“Trái tim nhỏ” trong thực hiện Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

15:12 24/04/2023

Thời gian qua, cùng với lực lượng Công an cả nước, Công an tỉnh Hà Tĩnh đã nỗ lực không ngừng trong công tác chuyển đổi số để hướng đến xây dựng chính phủ điện tử, xã hội số. Trong đó, nổi bật là việc thực hiện hai “đại dự án” mang ý nghĩa chiến lược gồm: Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; Sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân gắn chíp điện tử.

Hiện nay, với vai trò là lực lượng nòng cốt, cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh Hà Tĩnh đang ngày đêm thực hiện các phần việc để bảo đảm tiến độ của Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06).

Tính đến thời điểm này, tỉnh Hà Tĩnh là đơn vị dẫn đầu toàn quốc về tỉ lệ cấp CCCD và xếp thứ hai về tỷ lệ kích hoạt tài khoản định danh điện tử. Trong thành quả chung đó, có vai trò đóng góp không nhỏ của Trung tá Võ Thị Thanh Trà, Đội trưởng đội Hướng dẫn đăng ký, quản lý cư trú; cấp, quản lý căn cước công dân, Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh.

Trung tá Võ Thị Thanh Trà (đứng thứ 2, trái sang) nhận giấy khen của Giám đốc Công an tỉnh.

Từ những buổi ban đầu…

Trưởng thành từ công tác tổng hợp, văn thư của Công an TP Hà Tĩnh, rồi Phòng Tham mưu Công an tỉnh Hà Tĩnh, Trung tá Võ Thị Thanh Trà “có duyên” với quá trình thực hiện chuyển đổi số trong ngành Công an. Và từ cái duyên ban đầu ấy, chị đã cùng đồng đội không ngừng học tập, nỗ lực, kiên trì, bền bỉ, thực hiện những nhiệm vụ “chưa có trong tiền lệ”, trở thành người góp phần nhóm lửa, là “trái tim nhỏ” trong thực hiện Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

Chị chia sẻ, được điều động bố trí công tác tại Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh từ tháng 6 năm 2020, đây cũng là thời điểm bắt đầu triển khai Dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về dân cư. Những ngày đầu tiếp nhận công việc mới với tập tài liệu CSDLQG về dân cư dày cộm, bản thân còn khá nhiều bỡ ngỡ, chị đã mạnh dạn đề xuất với lãnh đạo phòng phụ trách trực tiếp khi có đoàn công tác về cơ sở, cho chị đi cùng để học tập. Tuy nhiên, không phải ngày nào cũng có đoàn công tác về cơ sở, để nắm rõ hơn và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, chị đã liên lạc với một người bạn của mình trong ngành là Thượng tá Nguyễn Hoài Việt (lúc đó là Trưởng Công an huyện Thạch Hà) để nhờ đưa đi các xã trên địa bàn huyện Thạch Hà để học tập kinh nghiệm.

Lúc đó là tháng 6, thời tiết khá nắng nóng, và, chị nhớ mãi về hình ảnh anh em Công an xã Đỉnh Bàn mặc quần đùi, mồ hôi nhễ nhại, hồ sơ tài liệu giăng từ trong phòng ra ngoài hành lang đang làm nhiệm vụ phúc tra kết quả thu thập dữ liệu dân cư. Chị đã vào làm cùng anh em Công an xã. Từ đó về sau, cứ vào mỗi tối, hay Thứ  Bảy, Chủ Nhật mà không phải trực, chị một mình xuống xã Đỉnh Bàn trực tiếp làm cùng anh em.

Theo Trung tá Võ Thị Thanh Trà, chính từ những ngày đầu cùng với anh em Công an xã Đỉnh Bàn thực hiện các nhiệm vụ trong Dự án CSDLQG về dân cư, chị học tập và đúc rút nhiều kiến thức thực tế từ đó. Để rồi sau này tham mưu, triển khai thực hiện Dự án sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân (CCCD) và Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 được thuận tiện, khoa học, bài bản hơn.

