Nâng cao năng lực ứng phó rủi ro an ninh mạng
- Nội địa hóa các dòng sản phẩm an toàn, an ninh mạng quan trọng
- Cục An ninh mạng ủng hộ gần 150 triệu đồng chung tay vì miền Trung thân yêu
- Lần đầu tiên đào tạo thạc sĩ về an ninh kinh tế, an ninh thông tin và an ninh mạng
Đây là số liệu báo động được công bố tại Hội thảo và triển lãm quốc tế về an toàn, an ninh mạng Việt Nam năm 2020, được tổ chức sáng 10/11 dưới sự bảo trợ và chỉ đạo của Ban Kinh tế Trung ương cùng Bộ Thông tin và Truyền thông, với chủ đề “An toàn bảo mật thông tin trong kỷ nguyên Trí tuệ nhân tạo và Dữ liệu lớn.
Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về nhiễm mã độc
Hiện nay, chuyển dịch hoạt động theo hướng số hoá là xu hướng được nhiều cơ quan nhà nước và các tập đoàn, doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam triển khai nhằm cải thiện và tối ưu hoá hiệu quả vận hành.
Tuy vậy, trong bối cảnh các tài nguyên, dữ liệu quan trọng đang được lưu trữ ngày một nhiều trên môi trường số cùng sự bùng nổ của các thiết bị kết nối cá nhân, điều này vô tình trở thành “điểm yếu” dễ bị khai thác. Những kẻ tấn công đang có nhiều “cửa ngõ” hơn để thâm nhập vào kho dữ liệu của các tổ chức và khiến quy trình bảo mật thông tin càng trở nên phức tạp.
Trung bình 1 ngày, Việt Nam cảnh báo và xử lý 14 cuộc tấn công mạng. |
Theo thống kê từ Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin & Truyền thông), tính đến tháng 9/2019, Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về nhiễm mã độc, đứng thứ 2 khu vực Đông Nam Á về tấn công email và thứ 3 thế giới về tấn công botnet. Đặc biệt, các cuộc tấn công không chỉ gia tăng nhanh về số lượng, thời lượng và tần suất, mà còn được tăng cường bởi sức mạnh của các công nghệ mới, dẫn tới các vụ rò rỉ, đánh cắp, phá huỷ dữ liệu quy mô lớn nhắm vào các hạ tầng trọng yếu của quốc gia, doanh nghiệp.
“Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, trong 10 tháng đầu năm 2020, số lượng cuộc tấn công mạng gây ra sự cố đã ghi nhận là 4.161 cuộc, trung bình 1 ngày chúng ta đã cảnh báo và xử lý cho khoảng 14 cuộc tấn công mạng”, ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương thông tin.
Trước thực tế đó, trong thời gian qua, công tác bảo đảm an ninh mạng đã được Đảng, Chính phủ quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt; các cơ quan có chức năng và vai trò chính như Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Cơ yếu Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Tư lệnh 86 đã có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ và hiệu quả.
Đến nay, đã có 215 cơ quan tham gia mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng. Về phát triển thị trường và hệ sinh thái sản phẩm an toàn thông tin mạng, Bộ Thông tin và Truyền thông đã thực hiện cấp phép cho 87 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vưch an toàn thông tin mạng, tỷ lệ nhóm chủng loại sản phẩm an toàn thông tin nội địa chiếm khoảng 72,7% so với hệ sinh thái sản phẩm an toàn thông tin mạng; đã thành lập Liên minh phát triển sản phẩm an toàn thông tin mạng Việt Nam với sự tham gia của 21 doanh nghiệp.
