Công an xã gần dân, giúp dân trong hoạn nạn

07:45 08/12/2024

Thời gian gần đây, có một số người dân ở miền núi A Lưới (Thừa Thiên Huế) vào rừng chăn nuôi gia súc, chăm bẵm rừng trồng hoặc thu hoạch nông sản đã không may bị lạc, không tìm được đường trở về nhà. Trước thực trạng này, Công an các xã biên giới thuộc huyện A Lưới đã tăng cường công tác tuyên truyền, yêu cầu người dân chú ý đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản khi đi rừng.

Một cán bộ Công an xã Hồng Vân (huyện A Lưới) cho biết, mùa mưa năm nay, có nhiều người dân ở các thôn bản thuộc địa bàn xã đi vào rừng để hái măng, tìm kiếm mật ong. Do những cánh rừng ở xã Hồng Vân nằm xa khu dân cư, có địa hình đồi núi cao, dốc đứng và đi lại khó khăn, trong rừng không có sóng điện thoại nên đã có một số trường hợp khi vào rừng đã bị lạc, không tìm được đường trở về nhà.

Gần đây nhất, vào sáng 20/11 vừa qua, chị Trần Thị Chiêu (SN 1994) và chị Ngô Thị Kha (SN 1981, cùng trú thôn Ca Cú 2, xã Hồng Vân) đi vào rừng để hái măng. Do trời mưa lớn nên đến chiều tối, cả hai chị không tìm được lối ra khỏi rừng dẫn đến bị lạc nhiều giờ trong rừng sâu.

Thiếu tá Pơ Loong Phát, cán bộ Công an xã Hồng Vân kể thêm, ngay sau khi nhận được tin báo, Công an xã lập tức báo đến Ban Chỉ huy Công an huyện A Lưới, đồng thời phối hợp với các lực lượng ở địa phương tổ chức tìm kiếm. Do điện thoại di động của 2 người phụ nữ vào rừng bị mất sóng, không thể xác định được vị trí nên cơ quan Công an đã đề nghị Viettel Thừa Thiên Huế định vị vị trí thuê bao số điện thoại di động của 2 người phụ nữ. Nhờ vậy nên sau đó, lực lượng Công an huyện A Lưới, Công an xã Hồng Vân và các đơn vị đã tìm thấy chị Chiêu và chị Kha...

Đến nay, sau nhiều ngày trở về nhà an toàn, nhưng khi nhắc lại sự việc bị lạc trong rừng, chị Ngô Thị Kha vẫn chưa hết bàng hoàng. "Do chủ quan nên khi vào rừng, chúng tôi không mang theo thức ăn mà chỉ mang theo 1 cái rựa và dụng cụ để chứa măng rừng. Đến gần chiều, do trời mưa nên chúng tôi quyết định trở về thì lại đi lạc đường. Tôi có gọi điện thoại về nhà nhưng không ai nghe máy. Sau đó chúng tôi đi tìm lối ra dẫn đến bị lạc sâu trong rừng và bị mất sóng điện thoại. Rất may nhờ có các anh Công an cùng lực lượng chức năng kịp thời tìm thấy chúng tôi", chị Kha xúc động kể lại.

Trước đó không lâu, 15 người dân ở các thôn Tân Hối, Ra Lo óc A Sốc, Lê Ninh, Lê Lộc 2 của xã Hồng Bắc (huyện A Lưới) đi làm nương rẫy, chăn thả trâu bò trong rừng cũng gặp đợt mưa lớn, nước suối dâng cao. Những hộ dân này phải ở lại tại các lán trại trong rừng và không thể trở về nhà. Nhận tin báo, chính quyền xã Hồng Bắc và Công an xã đã rà soát danh sách và lên phương án cứu hộ kịp thời.

Tại địa bàn xã biên giới Đông Sơn (huyện A Lưới) có 414 hộ dân với 1.620 nhân khẩu, chiếm phần lớn là đồng bào dân tộc Pa Cô, Tà Ôi. Cuộc sống của người dân địa phương chủ yếu dựa vào nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng lúa và trồng rừng. Vào những tháng cuối năm 2024, nhiều hộ dân ở xã Đông Sơn, trong đó có cả thanh niên và phụ nữ thường xuyên vào rừng để chăm sóc rừng trồng, hái măng, rau rừng và tìm kiếm mật ong. Để phòng tránh trường hợp người dân bị lạc trong rừng hoặc bị kẹt lại giữa rừng sâu do mưa lớn, lực lượng Công an xã Đông Sơn đã tích cực đến nhà các hộ dân để tuyên truyền, nhắc nhở người dân.

Đại úy Lê Khánh Long, Phó trưởng Công an xã Đông Sơn cho biết, nhờ tích cực bám địa bàn cơ sở, đặc biệt nhờ thực hiện phương châm 4 cùng (cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng đồng bào dân tộc thiểu số) với người dân nên công tác tuyên truyền của cán bộ, chiến sĩ Công an xã được người dân lắng nghe, thấu hiểu.

