Hành trình tìm lại danh tính cho các liệt sĩ chưa biết tên

06:30 24/06/2025

Với mệnh lệnh từ trái tim, tổ công tác của Công an tỉnh Thanh Hóa đã không quản ngại khó khăn, đặt chân đến mọi vùng quê, từ đồng bằng, đô thị đến miền núi xa xôi nhất của tỉnh để thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ chưa xác định được thông tin. Hành trình ấy không ồn ào, chỉ có những bước chân bền bỉ mang đầy trách nhiệm, niềm tin và khát khao tìm lại tên cho những người anh hùng đã ngã xuống vì Tổ quốc hôm nay.

Trải qua các cuộc kháng chiến trường kỳ bảo vệ độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và làm nhiệm vụ quốc tế, hàng triệu người con ưu tú nước Việt đã không tiếc xương máu, hi sinh cho sự nghiệp cách mạng cao cả. Chiến tranh đã lùi xa nhưng nỗi đau vẫn còn hiện hữu, nhất là đối với những thân nhân liệt sĩ chưa tìm thấy hài cốt, nhiều mộ liệt sĩ có hài cốt nhưng chưa xác định được danh tính.

z6733887340093_88e6fedca7bc108598d6c3bf4618870e.jpg -0
Trường hợp mẹ liệt sĩ già yếu không thể đi lại được, tổ công tác trực tiếp đến tận nơi để thu nhận mẫu ADN.

Theo số liệu thống kê, hiện nay trên cả nước còn khoảng 500.000 liệt sĩ chưa xác định được danh tính, trong đó khoảng 200.000 hài cốt chưa quy tập và 300.000 hài cốt đã an táng nhưng thiếu thông tin. Riêng địa bàn tỉnh Thanh Hóa, có 37.720 liệt sĩ chưa xác định được thông tin với tổng số 39.137 trường hợp thân nhân cần thu nhận mẫu ADN.

Những năm qua, công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ luôn được Đảng, Nhà nước xác định là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn" của dân tộc. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, xác định danh tính liệt sĩ một cách chính xác, Bộ Công an đã triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu Căn cước tích hợp dữ liệu thông tin ADN và đề xuất Chính phủ thực hiện ề án thu thập, phân tích mẫu sinh phẩm ADN của thân nhân liệt sĩ để xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin, theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ và Ban Chỉ đạo quốc gia về tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ. Trong Đề án có nhiệm vụ thu nhận mẫu ADN từ thân nhân liệt sĩ để xây dựng ngân hàng Gen Quốc gia, làm cơ sở dữ liệu khoa học để đối chiếu và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ. Theo đó, lực lượng Công an nhân dân được giao nhiệm vụ phối hợp cùng các đơn vị y tế, quân đội, chính quyền địa phương để tiếp cận, thu nhận, giám định mẫu ADN từ thân nhân liệt sĩ trên phạm vi cả nước.Việc thu mẫu ADN được thực hiện một cách khoa học, nghiêm ngặt, đúng quy trình và hoàn toàn miễn phí, trong đó ưu tiên lấy mẫu của mẹ đẻ liệt sĩ và người thân bên ngoại của liệt sĩ, bởi đây là Gen trực hệ theo huyết thống, cho độ chính xác cao. Từ đây đã mở ra cơ hội mới để hàng trăm nghìn liệt sĩ chưa biết tên sẽ sớm được “xác thực” đầy đủ, chính xác danh tính.

Tại tỉnh Thanh Hoá, để triển khai đề án, Công an tỉnh đã phối hợp với Sở Nội vụ, các tổ chức chính trị xã hội để rà soát, xác minh, thu thập, làm sạch thông tin thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính, cập nhật dữ liệu trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Trong đợt cao điểm lần thứ nhất diễn ra từ ngày 12/5 đến ngày 16/5, Công an tỉnh Thanh Hoá và các lực lượng chức năng đã thu nhận được 933 mẫu ADN đối với các trường hợp là mẹ đẻ liệt sĩ và 1 trường hợp là thân nhân cận huyết thống bên ngoại của liệt sĩ. Đây là những mẫu ADN vô cùng quý giá nhằm làm phong phú hơn những thông tin, dữ liệu khoa học để đối chiếu, so sánh với dữ liệu ADN liệt sĩ, từ đó tìm ra danh tính của các liệt sĩ, thắp lên niềm hi vọng của các gia đình trong hành trình tìm kiếm hài cốt liệt sĩ.