Xác định CSDLQG về dân cư giữ vị trí, vai trò quan trọng, được coi là dữ liệu gốc, nền tảng, “trái tim” của Chính phủ số, giúp kết nối, chia sẻ thông tin dân cư với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác. CSDLQG về dân cư phải là dữ liệu “sống”, được thu thập, cập nhật thường xuyên, phải phục vụ thiết thực, hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý hỗ trợ tra cứu, xác minh các thân nhân, di biến động dân cư, quản lý các loại đối tượng liên quan đến tội phạm, góp phần hiệu quả vào công tác đảm bảo an ninh, trật tự, đấu tranh phòng, chống tội phạm. Cùng với Dự án sản xuất, cấp và quản lý CCCD,  đây là hai dự án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tiến trình xây dựng Chính phủ điện tử, có tầm ảnh hưởng chiến lược và lâu dài đến công tác quản lý nhà nước nói chung, đến công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự nói riêng, chuyển đổi phương thức quản lý từ “thủ công” sang “hiện đại”.

Trung tá Võ Thị Thanh Trà nhớ lại, triển khai thực hiện 2 Dự án là bài toán khó với nhiều yêu cầu khắt khe về chất lượng, công nghệ kỹ thuật, an toàn bảo mật thông tin, khối lượng công việc “khổng lồ” cùng với sức ép về tiến độ phải hoàn thành mục tiêu đặt ra trước ngày 1/7/2021 khi Luật Cư trú có hiệu lực. Thời gian thực hiện các Dự án là quãng thời gian dịch bệnh bùng phát, nhiều biến động bất ngờ, chưa từng có tiền lệ. Trong đó, nhiều tháng liền, nhiều địa phương trong tỉnh đặt trong trạng thái “phong tỏa”, “cách ly”, “giãn cách”. Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp đã gia tăng ảnh hưởng lớn đến tiến độ thu thập dữ liệu CSDLQG về dân cư và CCCD, nhưng dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an tỉnh, lãnh đạo phòng, anh em cán bộ chiến sĩ trong đơn vị, cùng lực lượng Công an huyện, xã triển khai đồng bộ các biện pháp nên đã đóng góp tích cực vào thành tích chung của lực lượng Công an tỉnh.

Cùng với đội ngũ cốt cán của Phòng Cảnh sát quản lý hành chính, chị đã tham mưu tích cực cho lãnh đạo đơn vị, hướng dẫn lực lượng quản lý hành chính cấp huyện, lực lượng Công an xã đã tiến hành khai thác, đối chiếu các loại hồ sơ, tàng thư,“đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng trường hợp” để thu thập, cập nhật, bổ sung thông tin, bảo đảm thông tin dân cư “đúng, đủ, sạch, sống”  trước khi đưa vào cơ sở dữ liệu. Do thời gian gấp, trong khi lượng thông tin cần đối soát quá lớn nên không chỉ Trung tá Võ Thị Thanh Trà  mà các anh em trong đơn vị từ lâu đã không còn khái niệm về thời gian nghỉ. Việc “tăng bo” ngoài giờ đã trở thành thường trực đối với lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH nói chung.

Với mỗi cán bộ Đội Hướng dẫn đăng ký, quản lý cư trú; cấp, quản lý căn cước công dân, công việc càng vất vả gấp bội bởi lẽ đây được xem là “đầu mối” trong thực hiện Đề án 06. Chừng ấy cũng đủ hình dung với cán bộ đóng vai trò đội trưởng như Trung tá Trà mọi thứ sẽ khó khăn đến nhường nào. Dù vậy, bằng sự tận tâm, trách nhiệm, Trung tá Võ Thị Thanh Trà thường xuyên bám sát các văn bản, hướng dẫn của cấp trên rồi cụ thể hóa thật phù hợp và hiệu quả khi triển khai tại Hà Tĩnh.

Trung tá Võ Thị Thanh Trà (người ngồi) làm thủ tục CCCD trên hệ thống điện tử.

