Hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Trung tướng Trần Quyết:

Những kỷ niệm xúc động về đồng chí Trần Quyết qua hồi ức của con trai

08:19 10/02/2022

Trong không khí những ngày đầu xuân mới, chúng tôi đến thăm gia đình Trung tướng Phạm Ngọc Quảng, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục V, Bộ Công an, con trai của đồng chí Trần Quyết để kính cẩn thắp hương tưởng nhớ đồng chí, lắng nghe những câu chuyện về người Cộng sản kiên trung đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và an ninh của đất nước.

Chỉ còn ít ngày nữa là kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Trung tướng Trần Quyết (tức Phạm Văn Côn), nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an (12/2/1922 - 12/2/2022).

Trong không khí những ngày đầu xuân mới, chúng tôi đến thăm gia đình Trung tướng Phạm Ngọc Quảng, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục V, Bộ Công an, con trai của đồng chí Trần Quyết để kính cẩn thắp hương tưởng nhớ đồng chí, lắng nghe những câu chuyện về người Cộng sản kiên trung đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và an ninh của đất nước.

Tây Bắc - ngôi nhà thứ 2 gắn với nhiều chiến công thầm lặng

Ngôi nhà của Trung tướng Phạm Ngọc Quảng ở quận Long Biên, Thủ đô Hà Nội luôn ấm áp những hình ảnh về người cha thân yêu, tấm gương đã rèn dạy anh và 4 người em gái khôn lớn, trưởng thành. Trong chiếc tủ giản dị tại phòng thờ Trung tướng Trần Quyết, gia đình trang trọng để những bức ảnh, kỷ vật cùng những phần thưởng cao quý mà ông đã vinh dự được lãnh đạo Đảng, Nhà nước trao tặng. Trên tường treo nghiêm ngắn Huân chương Sao vàng mà Đảng, Nhà nước đã trao tặng ông năm 2007. 

Trò chuyện với chúng tôi, anh Quảng chia sẻ, không chỉ là dịp Tết đến, Xuân về hay ngày lễ, ngày giỗ, mà đâu đó trong những lần sum họp gia đình, anh vẫn thường cùng con, cháu ôn lại những hồi ức đẹp, những câu chuyện về cha, ông để gìn giữ, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình cho các thế hệ hôm nay và mai sau...

Gia đình Thứ trưởng Trần Quyết chụp ảnh lưu niệm nhân dịp con trai Phạm Ngọc Quảng được phong quân hàm Trung tướng.

Trung tướng Phạm Ngọc Quảng cho biết, cách đây không lâu, anh có chuyến đi Tây Bắc, đến Sơn La thăm lại căn cứ địa gắn với cuộc đời hoạt động cách mạng của cha mình. Trên chặng đường xa xôi, vất vả, anh lại càng thấm thía tinh thần bền bỉ, đầy nhiệt huyết cách mạng của cha và đồng đội ông ngày xưa, trong điều kiện gian khổ, thiếu thốn trăm bề.

Rồi lần được mời dự Lễ khánh thành Đền thờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại khu rừng Đại tướng ở huyện Phù Yên, Sơn La, anh được nhiều đồng chí lãnh đạo tỉnh hỏi thăm và trân trọng tri ân những đóng góp của đồng chí Trần Quyết đối với sự nghiệp cách mạng và sự phát triển của tỉnh nhà.

"Chúng tôi rất xúc động vì đến thời điểm này, những năm tháng của thế kỷ XXI mà các thế hệ lãnh đạo trẻ vẫn nhớ về cụ, vẫn kể những câu chuyện về cụ tham gia hoạt động cách mạng...", anh chia sẻ.

“Tôi còn nhớ, trong câu chuyện của ông và gia đình ở những lần hiếm hoi mà ông dành thời gian cho vợ và các con, phần nhiều xoay quanh công việc, cuộc sống sinh hoạt ở Tây Bắc- nơi ông gắn bó hầu hết quãng thời gian hoạt động cách mạng và cũng là ngôi nhà thứ 2 nơi ông gặp gỡ, nên duyên vợ chồng với mẹ tôi là cô gái Thái xinh đẹp, người gốc Quỳnh Nhai Điêu Thị Hảo”- Trung tướng Phạm Ngọc Quảng cho biết.