Trung úy Lê Văn Tùng, cán bộ Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Thanh Hóa, chia sẻ: “Có những bản làng nằm rất xa trung tâm, để vào được, anh em phải di chuyển hàng trăm cây số, vừa bị áp lực về khoảng cách địa lý, vừa bị áp lực đảm bảo chất lượng tốt nhất cho các mẫu sinh phẩm. Trời nắng nóng, trong khi có rất nhiều trường hợp cần phải thu nhận ngay trong ngày để kịp thời gửi về trung tâm xét nghiệm. Có những mẹ đã già yếu, không còn minh mẫn nên việc lấy mẫu cũng cần phải kiên trì giải thích và được đồng thuận cũng mới lấy được”. Không chỉ khó về địa lý, nhiều gia đình ở đây còn không có sóng điện thoại, không biết tiếng phổ thông, khiến việc liên hệ và tuyên truyền, vận động phải thông qua các già làng hoặc cán bộ xã làm cầu nối. Bên cạnh đó, việc xác minh mối quan hệ huyết thống giữa liệt sĩ và thân nhân còn là một hành trình gian nan về thủ tục hành chính. Nhiều gia đình không còn giấy tờ gốc, thậm chí thân nhân cũng đã lớn tuổi, sức khỏe yếu, trí nhớ kém, khiến công tác xác minh trở nên hết sức khó khăn, Trung uý Tùng cho biết thêm.

Ông Tạ Hữu Dũng, Trưởng phòng Vận hành thu mẫu Dự án, Công ty cổ phần GeneStory - đơn vị phối hợp với Bộ Công an trong công tác thu nhận mẫu ADN ở Thanh Hóa cho biết: “Chúng tôi bố trí cán bộ có kỹ thuật và có kinh nghiệm để lấy mẫu. Đồng thời phía công ty cũng bố trí vận chuyển mẫu đi Hà Nội ngay trong ngày để bảo đảm chất lượng mẫu lấy, phục vụ cho công tác xét nghiệm, phân tích mã Gen và cập nhật dữ liệu”.

Quy trình thu nhận mẫu ADN tuy không phức tạp, nhưng lại đòi hỏi sự kiên trì, cẩn trọng tuyệt đối. Từng thao tác lấy mẫu cũng được tuân thủ nghiêm ngặt quy trình chuyên môn. Mỗi mẫu ADN là một niềm hy vọng nhưng phía sau đó là cả một câu chuyện, một thân phận, một gia đình. Vì vậy, mỗi giọt máu, mỗi tế bào niêm mạc thu nhận được là cả một câu chuyện về lòng kiên trì, sự sẻ chia và nghĩa tình sâu đậm. Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có hàng nghìn mẫu ADN đã được thu nhận và gửi về trung tâm giám định Gen. Mỗi người được gọi đúng tên trên bia mộ là thêm một gia đình được an ủi, thêm một linh hồn được yên nghỉ. Đó là phần thưởng lớn lao, là động lực âm thầm thôi thúc những người lính thời bình tiếp tục hành trình nhân văn này.

Hiện nay, Công an tỉnh đang tiếp tục chỉ đạo Công an cấp xã phối hợp rà soát, tổng hợp thông tin theo phiếu khảo sát để xác định thân nhân có quan hệ huyết thống theo dòng họ ngoại với các liệt sĩ chưa xác định được danh tính và tự nguyện cung cấp mẫu sinh phẩm trong quá trình cấp Căn cước để phục vụ lưu trữ, đối chiếu, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ. Tiếp tục bước chuẩn bị tốt nhất cho hành trình dài tìm kiếm, xác định danh tính hài cốt các liệt sĩ, đưa các anh về với gia đình. Đặc biệt, từ ngày 1/7/2025 đến trước ngày 27/7/2025, Công an tỉnh Thanh Hoá tiếp tục mở đợt cao điểm thu mẫu AND là toàn bộ thân nhân liệt sĩ chưa xác định được thông tin thuộc các nhóm còn lại chưa thu nhận. Cụ thể: Nhóm 3 gồm các trường hợp là anh, chị, em cùng mẹ đẻ liệt sĩ; nhóm 4 gồm các trường hợp là anh, chị, em của chị gái, em gái mẹ đẻ liệt sĩ; nhóm 6 gồm các trường hợp là con của chị gái, em gái liệt sĩ.

