Người dùng Chrome có nguy cơ dính mã độc

21:02 06/11/2019
Cảnh báo nguy hiểm đối với trình duyệt Chrome vừa được Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và truyền thông) đưa ra.


Cụ thể, trong thông báo được phát đi hôm 5-11, qua theo dõi thông tin trên không gian mạng và hoạt động hợp tác, chia sẻ thông tin với các tổ chức lớn về an toàn thông tin trong và ngoài nước, Cục An toàn thông tin (Bộ TT-TT) đã ghi nhận xu hướng khai thác lỗ hổng (CVE-2019-13720) trong trình duyệt Google Chrome. 

Lỗ hổng này ảnh hưởng tới hầu hết các hệ điều hành (Microsoft Windows, Apple macOS và Linux) sử dụng trình duyệt Chrome trước phiên bản 78.0.3904.87.

“Đây là lỗ hổng cho phép đối tượng tấn công chèn và thực thi mã lệnh từ xa một cách tự động. Do đó, tội phạm mạng có thể cài cắm mã khai thác vào các trang web người dùng hay truy cập hoặc lừa người dùng truy cập vào các trang này. Khi người dùng truy cập các trang web này thì máy tính/thiết bị của người dùng sẽ bị tấn công, cài cắm mã độc.

Hiện tại, lỗ hổng này đã được Google vá trong phiên bản Chrome 78.0.3904.87

Để hạn chế bị tấn công và mất dữ liệu, Cục An toàn thông tin khuyến cáo quản trị viên tại các cơ quan, đơn vị, công ty và người dùng cá nhân nên kiểm tra, cập nhật trình duyệt Google Chrome lên phiên bản mới nhất (78.0.3904.87) để vá lỗ hổng bảo mật. Bên cạnh đó, người dùng cũng không nên truy cập vào các trang web độc hại, có đường dẫn lạ.

 Được biết, ngoài trình duyệt Chrome, cảnh báo nguy hiểm cũng xác định có 3 trình duyệt Sfive, Chim Lạc và Cốc Cốc vốn được phát triển từ mã nguồn Chrome cũng bị ảnh hưởng bởi lỗ hổng bảo mật này. Tuy nhiên đại diện của Trình duyệt Cốc Cốc cho biết, ngay sau khi nhận được thông tin về lỗ hổng bảo mật này của Google Chrome có khả năng ảnh hưởng tới các trình duyệt sử dụng mã nguồn mở Chromium, Cốc Cốc đã rà soát, phát hiện và khắc phục hoàn toàn bản vá lỗi này từ ngày 4/11/2019. Vì vậy, hiện tại lỗi bảo mật này không ảnh hưởng tới người dùng của Cốc Cốc. Bên cạnh đó, trình duyệt Cốc Cốc luôn cập nhật và cảnh báo người dùng khi truy cập vào các địa chỉ web độc hại. Danh sách này được cập nhật theo danh sách mới nhất do Google công bố tại chuyên trang Safebrowsing.
N.C (t/h)

Gần đây, các trò chơi mang tính may rủi như "xé túi mù" (ám chỉ hình thức mở hộp ngẫu nhiên mua trên mạng) đang trở thành xu hướng nổi bật trên các nền tảng mạng xã hội như TikTok, Facebook, và YouTube.

Chỉ trong thời gian ngắn của những ngày cuối năm 2024, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã đấu tranh, bắt giữ các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến đất đai với số tiền chiếm đoạt lên đến nhiều tỷ đồng/vụ án. Điều đáng nói, mặc dù cơ quan chức năng đã từng cảnh báo, nhiều vụ án được đưa ra xét xử nghiêm minh nhưng vẫn không ít người dân “sập bẫy” các đối tượng lừa đảo.

Sau khi thoả thuận, thống nhất giá mua bán, các đối tượng lừa đảo sẽ yêu cầu người mua đặt cọc tiền từ 3 - 30 triệu đồng (tùy vào giá trị của xe máy, ô tô). Bọn chúng còn giả danh Cảnh sát giao thông gọi điện xác minh, đề nghị nộp tiền để làm giấy tờ nhưng khi nhận được tiền chúng sẽ khoá máy, chặn liên lạc.

Nằm trong kế hoạch ra quân đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) Tết Nguyên đán Ất Tỵ - 2025, hơn một tuần qua, Công an huyện Tây Hòa, Công an huyện Phú Hòa và Phòng Cảnh sát hình sự (CSHS) Công an tỉnh Phú Yên đã đánh sập 3 đường đánh bạc qua mạng Internet với tổng số tiền hơn 450 tỷ đồng.

Đây là thông tin đáng chú ý được lãnh đạo Tổng cục Thuế cho biết tại buổi họp báo thường kỳ quý 4/2024 của Bộ Tài chính. Theo đó, nhiều vấn đề nóng được lãnh đạo Bộ Tài chính giải đáp theo các câu hỏi của phóng viên.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文