Học sinh THPT chế tạo thiết bị thông minh kiểm soát lái xe máy khi sử dụng rượu, bia

08:24 14/03/2018
Đó là em Nguyễn Văn Sỹ (học sinh lớp 11/2, Trường THPT Phan Châu Trinh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam). 

Em Sỹ cho biết, thiết bị mình chế tạo ra sẽ kiểm soát, nâng cao an toàn cho người điều khiển xe máy khi sử dụng rượu, bia. Với thiết bị này, em đã đạt giải nhì tại cuộc thi Sáng tạo Khoa học - Kỹ thuật tỉnh Quảng Nam cho học sinh THPT năm học 2017 – 2018.

Khi chúng tôi hỏi căn nguyên việc em chế tạo thiết bị mang tính cảnh báo với người điều khiển xe máy như trên, em Sỹ bày tỏ rằng, uống rượu bia là thói quen của nhiều người. Tuy nhiên việc lạm dụng rượu bia quá mức lại vô cùng nguy hiểm, không chỉ tổn hại sức khỏe của bản thân, mà người sử dụng rượu bia khi điều khiển xe tham gia giao thông còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông rất cao. 

Em Nguyễn Văn Sỹ bên chiếc xe máy được gắn thiết bị đo nồng độ cồn.

Nhận thấy được vấn đề đó, em đã nung nấu ý định thiết kế một thiết bị kiểm soát nồng độ cồn với hy vọng với thiết bị này có thể phần nào giảm đi số vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra cho người lái xe và cho những người tham gia giao thông trên đường. 

Cuối năm học năm 2016 - 2017, khi nhà trường phát động cuộc thi Sáng tạo Khoa học - Kỹ thuật cấp trường, em đã bắt tay phác thảo bản vẽ và nghiên cứu, dịch tài liệu nước ngoài để tham khảo cách tính toán đo nồng độ cồn. Khi đã có bản vẽ và tham khảo qua một số tài liệu, em lên mạng đặt thiết bị về và tiến hành làm. Ban đầu, em tận dụng chiếc xe máy của gia đình để làm thí nghiệm. Sau 6 tháng nghiên cứu, trải qua 3 lần thất bại, em đã chế tạo thành công máy đo nồng độ cồn gắn trên xe máy. 

“Thiết bị này có các chức năng là giúp người lái xe máy biết được nồng độ cồn trong hơi thở và máu như thế nào và kịp thời chủ động trong việc tham gia giao thông an toàn; chỉ cho phép khởi động xe sau khi đã kiểm tra nồng độ cồn qua khí thở; cũng như cảnh báo nguy hiểm khi nồng độ cồn quá cao và tự động liên lạc cho người thân; định vị vị trí của người say rượu bia thông qua tin nhắn hay Google maps để người thân dễ dàng xác định”, Sỹ giải thích.

Theo em Sỹ, khi người điều khiển xe máy thổi vào ống đo nồng độ cồn đặt ở đầu xe, cảm biến sẽ nhận biết và xuất tín hiệu xử lý. Nếu nồng độ chưa vượt ngưỡng mức cho phép, dưới 0,2mg/l khí thở thì mao mạch xử lý sẽ gửi đi tín hiệu cho động cơ có thể hoạt động, màn hình LCD sẽ hiển thị nồng độ cồn lên màn và sẽ báo “An toàn: Có”. 

Còn nếu nồng độ cồn vượt ngưỡng mức cho phép thì mao mạch sẽ đóng dây nguồn IC xe máy sau đó LCD sẽ hiển thị nồng độ cồn lên màn hình và báo cho ta biết “An toàn: Không”, đồng thời lúc đó điện thoại sẽ tự động gọi về 1 số điện thoại của người thân đã được cài đặt sẵn trong điện thoại với tên danh bạ “nguy hiểm” để người thân biết chủ nhân số điện thoại có nồng độ cồn đã vượt ngưỡng mức cho phép. 

Màn hình LCD thể hiện nồng độ cồn và báo mức độ an toàn.

Đồng thời, gửi tin nhắn tới thiết bị định vị thông qua một trình duyệt để nhận định vị trí của người lái xe. 

“Em mong muốn tạo ra một thiết bị đo nồng độ cồn có giá thành rẻ, dễ sử dụng mang lại hiệu quả cao với nhiều chức năng; giúp những người lái xe máy kiểm soát được bản thân khi đã sử dụng bia, rượu nhằm góp phần vào việc giảm thiểu tai nạn giao thông. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện có nhiều khó khăn trong lập trình nên dẫn tới hoạt động các thiết bị còn độc lập với nhau, nhiều chỗ chưa hiện đại, thiết bị chỉ hoạt động và đạt hiệu quả tốt nhất đối với những người có ý thức khi tham gia giao thông, nhằm hướng tới sống của con người được bảo vệ tốt hơn, một xã hội văn minh hơn”, Sỹ bày tỏ. 

Em còn cho biết thêm rằng, tổng số tiền mua vật dụng để làm mỗi thiết bị khoảng 800 nghìn đồng. Nếu có đủ kinh phí để mua thiết bị thì em có thể làm một sản phẩm trong vòng 3-4 ngày…

Thầy giáo Phạm Hữu Thức, Hiệu trưởng Trường THPT Phan Châu Trinh nhận xét, em Sỹ là một học sinh rất ngoan, học giỏi và đặc biệt rất đam mê sáng tạo. Nhà trường sẽ tạo điều kiện để cho em phát huy được thế mạnh trong sáng tạo khoa học cũng như các hoạt động khác.

Hà Vy

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng (như mạng xã hội và báo chí phản ánh mấy ngày qua), tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 150 nghìn đồng đối với người này về hành vi bán hàng rong không đúng quy định. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文