Được biết, cái tên Trần Quyết là bí danh khi đồng chí đi hoạt động cách mạng còn tên thật của ông là Phạm Văn Côn, sinh ngày 12/2/1922 tại xã Ngọc Động, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Năm 1940, khi mới tròn 18 tuổi, đồng chí Trần Quyết đã tham gia Đội Thanh niên phản đế, làm Tổ trưởng Thanh niên cứu quốc. Năm 1942, đồng chí bị địch bắt đưa về giam tại Thái Nguyên và trong thời gian này, đồng chí vinh dự được kết nạp Đảng (tháng 4/1943); cuối năm 1944 bị địch chuyển về giam tại Nghĩa Lộ - Yên Bái. Tháng 3/1945, đồng chí tham gia phá Trại Nghĩa Lộ và trở về quê hoạt động cách mạng, được chỉ định làm Ủy viên Quân sự tỉnh Hà Nam.

Trong quá trình hoạt động cách mạng, năm 1946, đồng chí được Trung ương phân công làm Chủ nhiệm Việt Minh tỉnh rồi làm Bí thư Tỉnh ủy Sơn La. Quãng thời gian 10 năm sau đó (từ 1948-1958), đồng chí lần lượt được giao các trọng trách Khu ủy viên, Thường vụ Khu ủy, Phó Bí thư Khu ủy và Giám đốc Công an khu Tây Bắc (giai đoạn 1953-1958), có nhiều cống hiến gắn với các chiến công hiển hách của quân và dân ta trên địa bàn này.

Năm 1963, đồng chí là Cục trưởng Cục Bảo vệ nội bộ và đến năm 1967 được giao trọng trách mới, Thứ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) và thời gian từ tháng 12/1976 về sau, tại các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, V, VI, đồng chí được bầu làm Ủy viên BCH Trung ương Đảng; tháng 12/1986, được bầu Bí thư Trung ương Đảng. Trải qua nhiều cương vị công tác khác nhau, đến tháng 6/1987, đồng chí giữ chức vụ Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và nghỉ hưu từ tháng 10/1992. Ngày 1/3/2010, đồng chí từ trần, hưởng thọ 89 tuổi…

Với hơn 70 năm hoạt động cách mạng, gần 70 năm tuổi Đảng, dù ở bất cứ cương vị nào, đồng chí Trần Quyết luôn nêu cao và giữ trọn phẩm chất cao quý của người Cộng sản kiên trung, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Với những cống hiến, đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, đồng chí Trần Quyết đã vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng; Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng và nhiều phần thưởng cao quý khác.

Xúc động lần giở những kỷ vật của cha để lại, Trung tướng Phạm Ngọc Quảng tâm sự, quãng thời gian hoạt động cách mạng, cha anh đi biền biệt, ít khi về thăm gia đình, mẹ anh tần tảo nuôi nấng, dạy dỗ các con, làm hậu phương vững chắc cho ông. Ông Trần Quyết là người sống rất tình cảm, giản dị, chân tình và đối với con cái, ông không hề nuông chiều, luôn đòi hỏi các con phải tự lập, vươn lên, có lẽ nhờ vậy mà sau này khi bước ra đời, người con trai cả Phạm Ngọc Quảng vẫn luôn phải tự lực cánh sinh, trưởng thành bằng chính đôi chân của mình.

Thời điểm anh phải một mình sơ tán khỏi Hà Nội, trọ học ở Hà Bắc (nay là Bắc Ninh). "Một buổi sáng thấy ông lọc cọc đạp xe lên, tôi vô tư hỏi: “Bố lên có việc gì à? Ông bảo, bố lên thăm con thôi. Hai bố con tự nấu cơm, ăn với nhau một bữa rồi chập choạng tối mình tiễn ông ra đầu làng, ông lại đạp xe mấy chục cây số quay trở về Hà Nội. Hành động nhỏ nhưng giúp tình cảm cha con thêm gắn bó bền chặt, dạy tôi biết chăm lo cho gia đình mình và người thân sau này", anh Quảng kể.

“Lấy nhân tâm thu phục lòng người”

Hồi ức về Thứ trưởng Trần Quyết của con trai như mạch nguồn không dứt khi trò chuyện với chúng tôi. Anh Quảng chia sẻ: “Hồi tôi còn nhỏ, chưa vào ngành Công an thì cũng chưa hiểu hết về công việc của cha mình. Sau này về quê hương, lên Tây Bắc, có điều kiện gặp gỡ những người đã từng sống, làm việc, công tác với cha tôi, đồng thời tìm hiểu qua nhiều nguồn tư liệu quý, tôi mới biết ông có biệt tài về dân vận, lấy “nhân tâm thu phục lòng người”. Nhiều người sau khi nghe ông nói chuyện bị thu hút, cảm tình, từ đó tin tưởng, tham gia cách mạng và giúp đỡ, che chở cho ông hoạt động cách mạng. Trong hoàn cảnh nào, gian khó đến đâu, ông vẫn kiên định lý tưởng, vẫn vận động, thuyết phục người khác tin theo lý tưởng của Đảng. Đây cũng là một trong những bài học ông rút ra cho con cháu, truyền lại cho thế hệ sau”.

