Mark Zuckerberg ra điều trần trước Quốc hội Mỹ
Buổi điều trần "Sự riêng tư trên Facebook, Truyền thông xã hội và Việc sử dụng và dụng dữ liệu", với sự có mặt của Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện Chuck Grassley từ Đảng Cộng hòa, Chủ tịch Chủ tịch Ủy ban Thương mại, Khoa học và Giao thông Thượng viện John Thune từ Đảng Cộng hòa.
Chia sẻ trên trang cá nhân trước giờ "G", CEO Facebook cho biết đây là thử thách lớn nhất mà anh này từng gặp phải, đối mặt với Thượng Viện là việc không hề dễ dàng chút nào nhưng là việc cần thiết để làm rõ hơn về trách nhiệm của chúng ta để xây dựng, phát triển các công cụ.
Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg tại Quốc hội Mỹ |
Zuckerberg cũng đưa ra lời hứa sẽ làm tất cả mọi thứ có thể để Facebook trở thành một nơi mà mọi người có thể ở gần hơn với những ai họ quan tâm, và đảm bảo đó là một thế lực tích cực trên thế giới.
Tại buổi điều trần trên, Thượng nghị sĩ Fischer cho rằng Facebook rất "thích" nói lời xin lỗi, cứ mỗi lần xảy ra sự cố là một lần Facebook xin lỗi nhưng sau đó tất cả lại như cũ, không hề có sự thay đổi trong cách thức làm việc của Facebook.
Thượng nghị sĩ Fischer đưa ra câu hỏi về việc Facebook lưu trữ bao nhiêu dữ liệu của người dùng và tất cả những dữ liệu ấy liệu còn được lưu trữ ở những nơi khác không?
CEO Facebook thừa nhận mọi dữ liệu được người dùng khi hoạt động trên mạng xã hội bao gồm dữ liệu của cá nhân người dùng và cả những chia sẻ được họ xem đều được lưu trữ lại, điều này đồng nghĩa mỗi dấu chân của chúng ta đều bị Facebook lưu lại.
Cùng với đó, Zuckerberg cho biết hiện mạng xã hội đang chia dữ liệu của người dùng thành hai loại, loại đầu tiên là dữ liệu không thể kiểm soát do người dùng tự ý đăng tải hay chia sẻ của nhau, loại thứ hai là dữ liệu có thể kiểm soát là những dữ liệu liên quan tới các ứng dụng và quảng cáo.
Trong một câu hỏi chất vấn khác tới từ Thượng nghị sĩ Richard Blumenthal về việc liệu người đứng đầu mạng xã hội này có biết đến điều khoản dịch vụ dữ liệu người dùng có thể được dùng để bán ra ngoài phục vụ các mục đích khác nhau khi hợp tác với Kogan hay không đã khiến CEO Facebook thực sự lúng túng và phải thừa nhận rằng mình đã thiếu sót không hề đọc hết các điều khoản trên.
Tuy nhiên câu trả lời của CEO Facebook không khiến Thượng nghị sĩ Richard Blumenthal hài lòng, ông cũng đưa ra cáo buộc Facebook đã cố tình ngó lơ hành động vi phạm của Kogan để giúp Facebook có được nguồn lợi tài chính không nhỏ từ dữ liệu người dùng.
Buổi điều trần cũng chứng kiện cảnh hội trường xuất hiện rất nhiều tiếng cười sau màn đối đáp chất vấn giữa Thượng nghị sĩ Lindsey Graham với CEO Facebook
Thượng nghị sĩ Graham khởi đầu với câu hỏi “Ai là đối thủ lớn nhất của bạn?”. Câu hỏi tưởng chừng khá bình thường nếu đặt vị trí vào các doanh nghiệp khác thì lại thành câu hỏi quá khó cho Mark Zuckerberg khi anh thể hiện rõ sự lúng túng. Một loạt tên các gã khổng lồ công nghệ được CEO Facebook trưng ra từ Google, Apple, Amazon đến Microsoft.
Cảm thấy câu hỏi trên có phần quá khó để CEO Facebook đưa ra câu trả lời, ông Graham tiếp tục: "Nếu tôi mua Ford, và nó không hoạt động tốt, tôi không thích nó, tôi có thể mua Chevrolet. Nếu tôi buồn với Facebook, sản phẩm tương đương tôi có thể đăng ký là gì?”.
Tuy nhiên Zuckerberg vẫn trả lời quá dài dòng và lệch xa vấn đề khi tính toán người Mỹ trung bình sử dụng tám ứng dụng khác nhau để kết nối với bạn bè của họ và Facebook chỉ là một trong số đó.
Câu trả lời này khiến Thượng nghị sĩ Graham phải cắt lời và hỏi Zuckerberg nghĩ sao nếu Facebook bị cho là một nhà độc quyền.
"Chắc chắn tôi không cảm thấy thế," Zuckerberg đáp. Hội trường rộ lên một vài tiếng cười sau câu trả lời của Mark Zuckerberg.
Trong một diễn biến khá bất ngờ khi cuộc điều trần của Mark Zuckerberg tại quốc hội Mỹ diễn ra, giá cổ phiếu của Facebook tăng bất ngờ 4,5%. Đây là lần đầu tiên sau khoảng 1 tháng tụt liên tiếp của cổ phiếu Facebook trước bê bối rò rỉ dữ liệu người dùng.