Kỷ niệm 75 năm Báo CAND phát hành số đầu (1/11/1946-1/11/2021)

Khẳng định vị thế từ thương hiệu Giải Báo chí quốc gia

09:47 31/10/2021

Giải Báo chí quốc gia – giải thưởng lớn nhất của nghề báo, ý nghĩa không chỉ với người cầm bút mà còn đóng góp vào bảng vàng truyền thống và khẳng định thương hiệu của Báo CAND.

Nhìn lại 25 năm Giải Báo chí toàn quốc (nay là Giải Báo chí quốc gia), Báo CAND giữ vị trí đáng tự hào. Hầu như năm nào Báo CAND cũng có tác phẩm đoạt giải, trong đó có 4 giải A, rất nhiều giải B, C. Là giải thưởng danh giá nhất của nghề báo, việc đoạt nhiều giải thưởng cao và giữ sự ổn định hàng năm là một minh chứng sống động khẳng định vị thế tờ báo, khẳng định uy tín, chất lượng, hiệu quả và lòng tin của độc giả đối với các ấn phẩm của Báo CAND.

Các tác phẩm đoạt giải nổi bật là hai mảng thể loại báo chí: chính luận và phóng sự điều tra. Trong đó, phóng sự điều tra có đặc điểm phóng viên phải dành nhiều thời gian đi thực tế tại các địa bàn để tìm hiểu, thu thập tài liệu, gặp gỡ nhân vật phỏng vấn, lấy số liệu, có thể kéo dài nhiều tháng. Đặc biệt, nhóm phóng viên phải xâm nhập thực tế tại các điểm nóng về tội phạm, “bám càng” cùng lực lượng trinh sát vào địa bàn, đối mặt nhiều nguy hiểm, thách thức song cũng chính mảng đề tài này hội đủ chất liệu sống động, gai góc của cuộc đấu tranh chống tội phạm mà những người làm báo trong lực lượng CAND có điều kiện phát huy.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng; Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh chụp ảnh lưu niệm với nhóm tác giả Báo CAND và đại diện một số cơ quan báo chí đoạt giải A Giải Báo chí Quốc gia 2012 (ngày 21/6/2013).

Người giành nhiều giải thưởng ở thể loại này và khẳng định thương hiệu, uy tín là Đại tá Nguyễn Như Phong, nguyên Phó Tổng Biên tập Báo CAND. Ông đã 7 lần đoạt Giải Báo chí quốc gia với 2 giải A, 1 giải B, 3 giải C và 1 giải Khuyến khích, trong đó nhiều tác phẩm phóng sự điều tra gây tiếng vang một thời trên ấn phẩm An ninh thế giới như“Đường dây ma túy Xiêng Phêng – Vũ Xuân Trường” (Giải A năm 1996); “Theo chân những người truy lùng thủ phạm vụ cướp tiệm vàng Kim Sinh” (Giải C năm 1999); “Mặt thật của một vài người mượn danh hiền sĩ khoác chiêu bài dân chủ” (Giải A năm 2001); “Cận cảnh Tam giác Vàng” (Giải B năm 2009)…

Tiếp nối mạch nguồn, thể loại phóng sự điều tra tiếp tục được cán bộ, phóng viên Báo CAND thực hiện với nhiều loạt bài gây tiếng vang, tạo dấu ấn trong dư luận. Điển hình là loạt phóng sự điều tra 5 kỳ “Tập đoàn kinh tế Nhà nước – những lát cắt thời sự”, tác phẩm đoạt Giải A năm 2012 của nhóm tác giả Phạm Miên, Đăng Trường, Nguyễn Tuấn, Lệ Thúy. Điều đặc biệt, khác với mảng “sở trường” trong điều tra về tội phạm, tệ nạn xã hội, đây là loạt bài điều tra về kinh tế với rất nhiều thách thức đặt ra. Chỉ đạo thực hiện loạt bài này vào thời điểm dư luận bàng hoàng trước viễn cảnh nhiều tập đoàn lớn như Vinashin, Vinalines gây thất thoát, thua lỗ nguồn vốn, tài sản lớn của Nhà nước, Thiếu tướng Phạm Văn Miên (khi đó là Phó Tổng Biên tập Báo CAND) cho biết, loạt bài điều tra vừa thể hiện được tính khoa học, lý luận, gắn những số liệu, đánh giá có tính pháp lý của cơ quan chức năng, lại thổi vào đó độ nóng thời sự từ tác nghiệp trực tiếp, sinh động của phóng viên và chốt lại bằng luận cứ khoa học từ các chuyên gia…

