Khó truy cập internet, nhà mạng trấn an người dùng

17:35 13/10/2017
Do cáp quang biển AAG gặp sự cố, trong ngày 13-10, các kết nối internet trong nước đều bị ảnh hưởng. Trong khi người dùng kêu trời vì tốc độ internet quá chậm thì các nhà mạng lên tiếng trấn an rằng đây là sự cố bất khả kháng và sẽ mau chóng khắc phục.


Trên nhiều diễn đàn công nghệ và mạng xã hội Facebook, nhiều người sử dụng ADSL phản ánh về tình trạng khó truy cập internet. Một số website chỉ tải được chữ mà không có hình. Các tính năng video call, livestream… không ổn định, thậm chí không thực hiện được.

Đại diện phía nhà mạng cho rằng, đây là sự cố ngoài ý muốn bởi cả hai tuyến cáp AAG và SMW-3 đều đang gặp sự cố khiến dung lượng băng thông internet quốc tế của tất cả các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ internet (ISP) tại Việt Nam đang khai thác trên các tuyến cáp này bị ảnh hưởng.

Cáp quang biển AAG đã gặp sự cố vào lúc 7h 20 ngày 12-10. Đây là lần thứ 4 cáp quang biển này xảy ra sự cố kể từ đầu năm tới nay. Trước đó 2 ngày, tuyến cáp quang biển quốc tế SMW-3 cũng xảy ra trục trặc. Tuy vậy, phía VNPT vẫn cam kết sẽ đảm bảo đường truyền kết nối cho Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC 2017 diễn ra từ 17-21/10 tại Quảng Nam và Tuần lễ cấp cao APEC từ ngày 6-11/11 tại Đà Nẵng.

Đơn vị này đang tiến hành đo test cáp quang, thi công các nút mạng, lắp đặt 2 đường truyền internet trực tiếp tốc độ 500Mbps trong nước và 50Mbps quốc tế trên 2 hướng cáp vật lý độc lập; lắp 4 đường truyền cáp quang, 9 sợi cáp đồng...

Bên cạnh đó, VNPT tổ chức định tuyến lưu lượng qua hướng ưu tiên, xây dựng phương án mở ứng cứu thêm lưu lượng trên các hướng cáp khác (tuyến cáp APG, CSC), tăng cường kiểm tra để các tuyến cáp đất liền hoạt động ổn định....

VNPT khẩn trương khắc phục sự cố để đảm bảo đường truyền cho hội nghị APEC 

Mặc dù khẳng định đang khẩn trương khắc phục sự cố song các nhà mạng đều chưa đưa ra lịch sửa chữa chi tiết hai tuyến cáp này. 

K. Vy

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Giang vừa ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Văn Cao (SN 1962), Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng 767 (địa chỉ tại số 670 đường Ngô Gia Tự, phường Ninh Xá, TP Bắc Ninh) và 2 nhân viên công ty này về tội “vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文