…đến những con số “biết nói”

Có lẽ với Trung tá Trà và cán bộ, chiến sĩ lực lượng Cảnh sát Cảnh sát QLHC về TTXH nói chung sẽ nhớ mãi ngày 22/6/2021, bởi là dấu mốc lịch sử của chiến dịch thần tốc, quyết liệt và hiệu quả khi Bộ Công an công bố vận hành chính thức hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và hệ thống Sản xuất, cấp và quản lý Căn cước công dân từ ngày 1/7/2021. Cùng với đó là kể từ ngày 1/1/2023, theo Luật Cư trú 2020, sổ tạm trú, sổ hộ khẩu giấy chính thức được bãi bỏ trong tất cả những giao dịch thủ tục hành chính phục vụ nhân dân. Ðây được xem như một dấu mốc "lịch sử" đối với công tác quản lý hành chính.Thay vì quản lý bằng sổ hộ khẩu giấy, cơ quan chức năng quản lý thông tin cư trú của người dân trên môi trường số, điện tử.

Để thực hiện có hiệu quả quá trình chuyển đổi số, Trung tá Võ Thị Thanh Trà đã đề xuất lãnh đạo phòng tham mưu lãnh đạo Công an tỉnh chỉ đạo Công an các địa phương, cơ sở thực hiện điều tra cơ bản đối với số công dân chưa được cấp thẻ thuộc theo 5 nhóm đối tượng gồm: công dân đang ở nước ngoài; đang tạm trú ngoại tỉnh; đang thi hành án, truy nã; đang cư trú tại địa phương chưa thu nhận; tạm trú trong tỉnh.

Công việc này được triển khai với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người, soát từng trường thông tin trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư”. Từ tinh thần đó, Công an các địa phương đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động bà con kịp thời làm CCCD. Điển hình vào dịp tết Nguyên đán vừa qua, lực lượng đã không quản thời gian để thu nhận hồ sơ cấp thẻ CCCD và cấp tài khoản định danh điện tử nhằm tạo điều kiện cho người dân, đặc biệt là bà con xa quê về ăn tết. Bên cạnh đó, phạm nhân tại các cơ sở giam giữ đóng trên địa bàn cũng được tổ chức cấp thẻ CCCD phục vụ phát triển công dân số. Cùng với đó là việc hướng dẫn hoặc trực tiếp cài đặt app VNeID, tài khoản định danh điện tử ở hai cấp độ cho công dân; đồng thời rà soát, kiểm tra trên địa bàn còn trường hợp công dân nào đến tuổi, đủ tuổi chưa làm căn cước công dân gắn chíp, nhanh chóng cấp căn cước công dân gắn chíp phục vụ chuyển đổi số, bỏ sổ hộ khẩu…

Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội thành lập 2 tổ công tác lưu động, chỉ đạo công an cấp huyện thành lập 26 tổ công tác lưu động đến tận thôn, tổ dân phố, hộ gia đình, làm việc 24/24 giờ, kể cả ngày lễ, ngày nghỉ, tổ chức thu nhận hồ sơ cấp CCCD, cấp tài khoản định danh điện tử.

Với sự quyết tâm, nỗ lực của lực lượng Công an toàn tỉnh, sự tham mưu đắc lực của lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH và cá nhân Trung tá Võ Thị Thanh Trà, sau 1 năm triển khai Đề án 06, tính đến nay, toàn tỉnh Hà Tĩnh đã cấp được 1.120.269/1.192.722 công dân đủ điều kiện cấp CCCD (tỉ lệ 93,9%); cấp được 1.120.269/1.124.842 công dân hiện đang có mặt trên địa bàn (tỉ lệ 99,6%); kích hoạt 334.146/859.268 tài khoản mức 1 và mức 2, đạt tỉ lệ 38,9%. Trong đó, Hà Tĩnh có 6 Công an xã được Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm khen thưởng đã hoàn thành cấp CCCD cho người dân trong độ tuổi, gồm xã Thạch Kênh, huyện Thạch Hà; xã Ân Phú, huyện Vũ Quang; xã Sơn Lĩnh và xã Tân Mỹ Hà, huyện Hương Sơn; xã Kỳ Châu, huyện Kỳ Anh và xã Quang Lộc, huyện Can Lộc.