Năm 2017, loạt bài “Hóa giải vùng đất dữ Lóng Luông” của nhóm tác giả Duy Hiển – Anh Hiếu đoạt Giải B. Đây là tác phẩm điều tra viết về Chuyên án 279LL – một chuyên án đấu tranh với tội phạm ma túy kéo dài tới 3 năm với 9 giai đoạn đấu tranh khốc liệt, được lãnh đạo Bộ Công an hết sức quan tâm, chỉ đạo sâu sát các đơn vị phá án. Kể về việc thực hiện loạt phóng sự điều tra này, nhà báo Lò Anh Hiếu chia sẻ, hơn 20 năm làm báo, cũng là ngần ấy năm chị gắn bó với vùng đất Tây Bắc. Những chuyến băng rừng, lội suối với người lính đang ngày đêm gồng mình chiến đấu trên trận tuyến ma túy nóng bỏng, đối với chị, đó thật sự là may mắn và hạnh phúc.

“Và thật vinh dự khi tác phẩm báo chí “Hóa giải vùng đất dữ Lóng Luông” được sinh ra trong hoàn cảnh ấy, được bạn đọc đón nhận và hiểu hơn về những hy sinh thầm lặng, sự mưu trí, dũng cảm trong từng trận đánh của lực lượng Công an” – nữ nhà báo Anh Hiếu bày tỏ.

Năm 2019, loạt bài điều tra “Ngăn chặn ma men cầm lái – từ hành vi đến pháp lý” của nhóm tác giả Phương Thủy, Trần Hằng, Minh Hiền, Xuân Trường đoạt giải B. Vấn đề nồng độ cồn được đặt ra nóng bỏng và cuối cùng, Nghị định 100/CP về phòng, chống tác hại của rượu, bia đã ra đời. “Đó là một vấn đề nóng cần vào cuộc nhưng chúng tôi chọn một góc nhìn mới và thuyết phục hơn” – nhà báo Phương Thủy chia sẻ. Đặc biệt, trong loạt bài này, nhóm phóng viên đã vào trại giam lấy ý kiến của những người đang thụ án. Đây là góc nhìn độc đáo, chính lời hối lỗi từ trại giam gửi gắm thông điệp thức tỉnh những tài xế đang ngồi sau tay lái, đừng “sai một ly, đi một dặm”.

Nhiều loạt bài điều tra khác gây tiếng vang và đoạt giải cao như “Vạch mặt những hành vi tham nhũng ở Bến xe miền Đông” của nhóm tác giả Nguyễn Xuân Xe, Nguyễn Thanh Hải, Trần Thúy Hà (Giải B năm 2006); “Gian lận xăng dầu - hành vi nghiêm trọng phải xử lý” của nhóm tác giả Hồng Thanh Quang, Nguyễn Hồng Thái, Nguyễn Xuân Xe, Nguyễn Thị Thu Phương… (Giải B năm 2008); “Gần 400ha rừng bị tàn phá, ai chịu trách nhiệm” của nhóm tác giả Lưu Hiệp, Hà Ly (Giải B năm 2015); “Bệnh án tâm thần, bùa hộ mệnh và những đường dây ma” của nhóm tác giả Minh Khoa, Trần Xuân (Giải C năm 2018)…

Bộ trưởng Tô Lâm động viên, tặng quà lãnh đạo, CBCS và các phóng viên tiêu biểu Báo CAND có tác phẩm đoạt Giải Báo chí Quốc gia 2019 (ngày 17/6/2020).

Thể tài báo chí chính luận cũng là thế mạnh của Báo CAND. Nhiều bài với cách lựa chọn vấn đề, dẫn chứng, lập luận sắc bén, có tính thuyết phục cao đã tạo hiệu ứng khi đăng tải và thực sự “chinh phục” giám khảo. Đặc biệt, trong thể tài chính luận, các bài viết đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng được Báo CAND đẩy mạnh, thu hút sự tham gia của nhiều cây viết. Đây cũng là thể loại mang dấu ấn của cơ quan báo chí lực lượng vũ trang cách mạng.

Nhiều tác phẩm đoạt giải có tính chiến đấu cao như: “Vạch trần bộ mặt thật của ông Lê Quang Liêm” của tác giả Lưu Vinh, Hồng Thái (Giải B năm 2001); “Cù Huy Hà Vũ và chiêu bài nhân cách” của tác giả Quý Thanh (Giải C năm 2011); “Vạch trần thủ đoạn các thế lực thù địch phá hoại Hiến pháp” của nhóm tác giả Thái An, Sông Lam, Hồ Tuyên (Giải B năm 2013); “Tự do Internet và chiêu trò lộng giả thành chân” của tác giả Đăng Trường (Giải B năm 2016)…