Nhớ lại những tháng năm xưa, Trung tướng Phạm Ngọc Quảng xúc động kể: "Ông giáo dục con cái rất tinh tế, truyền lửa cách mạng cho con cũng rất tinh tế. Trong những bữa cơm gia đình, ông kể nhiều câu chuyện, khen cái này là tốt, chê cái kia là xấu để con cháu hiểu và ngấm dần, từ đó có nhận thức đúng để hành động chuẩn mực”.

Vợ chồng Trung tướng Phạm Ngọc Quảng trò chuyện với phóng viên những hồi ức về người cha thân yêu của mình.

Anh Quảng nhớ lại một câu chuyện mà bố mình từng kể, đó là sau khi giải phóng Điện Biên, một bộ phận người Mông bị gián điệp do Pháp cài lại tác động gây bất ổn ở khu vực Tây Bắc. Ông Trần Quyết đã nhận diện ra một "trùm phỉ cứng đầu” kiên quyết chống phá cách mạng. Để thu phục người này, ông đã mời về ở cùng tại Công an khu, từ từ vận động, thuyết phục, cảm hóa. Sau 2 tháng được ăn ở với Công an, chứng kiến nhiệt huyết cách mạng, binh lực hùng hậu của lực lượng Công an và cả những câu chuyện tình người… "trùm phỉ" bị thuyết phục, trở về vận động bà con đi theo cách mạng, không quên giao ước với Giám đốc Công an khu Tây Bắc về "ám hiệu hành động" (người này không biết chữ - PV) nếu có tình hình bất ổn, nổi phỉ ở địa bàn ông ta sinh sống.

Bẵng đi một thời gian, một ngày nọ, ông Trần Quyết bất ngờ khi thấy "trùm phỉ" năm nào đã cử con trai phi ngựa ròng rã 2 ngày đường, kịp thời đưa "hòn than" và "chiếc lông gà" là quy ước ám hiệu năm xưa, báo với Giám đốc Công an khu Trần Quyết. Nhận thông tin, biết có biến, ông đã nhanh chóng tập hợp lực lượng tiễu phỉ, lập công xuất sắc. "Những câu chuyện như thế cũng là bài học nghiệp vụ cho mình trong thời gian học ở Trường An ninh cũng như thực tế công tác. Ông không giáo huấn nặng lời mà những chuyện kể cứ ngấm dần, truyền lửa yêu ngành, yêu nghề, khiến con cháu hăng say trong công việc, đến giờ vẫn không quên...", Trung tướng Phạm Ngọc Quảng trải lòng.

Trung tướng Phạm Ngọc Quảng bồi hồi nhớ lại: “Khi còn sống, còn sức khỏe, cứ dịp Tết đến, Xuân về, hầu như năm nào ông cũng đi thăm những cơ sở cách mạng, những người dân đã giúp đỡ, cưu mang ông thời kỳ tham gia kháng chiến chống Pháp, từ Hà Nam đến Sơn La, thậm chí có cả gia đình người từng là “trùm phỉ” được ông cảm hóa. Ít ai biết, ông là người tham gia khai giảng lớp D1 Học viện An ninh nhân dân, cũng là người có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục đào tạo thuở ban đầu của lực lượng Công an”.

Một kỷ niệm sâu sắc đó là khi được phong cấp bậc hàm Thiếu tướng CAND, anh Quảng đã không báo trước với cha. Vậy mà nghe tin, ông thức chờ bằng được con trai về để chúc mừng. Tối muộn anh về nhà, nghe tiếng anh mở cổng, ông từ trên gác 2 đi xuống, mặc comple, thắt cà vạt trang trọng và nói: "Bố đợi để chúc mừng con". Lúc đó anh mới thấy ân hận về sự vô tâm của mình, không hiểu hết tâm lý của cha, bởi đấy là khoảnh khắc người cha hết sức tự hào và mừng vui vì con trai đã có bước tiến bộ vượt bậc... Sau này, khi được phong hàm Trung tướng, anh đã có cơ hội sửa lỗi với bố mình.