Tuy vậy, nhìn nhận một cách thẳng thắn, bên cạnh các kết quả tích cực, vấn đề bảo đảm an ninh mạng vẫn còn những hạn chế nhất định về tiềm lực, nhận thức của các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp, cá nhân, về huy động, khai thác các nguồn lực…
Mỗi phút, mất 11,4 triệu USD chi phí an ninh mạng
Đến từ một lĩnh vực rất nhạy cảm là ngân hàng, đại diện Vietcombank cho rằng gian lận trong giao dịch ngân hàng số hiện đang trở nên phổ biến và dẫn Báo cáo 2018 của PwC cho thấy 52% doanh nghiệp Việt Nam hứng chịu các tấn công lừa đảo trong vòng 2 năm và 20% trong số các vụ đó liên quan đến tội phạm công nghệ. Song, với lĩnh vực ngân hàng, sẽ rất khó khăn trong phát hiện, phòng chống gian lận do chính nhận thức của người dừng, việc mở thẻ dễ dàng trong khi các gia dịch, thủ đoạn gian lận ngày càng tinh vi.
Theo tính toán của một số nghiên cứu quốc tế, đến 2021, các chi phí liên quan đến vấn đề vi phạm bảo mật, tội phạm mạng, an ninh mạng sẽ tiêu tốn của các tổ chức, doanh nghiệp trên thế giới 24,7 USD mỗi phút, tăng 2 USD so với năm 2020, điều này có nghĩa là sẽ mất ít nhất 11,4 triệu đô la mỗi phút cho các vấn đề liên quan đến vi phạm an ninh mạng trong năm 2021, tăng 100% so với năm 2015. Dự báo tính trung bình, cứ mỗi phút sẽ có 1,5 cuộc tấn công vào máy tính có kết nối Internet, 375 mối đe dọa mới được phát hiện, 16.172 bản ghi dữ liệu bị xâm phạm, 35 email spam COVID-19 được phân tích…
Đối với Việt Nam, năm 2021 là năm diễn ra Đại hội khóa XIII của Đảng; năm đầu tiên Việt Nam triển khai thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu đến năm 2030 trở thành nước thành 30 thắng lợi có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vở thành 30 thắng lợi có công nghiệp , Việt Nam phải thực hiện mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số trong tất cả các ngành, các lĩnh vực.
Vì vậy, nhiệm vụ bảo đảm an ninh mạng tiếp tục được coi là nhiệm vụ trọng yếu, then chốt cần được đặc biệt ưu tiên trong thời gian tới, nhất là trong bối cảnh các doanh nghiệp chuyển đổi mô hình kinh doanh và tăng cường áp dụng công nghệ số trước tác động của dịch COVID 19 và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
“Trong bối cảnh các nguy cơ và hiểm họa gây mất an toàn thông tin ngày càng nhiều và mức độ sử dụng kỹ thuật ngày càng tinh vi như hiện nay, việc tăng cường triển khai đồng bộ, tổng thể các giải pháp đảm bảo an toàn thông tin trong đó có giám sát an toàn thông tin cho các cơ quan Nhà nước là việc hết sức cần thiết và cấp bách”, ông Vũ Đình Thu, Trưởng phòng Đánh giá An ninh mạng - Ban Cơ yếu Chính phủ nhận định và cho biết Ban Cơ yếu Chính phủ đã chủ động nghiên cứu đưa ra nhiều giải pháp để đảm bảo an ninh thông tin và cũng đã triển khai có hiệu quả các giải pháp này ở nhiều cơ quan.
Trong khi đó, TS. Nguyễn Khắc Lịch, Phó Cục trưởng, Cục An toàn thông tin Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng bảo vệ người dùng trên không gian mạng gồm 2 vấn đề là đẩy mạnh Đề án “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác sáng tạo, lành mạnh trên môi trường mạng” và Xây dựng “Cổng không gian mạng quốc gia” nhằm cung cấp đầy đủ, toàn diện và là nơi để người dân, tổ chức khi tham gia vào không gian mạng có thể được hỗ trợ bảo vệ.
Ngoài ra, ông Lịch cũng nhấn mạnh định hướng đảm bảo an ninh thông tin chính là con người “An ninh thông tin là yếu tố sống còn, không thể tách rời trong quá trình chuyển đổi số quốc gia. Con người chính là chủ thể của tất cả. Con người tốt mới vận hành hệ thống tốt, xử lý rủi ro tốt”.