Nhiều bài viết chính luận với góc nhìn, cách tiếp cận mới, dẫn chứng và lý lẽ thuyết phục đã luận giải những vấn đề thực tiễn đặt ra như “Đạo lý Việt Nam trong Di chúc Bác Hồ” của tác giả Phạm Khải (Giải C năm 2014); “Văn hóa giao thông, trông người mà ngẫm đến ta” của tác giả Lưu Vinh, Xuân Luận (Giải C năm 2011); “Hòa hợp dân tộc – một góc nhìn thực chất” của tác giả Đăng Trường (Giải B năm 2015); “Bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng” của tác giả Cao Hồng (Giải B năm 2018)…

Hiện nay, các bài viết phản bác quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng đăng tải trên Báo CAND được duy trì hàng tuần với góc nhìn mới, lập luận chặt chẽ, đồng thời cách viết gần gũi, giảm tính “hàn lâm, lý luận”, giúp tiếp cận, lan toả với mọi đối tượng độc giả.

4 tác phẩm đoạt giải A, Giải Báo chí quốc gia

1. Đường dây ma túy Xiêng Phêng – Vũ Xuân Trường (tác giả Nguyễn Như Phong, Giải A năm 1996);

2. Mặt thật của một vài người mượn danh hiền sĩ khoác chiêu bài dân chủ (tác giả Nguyễn Như Phong, Giải A năm 2001);

3. Vụ án Minh Phụng – EPCO sau 10 năm nhìn lại: Vẫn thời sự và nóng bỏng (tác giả Nguyễn Công Long, Giải A năm 2007);

4. Tập đoàn kinh tế Nhà nước – những lát cắt thời sự (nhóm tác giả Phạm Miên, Đăng Trường, Nguyễn Tuấn, Lệ Thúy, Giải A năm 2012).

Đăng Minh

Temu - Ứng dụng mua sắm trực tuyến xuyên biên giới đổ bộ vào Việt Nam đang gây ra một cơn sốt cho các tín đồ mua sắm trực tuyến. Với kho hàng khổng lồ giá rẻ, hình thức linh hoạt, giao hàng nhanh chóng và đặc biệt là chính sách săn hoa hồng khủng đã khiến hàng triệu người “say men” vào lốc xoáy Temu…

Dự báo từ 3 đến 5/11, khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có khả năng xảy ra một đợt mưa to, cục bộ, có nơi mưa rất to. Từ 6/11, mưa lớn có khả năng dịch xuống khu vực Hà Tĩnh đến Bình Định và có khả năng còn kéo dài trong nhiều ngày; nguy cơ ngập úng tại các vùng trũng, thấp, lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.

Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) do Bộ Công an chủ trì soạn thảo đang được Chính phủ trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 8 gồm 8 chương và 65 điều, dự kiến thông qua vào ngày 28/11 tới đây. Qua 2 kỳ thảo luận, dự án luật được các đại biểu Quốc hội và người dân đánh giá cao bởi khi ban hành sẽ đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong đấu tranh phòng, chống mua bán người đang gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới.

Liên hoan phim (LHP) châu Á Đà Nẵng là cuộc chơi nghề nghiệp thực sự, không có bất kỳ sự nể nang nào trong tuyển chọn và tôn vinh các tác phẩm, nghệ sĩ. Ban giám khảo không thiên vị, rất thẳng thắn, Ban tổ chức cũng phải đợi đến “sát nút” lễ trao giải mới biết được kết quả.

Chiều 2/11, Đội CSGT số 4 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) cho biết, CBCS của đơn vị trong quá trình làm nhiệm vụ đã giúp đỡ gia đình chị Đ.T.H.H. (SN 1982; trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội) tìm thấy con trai đi lạc và đưa về nhà an toàn.

Tại Hội trường Tỉnh ủy Khánh Hòa chiều nay 2/11 đã diễn ra hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về điều động, chỉ định giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa nhiệm kỳ 2020-2025.

Hiện tượng lừa đảo dưới danh nghĩa bói toán, cúng giải hạn chưa bao giờ bớt “nóng”. Những kẻ lừa đảo tự xưng là “thầy”, là “cô” có khả năng đặc biệt, am hiểu về tâm linh, bói toán và cúng bái, hứa hẹn có thể hóa giải mọi xui rủi và mang lại bình an, tài lộc cho người đến xem.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ban hành kết luận điều tra vụ án “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng và một số địa phương liên quan. Trong đó, cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng và cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận cùng bị đề nghị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Làm thế nào để sinh viên ra trường có tính “thực chiến”? Giải pháp nào để gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp? Đào tạo những kiến thức nhà trường có hay những kiến thức, kỹ năng doanh nghiệp cần?... Đó là những vấn đề nóng được đưa ra bàn thảo tại sự kiện.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文