Trong cuộc trò chuyện về cha mình - đồng chí Trần Quyết với chúng tôi, Trung tướng Phạm Ngọc Quảng và phu nhân cũng tự hào giở lại những trang Báo CAND, An ninh thế giới, Văn nghệ Công an có bài viết về ông. Ông Trần Quyết là người thẳng thắn, cương trực, trách nhiệm trong công việc và luôn quý ngành, mến nghề, dành tình cảm đặc biệt gần gũi, gắn bó, tin cậy với lực lượng CAND.

"Nhiều năm qua, Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an; lãnh đạo lực lượng Biên phòng, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cùng nhiều đơn vị khác vẫn luôn quan tâm, chu đáo đến thăm hỏi khi ông còn sống; đến thắp nén nhang, thăm hỏi gia đình, động viên con cháu khi ông đã mất. Đến ngày giỗ, năm nào Ban Tổ chức Trung ương cũng gửi lễ tới gia đình khiến con cháu cảm thấy ấm lòng. Chúng tôi cũng thấy trách nhiệm của mình trong việc gìn giữ và phát huy truyền thống mà cha tôi đã dày công vun đắp cả cuộc đời theo cách mạng…", Trung tướng Phạm Ngọc Quảng xúc động chia sẻ.

Anh Hiếu - Quỳnh Vinh

Quyết tâm duy trì mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" hiệu quả, thay đổi bộ mặt giao thông Thủ đô, lực lượng CSGT xử lý nghiêm tất cả những tài xế xe máy và ô tô có thói quen đứng đè vạch dừng hoặc đè vạch sang đường của người đi bộ, khi bị xử lý lại đổ lỗi do đường đông và đi vội.

46,15% cơ quan, doanh nghiệp bị tấn công mạng trong năm 2024; Số vụ tấn công mạng ước tính lên tới hơn 659.000 vụ; Việt Nam thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực chuyên trách về an ninh mạng; Tấn công có chủ đích, tấn công gián điệp và tấn công mã hoá dữ liệu là những hình thức tấn công phổ biến nhất; Tỷ lệ sử dụng sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” còn rất khiêm tốn, chỉ 24,77%; Tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân đáng báo động nhưng công tác đảm bảo an ninh còn nhiều lúng túng.

Sáng mai (24/12), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2) về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Che giấu tội phạm”.

Có thể khẳng định rằng, với Đề án 06 và ứng dụng VNeID do Bộ Công an chủ công xây dựng đã được phát triển mạnh mẽ, trở nên quen thuộc, thiết yếu trong công cuộc chuyển đổi số của người dân Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Năm 2024, thành phố đã triển khai ứng dụng hiệu quả VNeID trong chuyển đổi số, góp phần phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam Defence Expo 2024) là một sự kiện quy mô lớn, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ giới chuyên gia và truyền thông quốc tế. Đây không chỉ là cơ hội để Việt Nam khẳng định vị thế trong hợp tác quốc phòng toàn cầu mà còn là dịp để giới thiệu các thành tựu quốc phòng cũng như thúc đẩy hợp tác quốc tế.

Một cây cầu nối hai tiểu bang ở phía Bắc và Đông Bắc Brazil đã bị sập ngày 22/12 (giờ địa phương) khi các phương tiện đang băng qua, khiến ít nhất một người tử vong và làm đổ axit sunfuric vào sông Tocantins.

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã hoàn tất cáo trạng và chuyển hồ sơ sang Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra xét xử sơ thẩm 5 bị cáo gồm: Mai Thị Thanh Thủy (SN 1964, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Tài Thắng - Công ty Tài Thắng); Lê Tuấn Tú (SN 1987, con trai bị cáo Thủy, Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Quốc tế Tuấn Phát - Công ty Tuấn Phát); 2 nhân viên kế toán 2 công ty gồm: Đinh Thị Lan Hương (SN 1980), Nguyễn Thị Phương (SN 1987); Trịnh Thị Thanh Hòa (SN 1984, thủ kho kiêm thủ quỹ 2 công ty) về tội "Vi phạm các quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" theo quy định tại Điều 221, khoản 1, khoản 3 - Bộ luật Hình sự.

Không thụ động chờ các chính sách ưu đãi từ Trung ương, ngày càng nhiều tỉnh, thành phố chủ động thu hút các đoàn làm phim nhằm tích cực đẩy mạnh quảng bá địa phương, thu hút khách du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tại từng điểm đến. Đây là động thái cần thiết, không chỉ có lợi cho điện ảnh mà còn có lợi cho các địa phương, mặc dù, việc triển khai này bị cho là khá muộn so với nhiều quốc gia khác.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文