Thu nhận mẫu ADN thân nhân liệt sĩ là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, trong đó lực lượng Công an nhân dân đóng vai trò là cầu nối giữa chính sách và nhân dân. Đó không chỉ là câu chuyện khoa học hình sự, mà là câu chuyện của nghĩa tình, của lòng biết ơn đối với các anh hùng liệt sĩ đã không tiếc máu xương vì độc lập dân tộc, để Tổ quốc mãi trường tồn.

Trần Thắng

Thời gian gần đây, cơ quan chức năng liên tục phát hiện hàng loạt các nhãn hàng hóa giả mạo, kém chất lượng được đưa ra thị trường. Nhiều người dân bị “lừa” bởi  họ thiếu cơ sở để truy xuất nguồn gốc cũng như nguồn thông tin để tự kiểm tra chất lượng sản phẩm.

Cảng cá Cửa Việt, như một bến hẹn thầm lặng giữa trùng khơi và đất liền, vào mùa vụ cá Nam – một mùa vụ rất quan trọng với ngư dân Quảng Trị, không lúc nào ngớt tiếng máy tàu, tiếng khàn khàn của bộ đàm và cả tiếng rao của những bạn thuyền gọi nhau tiếp đá, đổ dầu, mang lương thực.

Ngày 9/7, Nhà hát Kịch Việt Nam chính thức khởi dựng 2 kịch ngắn nói về tình yêu bao la của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với dân tộc Việt Nam, bao gồm: “Chuyện nhà chị Tín”, “Miền Nam trong trái tim Bác”. Đây là các tác phẩm nằm trong chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” – chương trình chào mừng kỷ niệm 80 năm Quốc khánh (2/9/1945 – 2/9/2025).

Truyền thông Ấn Độ hôm 9/7 dẫn thông tin từ cảnh sát bang Bihar, miền Đông nước này, cho biết 5 thành viên trong một gia đình gồm hai vợ chồng, hai con và người bà, đã bị giết hại dã man tại nhà riêng sau khi bị hàng xóm nghi ngờ là phù thủy gây ra bệnh tật và tai ương cho những người trong làng.

Qua công tác thanh, kiểm tra, Sở Y tế Hà Nội phát hiện 70% điểm bán thức ăn đường phố khó truy xuất nguồn gốc, 68 bếp ăn tập thể vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP). Thời gian tới, Hà Nội sẽ thí điểm tổ chức suất ăn sẵn cho học sinh bán trú nhằm kiểm soát toàn bộ quá trình chế biến và giảm các khâu trung gian.

Việc ngành Thể thao Việt Nam vừa công bố hợp tác triển khai ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong huấn luyện tại bốn môn trọng điểm là bắn súng, bắn cung, taekwondo, boxing được kỳ vọng sẽ tạo nên đột phá, từ đó áp dụng thêm ở các môn khác.

Quá trình thanh tra phát hiện việc đấu giá 21 lô đất tại huyện Long Hồ (cũ), nay là phường Thanh Đức (tỉnh Vĩnh Long) đã để xảy ra sai phạm, thiếu sót và làm hạn chế cá nhân tham gia đấu giá, ảnh hưởng đến nhà đầu tư trong thực hiện các thủ tục, hồ sơ pháp lý liên quan đến dự án nhà ở.

Chiều muộn ngày 9/7, trao đổi với phóng viên Báo CAND, ông Phạm Bạch Đằng, Chủ tịch UBND phường Bồ Đề (TP Hà Nội) xác nhận, trên địa bàn vừa xảy ra vụ việc cô giáo bạo hành bé gái là học sinh một trường mầm non và Công an phường đã có báo cáo cụ thể. Hiện nay, bé gái đang được cơ quan chức năng đưa đi giám định thương tích.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.