Điểm mặt các nhãn hiệu nổi tiếng làm lộ thông tin khách hàng

11:25 03/07/2018
Ít nhất 15 thương hiệu nổi tiếng bao gồm Adidas, Forever 21, Kmart, Best Buy,... đang làm lộ thông tin về thẻ thanh toán của khách hàng. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các vụ lộ lọt thông tin trên là do các sai sót trong hệ thống thanh toán - thông tin từ Business Insider cho biết.

Theo thông tin từ Business Insider, tính từ thời điểm tháng 1-2017 đến nay đã có ít nhất 15 vụ vi phạm về an ninh dữ liệu tại các nhãn hiệu nổi tiếng ảnh hưởng đến thông tin dữ liệu của người mua hàng trong hệ thống thanh toán - trực tuyến cũng như tại các cửa hàng của những nhãn hiệu lớn.

Hiện những vi phạm này vẫn đang tiếp tục gia tăng tại các nhà bán lẻ và doanh nghiệp khác. Đây thực sự là một mối nguy hiểm cho cả các thương hiệu lớn và khách hàng, ảnh hưởng trực tiếp niềm tin của người tiêu dùng đối với các hãng này.

Nghiên cứu từ KPMG cho biết, 19% tổng số người tiêu dùng sẽ dừng mua sắm hoàn toàn nếu như biết được cửa hàng bán lẻ vi phạm an ninh dữ liệu, 33% sẽ dừng mua sắm tại các địa điểm này trong một thời gian dài.

Dưới đây là một vài nhãn hiệu lớn đang bị ảnh hưởng:

1. Adidas

Hôm thứ Năm tuần vừa qua, Adidas tuyên bố "một bên không được cho phép" đã thông báo cho hãng này biết rằng họ có quyền truy cập vào dữ liệu khách hàng trên trang web chính thức của Adidas tại Mỹ. Hiện tại, Adidas cũng xác nhận rằng chỉ những khách hàng đã từng mua sắm và thực hiện giao dịch mua hàng tại trang Adidas.com phiên bản Mỹ có thể bị ảnh hưởng bởi rủi ro đó.

Những dữ liệu có khả năng bị ảnh hưởng bao gồm thông tin liên hệ của khách hàng như địa chỉ email và địa chỉ nơi ở, thông tin đăng nhập, tên người dùng và thậm chí là cả mật khẩu. Tuy nhiên mật khẩu được lưu trên trang web của Adidas đã được mã hóa nên nếu "bên không được cho phép" muốn sử dụng phải giải mã hóa trước.

Tuy Adidas không nói chính xác có bao nhiêu khách hàng bị ảnh hưởng bởi sự cố này nhưng một phát ngôn viên từ hãng đã nhận định khoảng "một vài triệu" tài khoản.

2. Kmart

Kmart là chuỗi cửa hàng bán lẻ thuộc sở hữu của Sears Holdings, chính vì thế những dữ liệu người tiêu dùng từ các store này cũng bị ảnh hưởng theo thông báo hồi tháng 4 vừa qua.

3. Best Buy

Best Buy là thương hiệu bán lẻ nổi tiếng chuyên về các sản phẩm công nghệ nổi tiếng như iPhone của Apple hay TV của LG. Best Buy cũng bị ảnh hưởng bởi dịch vụ trực tuyến 24/7 và công ty đã thông báo với khách hàng vào hồi tháng 4 vừa qua.

Nhưng nhà bán lẻ cho rằng "chỉ một phần trong tổng số các khách hàng mua sắm trực tuyến" bị ảnh hưởng, cũng như thông tin thanh toán của người tiêu dùng đang gặp nguy hiểm.

4. Forever 21

Vào tháng 11 năm ngoái, hãng thời trang Forever 21 cũng cảnh báo đến khách hàng của mình rằng một số thông tin của họ có thể bị đánh cắp.

Nguyên nhân do có một lỗ hổng trong thiết bị thu ngân của cửa hàng - đã vô tình tiếp xúc với dữ liệu của khách hàng như số thẻ tín dụng, ngày hết hạn thẻ và mã xác minh bí mật, sau đó truyền những thông tin này cho hacker. Khách hàng mua sắm tại các cửa hàng trong thời điểm từ tháng 3 đến tháng 7-2017 có khả năng bị ảnh hưởng bởi sự cố này.

V.Cường (tổng hợp

Vào 18h2' ngày 12/7, tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO) ở Paris, Pháp, Giáo sư Nikolay Nenov (Bulgaria) - Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa công nhận Quần thể Di tích và Danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc (thuộc địa bàn các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Ninh và thành phố Hải Phòng) là Di sản Văn hóa Thế giới.

Ngay sau khi nhận được tin báo, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH) Công an TP Huế đã huy động lực lượng, phương tiện đến cầu Dã Viên để tìm kiếm tung tích người nhảy cầu. Đến khoảng hơn 17h chiều cùng ngày, lực lượng CNCH đã vớt được thi thể người đàn ông nhảy cầu.

Chiều 12/7, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hồ Chí Minh cho biết vừa triệt phá băng nhóm mua bán hàng cấm là khí N2O (bóng cười) do đối tượng Trần Tuấn Kiệt cầm đầu. Chỉ từ đầu năm 2025 đến nay, các đối tượng đã cung cấp cho khách sử dụng hàng ngàn bình bóng cười, với tổng số tiền lên đến 253 tỷ đồng, thu lợi bất chính hơn 105 tỷ đồng…

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ra quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy trên toàn quốc đối với lô sản phẩm sữa rửa mặt chuyên dụng Gammaphil. Đây là lần thu hồi sản phẩm thứ 4 kể từ tháng 5 năm ngoái khi sản phẩm chứa chất bảo quản nhưng không công bố.

Ngày 12/7, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hồ Chí Minh đã kết luận điều tra đề nghị truy tố đối với các bị can: Huỳnh Thế Năng (SN 1959, cựu Tổng giám đốc Vinafood II), Đinh Trường Chinh (SN 1974, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Phát triển và kinh doanh nhà) và Nguyễn Thọ Trí (SN 1961, cựu Phó Tổng giám đốc Vinafood II) về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí".

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.