược hoàn toàn tan rã, An ninh huyện Bình Tân và các lực lượng tại chỗ đã giải phóng hoàn toàn các ấp, xã ven đô thuộc địa bàn quản lý.

Theo phân công, Tiểu đoàn 267 thuộc phân khu 2 - Bắc Long An đã nổ súng tiêu diệt địch, mở hướng tiến công ở phía Tây sân bay Tân Sơn Nhất để bộ đội chủ lực gồm một Trung đoàn thuộc Sư đoàn 9 đánh vào chiếm lĩnh sân bay. Ở mặt trận này, địch đánh trả quyết liệt gây tổn thất khá nặng nề cho tiểu đoàn 267.

Tại huyện Tân Bình, từ giữa đợt tổng công kích thứ nhất, quân Mỹ đã kéo từ miền Trung về chiếm đóng tại ấp Trung Hòa 1, tạo thành thế án ngữ, ngăn chặn không cho quân chủ lực của ta tiến công từ hướng Đức Hòa, Bến Lức (Long An) về nội đô Sài Gòn. Từ đây hằng ngày địch cho pháo kích, dùng trực thăng đổ quân xuống cán quét khu vực Đức Hòa, Bến Lức và cả Trảng Bàng (Tây Ninh).

Chúng điều xe cơ giới và bộ binh lấn chiếm dọc một đoạn xa lộ Đại Hàn từ ngã tư Bà Điểm đến vòng xoay An Lạc để chặn đường tiến quân vào nội đô của các đơn vị chủ lực của ta từ hướng này. Trong nội đô, Mỹ - ngụy ra sức lùng sục, truy kích hòng tiêu diệt lực lượng của ta khiến cuộc chiến càng thêm ác liệt.

Cuối tháng 4, đầu tháng 5 - 1968, Ban An ninh phân khu 2 mở Hội nghị triển khai đợt 2 kế hoạch Tổng tiến công xuân Mậu Thân cho Huyện ủy Tân Bình ở nhà má Bảy tại ấp Giồng Lớn, xã Mỹ Hạnh (huyện Đức Hòa - Long An). Hội nghị đang diễn ra thì bị pháo của địch ở Hậu Nghĩa bắn tới làm đồng chí Sáu Thành, Trưởng ban An ninh phân khu 2 và má Bảy hy sinh ngay tại chỗ; ông Hậu và nhiều đồng đội khác bị trọng thương.

“Cao điểm tấn công đợt 2 trong kế hoạch Tổng tiến công Xuân Mậu Thân đối với Huyện ủy Tân Bình bắt đầu từ giữa tháng 5-1968. Lúc này yếu tố bất ngờ đã không còn, địch đã đánh hơi được nên đẩy mạnh càn quét, đánh phá căn cứ vùng ven đô. Chúng tăng thêm quân số rất đông, củng cố lại các đồn bốt, bịt kín tuyến xa lộ Đại Hàn khiến cuộc chiến của quân và dân ta ở vùng ven đô ngày càng khốc liệt.

Ngày 15-6-1968, một đoàn nữ dân công trẻ của huyện Tân Bình thực hiện nhiệm vụ vận chuyển vũ khí, đạn dược vào nội thành và tải thương binh về hậu cứ ở khu vực Đức Hòa đã bị máy bay địch phát hiện, truy kích khiến 32 chị em hy sinh trên cánh đồng Bưng, xã Vĩnh Lợi”, Đại tá Nguyễn Công Hậu bùi ngùi nhớ lại.

Và ông kể tiếp: “Trong những tháng ngày mất mát và khốc liệt ấy, hàng trăm nữ thanh niên ở các xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B, Tân Hòa 1, Tân Hòa 2… đã xung phong lên đường thay thế số chị em vừa hy sinh, tiếp tục phục vụ chiến dịch. Điều này càng khiến người chỉ huy như tôi thêm kính phục, tri ân.

Bởi chính tinh thần quả cảm, xả thân của người dân vùng ven đô trong những ngày tháng khốc liệt đó đã góp phần làm nên những thắng lợi to lớn của quân và dân ta trong chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968”.

Đức Thắng

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文