Thượng tá Trần Hữu Cảnh - Trưởng Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH (Công an Hà Tĩnh) đánh giá: “Bằng sự cần mẫn, tâm huyết, say mê, không ngừng học hỏi, sáng tạo và khoa học, Trung tá Võ Thị Thanh Trà không chỉ làm tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo đơn vị, quản lý tốt đội công tác mà còn triển khai thực tốt các nhiệm vụ trong Đề án 06. Cùng với đó, Trung tá Trà thường xuyên về cơ sở để cùng phối hợp kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện đề án ở từng tổ công tác, anh em Công an huyện, Công an xã trên địa bàn toàn tỉnh nhằm kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai, góp phần quan trọng vào thành tích chung của tỉnh Hà Tĩnh là đơn vị dẫn đầu toàn quốc về tỉ lệ cấp CCCD và xếp thứ hai về tỷ lệ kích hoạt tài khoản định danh điện tử”.

Với những con số “biết nói” trên sẽ là “cú hích”, là động lực để Trung tá Võ Thị Thanh Trà nói riêng và toàn lực lượng Công an Hà Tĩnh nói chung tiếp tục triển khai, đã và đang bắt tay vào thực hiện kế hoạch cao điểm nước rút cấp CCCD gắn chip, tài khoản định danh điện tử cho công dân trên địa bàn hoàn thanh trước ngày 20/6/2023, góp phần thực hiện hiệu quả công cuộc chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian sớm nhất…

Xuân Lý

Cuối năm là thời điểm nhu cầu tuyển dụng việc làm tăng cao, cùng với đó nhu cầu tìm việc làm cũng tăng, nhất là đối với những lao động muốn tìm kiếm việc làm thời vụ để có thêm tiền trang trải dịp Tết. Nắm bắt được tâm lý của người lao động, các đối tượng lừa đảo đã dùng nhiều hình thức tinh vi để lôi kéo, dụ dỗ.

Tính từ đầu năm đến nay, nhờ xử lý quyết liệt, tình hình trật tự an toàn giao thông (ATGT), trật tự xã hội trên địa bàn Hà Tĩnh cơ bản được giữ vững ổn định, hoạt động giao thông thông suốt. Không xảy ra ùn tắc, đua xe trái phép, gây mất trật tự công cộng. Thế nhưng, Trưởng phòng CSGT Hà Tĩnh bày tỏ: “Xử lý vi phạm nhiều mà tai nạn vẫn diễn biến phức tạp, chúng tôi còn trăn trở lắm”.

Mặc dù việc vỡ hụi diễn ra ở nhiều nơi đã được cơ quan Công an và báo đài đăng tải thông tin cảnh báo, nhưng không ít người vẫn mất cảnh giác, đặt lòng tin quá mức vào chủ hụi, khiến không ít người rơi vào tình cảnh khó khăn, mất tiền.

Là người nước ngoài duy nhất đoạt giải trong cuộc thi "Tìm kiếm sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài" năm 2024 do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao phát động, Lanny Phetnion đã gắn bó với tiếng Việt hơn 10 năm. Hành trình đến với ngôn ngữ này bắt đầu khi Lanny Phetnion nhận được học bổng theo học Khoa Tiếng Việt, Đại học Quốc gia Lào. Cũng từ đây, tiếng Việt đã trở thành bệ đỡ giúp cô gái miền Bắc Lào gặt hái không ít thành công. 

Quen đối tượng có thể làm giả giấy tờ trong ngành Công an, Quân đội, Đàm Đình Phú đã đăng bài trên mạng xã hội nhận làm thủ tục vay tiền đối với khách đang nợ xấu. Sau khi có khách đặt hàng, Phú sẽ yêu cầu cung cấp hình ảnh chân dung để làm giả các loại giấy tờ rồi liên hệ nhân viên ngân hàng làm thủ tục vay tiền, mục đích chiếm đoạt tiền vay.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文