Chuyện người quản lý

Cần có chính sách phù hợp để thu lợi từ vốn FDI ngành công nghiệp điện tử

08:50 17/11/2015
Trong thời gian gần đây, các tập đoàn điện tử lớn có xu hướng chuyển dịch cơ sở sản xuất sang Việt Nam. Một trong những lí do là vì sản xuất điện tử với chi phí cận biên thấp thường tập trung ở những quốc gia có lợi thế về chi phí lao động thấp.

Đơn cử, Samsung Electronics chuyển nhà máy sản xuất Smartphone từ Trung Quốc sang Việt Nam. Tháng 3 năm 2015, LG Electronics thông báo chuyển bộ phận sản xuất TV từ Thái Lan sang Việt Nam. Năm 2014, Microsoft dời dây chuyền Nokia từ Trung Quốc sang Việt Nam. Một số hãng điện thoại Archos (Pháp) và Compal (Đài Loan) muốn xúc tiến mở rộng đầu tư vào Việt Nam sau khi TPP được ký kết. Bên cạnh đó, Quy tắc xuất xứ trong AEC và TPP buộc các nhà đầu tư muốn tận dụng cơ hội thâm nhập thị trường ASEAN và TPP buộc phải đầu tư vào Việt Nam ở những giai đoạn chuyên sâu hơn, chuyển giao công nghệ để đạt tỷ lệ nội địa hóa.

Theo Tổng cục Thống kê, từ năm 2013 đến nay, tỷ trọng xuất khẩu ngành điện tử luôn chiếm vị trí dẫn đầu trong các ngành xuất khẩu của Việt Nam, tổng giá trị xuất khẩu hằng năm đã vượt ngưỡng 30 tỷ USD. Đến nay, lĩnh vực này đã thu hút hơn 10 tỷ USD vốn FDI. Trong thời gian tới, sản lượng điện tử của Việt Nam dự kiến tăng mạnh, đặc biệt là điện thoại di động và điện tử dân dụng...

Hiện nay, sức hấp dẫn của công nghiệp điện tử Việt Nam chính là các nhà máy sản xuất điện thoại di động quy mô lớn, trong đó Samsung là lớn nhất với hai nhà máy 2,5 tỷ USD ở Bắc Ninh và 2 tỷ USD ở Thái Nguyên. TP Hồ Chí Minh cũng thu hút Tập đoàn Samsung với dự án xây dựng nhà máy sản xuất hàng điện tử tại Khu Công nghệ cao. Đây là nhà máy thứ ba của Samsung tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư trên 1 tỷ USD. Sau khi nhà máy ở Thái Nguyên của Samsung đi vào hoạt động, các nhà đầu tư vệ tinh cũng đã tìm đến tỉnh này. Hàng trăm triệu USD đã được các nhà sản xuất linh kiện điện tử đầu tư ở Thái Nguyên, Hải Phòng… Và đương nhiên, hầu hết các nhà máy sản xuất linh kiện vệ tinh này cũng đến từ dòng vốn của FDI.

Tuy nhiên, trước những cơ hội lớn thì thu hút FDI vào lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Việt Nam cũng gặp phải một số thách thức như: công nghiệp điện tử mới chỉ dừng ở mức độ gia công gây khó khăn trong việc đáp ứng quy tắc xuất xứ trong AEC và TPP.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp điện tử trong nước chưa đóng góp nhiều trong chuỗi cung ứng hàng điện tử.

Cụ thể như vừa qua, Samsung Việt Nam cho biết, trong số 80 doanh nghiệp vệ tinh đang cung cấp linh kiện, phụ kiện, tỷ lệ doanh nghiệp Việt Nam cung cấp cho Samsung chỉ dưới 10%, đặc biệt lại chủ yếu cung ứng in ấn và bao bì, phần hưởng giá trị gia tăng thấp nhất, không tiếp thu được công nghệ cao, không có sức lan tỏa tới nền kinh tế.

Theo nhận định của Cục Đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư có thể chuyển địa điểm đầu tư sang các nước khác khi thời gian ưu đãi đầu tư kết thúc, do vậy sự cạnh tranh sẽ gay gắt hơn.

Theo đề xuất của Cục Đầu tư nước ngoài, để thu hút FDI vào lĩnh vực công nghiệp điện tử Việt Nam cần xây dựng chính sách khoa học công nghệ: khuyến khích chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, khuyến khích R&D (research and development) của doanh nghiệp, ký kết hợp đồng hợp tác công nghệ với các doanh nghiệp Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, liên kết giữa viện nghiên cứu và doanh nghiệp, lựa chọn sản phẩm và lĩnh vực nghiên cứu ưu tiên. Xây dựng Luật Sở hữu trí tuệ chặt chẽ, quy định thời hạn bảo hộ các sản phẩm điện tử dài để các nhà đầu tư trong và ngoài nước yên tâm đầu tư, chuyển giao công nghệ và phát triển sản phẩm. Đào tạo nguồn nhân lực theo hướng thực hành. Thực hiện chiến lược phát triển công nghiệp phụ trợ.

Phan Đức

"Không thể để Thủ đô cứ mưa lớn lại ngập, trong nội đô ngập, ở ngoại đô, người dân phải chèo thuyền vào tầng 2 nhà mình",  TS Cao Đức Phát, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phát biểu như vậy tại Hội thảo khoa học “Triển khai Luật Thủ đô số 39/2024/QH15: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” được tổ chức sáng 14/11 tại Hà Nội.

Trưa 14/11, Giải đua ghe Ngo trong Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng khu vực ĐBSCL lần thứ 6 và Tuần VH-TT&DL Sóc Trăng lần thứ 1 năm 2024 chính thức khai mạc tại Khán đài đua ghe Ngo (sông Maspero, TP Sóc Trăng), với sự tranh tài của 60 đội ghe Ngo (53 đội nam, 7 đội nữ) đến từ các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang, Kiên Giang và TP Cần Thơ.

Sáng 14/11, Phòng Tham mưu Công an TP Hồ Chí Minh đã cung cấp thông tin xung quanh việc mở rộng đấu tranh Chuyên án VN10, xử lý triệt để các đối tượng đã từng mua ma túy từ các đối tượng bị bắt giữ trong chuyên án để tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy. Đáng chú ý, các đối tượng liên quan tới cả người mẫu, diễn viên, ca sĩ và những người có ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội…

Ngày 14/11, thông tin từ Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội cho biết, đang điều tra vụ án hình sự Cưỡng đoạt tài sản, xảy ra tháng 7/2020 tại Phòng 1004, tầng 10, khách sạn Thể Thao (số 15 Lê Văn Thiêm, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội).

Chịu sức ép từ sự phục hồi của đồng USD và lợi suất trái phiếu tăng cao, giá vàng thế giới giảm sâu phiên thứ 4 liên tiếp, kéo giá vàng trong nước tiếp tục đi xuống.

Cảnh sát liên bang tại Brazil đang điều tra các vụ nổ làm rung chuyển trung tâm thủ đô Brasilia của nước này, ngay cạnh Tòa án Tối cao Liên bang và khiến ít nhất một người chết.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文