"Vào mùa mưa hiện nay, người dân ở các thôn trên địa bàn xã thường vào rừng hái rau, măng, lấy mật ong. Một vài hộ dân ở xã còn có trang trại ở khu vực bìa rừng nên cứ vài ba hôm thì các hộ dân này vào rừng để lùa gia súc về chuồng trại. Do đó, ngoài công tác tuyên truyền, nhắc nhở, Công an xã đã lập danh sách kèm số điện thoại của những hộ dân này để phục vụ liên lạc, tìm kiếm trong trường hợp người dân bị lạc trong rừng", Đại úy Lê Khánh Long thông tin.

Thượng tá Lại Phước Lợi, Trưởng Công an huyện A Lưới cho hay, thời gian qua, ngoài nỗ lực đảm bảo ANTT và an toàn giao thông địa bàn, lực lượng Công an ở các xã biên giới trên địa bàn huyện còn tích cực thực hiện công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia vào các mô hình tự quản, tự phòng để giữ vững trật tự an toàn xã hội.

Với phương châm "đi từng ngõ, gõ từng nhà", Công an các xã như Hồng Vân, Hồng Kim, Đông Sơn, Lâm Đớt… đã đến từng nhà các hộ dân thường xuyên vào rừng lao động sản xuất để vừa tuyên truyền các quy định pháp luật, vừa nhắc nhở người dân chú ý đảm bảo an toàn khi đi rừng, nhất là vào mùa mưa bão. Đồng thời lực lượng Công an xã còn hướng dẫn cho người dân một số kỹ năng cơ bản để có thể đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản khi bị lạc trong rừng.

"Riêng một số trường hợp không may bị lạc trong rừng, Công an huyện A Lưới đã nhanh chóng bố trí lực lượng, phương tiện, phối hợp với chính quyền địa phương và các đơn vị để khẩn trương lên phương án tìm kiếm, cứu hộ kịp thời. Nhờ thế nên những trường hợp bị lạc trong rừng đã được sớm tìm thấy và đưa trở về nhà an toàn", Thượng tá Lại Phước Lợi thông tin thêm.

Anh Khoa

Nửa thế kỷ sau ngày đất nước nối liền một dải, Việt Nam hiện lên trong mắt truyền thông quốc tế là một quốc gia vững vàng, độc lập, không ngừng phát triển và hội nhập, người Việt Nam tử tế và hiếu khách. Đại lễ 30/4/2025 không chỉ là dấu mốc lịch sử, mà còn lan tỏa niềm vui chiến thắng, niềm tự hào dân tộc tới bạn bè năm châu. 

Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh đề nghị các cấp, các ngành, tổ chức xã hội, doanh nghiệp, cá nhân và thân nhân các gia đình có người được đặc xá tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để những người được đặc xá nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng.

Chiều 1/5, thông tin từ Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết, trong ngày thứ 2 của kỳ nghỉ lễ, toàn quốc xảy ra 65 vụ, làm chết 28 người, bị thương 56 người. So với cùng kỳ năm 2024 giảm 10 vụ, giảm 2 người chết, tăng 6 người bị thương. Tất cả các vụ đều xảy ra trên đường bộ, đường sắt, đường thủy không xảy ra tai nạn. 

Đảng ủy Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an và gia đình thương tiếc báo tin: đồng chí Đại tá Trần Đào, nguyên Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông từ trần vào hồi 12h45’ ngày 1/5/2025, hưởng thọ 89 tuổi.

Ngày 1/5, Văn phòng Cơ quan CSĐT, Công an tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị hiện đang tạm giữ đối tượng Hà Văn Thúy (SN 1985), trú tại xóm Bắc Thắng, xã Tân Thắng, huyện Quỳnh Lưu để tiếp tục điều tra, làm rõ về hành vi gây rối trật tự công cộng.

Sáng 1/5, Trại giam An Điềm - Bộ Công an (đóng tại huyện Đại Lộc, Quảng Nam) tổ chức Lễ công bố quyết định đặc xá năm 2025 của Chủ tịch nước. Trung tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công an, Ủy viên Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá năm 2025, Trưởng Ban chỉ đạo đặc xá Bộ Công an dự và chỉ đạo buổi lễ.

Theo Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, nhiều người bị vết thương rất nhỏ như gai đâm, đinh đâm, xước da, dập móng... nhưng chủ quan không xử lý, dẫn tới nhiễm uốn ván nặng, khi vào viện đã nguy kịch. Tỷ lệ tử vong do uốn ván rất cao, nhất là ở trường hợp có thời gian ủ bệnh ngắn. 

80 năm đã trôi qua kể từ khi cuộc vượt ngục lịch sử diễn ra tại nhà tù Hỏa Lò (tháng 3/1945-3/2025). Chốn ngục tù tăm tối xưa kia nay đã trở thành Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò giữa trung tâm Thủ đô, hằng ngày đón nhiều lượt khách tham quan.

Trạm Kiểm soát Biên phòng Nhơn Hải (Đồn Biên phòng Nhơn Lý, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Định) phối hợp với Đội CSGT đường thủy (Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Định) và Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Định điều tra, làm rõ vụ một mô tô nước mất lái lao lên bờ làm 1 người tử vong, 1 người bị thương.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.