Nhà mạng Mỹ bị cấm mua thiết bị từ Huawei và ZTE

16:18 23/11/2019
Lấy lý do liên quan đến an ninh quốc gia, nhà chức trách Mỹ tiếp tục đưa ra lệnh cấm mua các thiết bị từ hai công ty công nghệ của Trung Quốc là Huawei và ZTE. 

Với cái nhìn đầy nghi kị đối với hai tên tuổi công nghệ của Trung Quốc là Huawei và ZTE xung quanh mối lo an ninh quốc gia, Ủy ban Viễn thông Liên bang Mỹ (FCC) vừa tiếp tục đưa ra lệnh cấm mua các thiết bị từ hai công ty công nghệ của Trung Quốc là Huawei và ZTE. 

Cụ thể, lệnh cấm mà FCC vừa đưa dành cho những công ty, tập đoàn viễn thông của Mỹ hiện có nhận nguồn ngân sách hỗ trợ của chính phủ mà cụ thể là từ Quỹ Dịch vụ phổ cập (USF).

Ngoài việc bị cấm mua thiết bị, các công ty viễn thông cũng nhận được yêu cầu từ FCC phải loại bỏ và thay thế tất cả các thiết bị mạng đã được mua và sử dụng có nguồn gốc từ Huawei cũng như ZTE. Việc này nhằm thực hiện mục tiêu loại bỏ hoàn toàn các thiết bị có nguồn gốc Trung Quốc khỏi hạ tầng mạng của nước Mỹ.

Trong phản ứng ngay sau khi lệnh cấm được đưa ra, tập đoàn công nghệ Trung Quốc Huawei cho biết lệnh cấm của FCC là trái quy định và không thể chấp nhận được. FCC đưa ra lệnh cấm trong khi không có bất bằng chứng nào cho thấy thiết bị của Huawei tạo ra mối nguy hiểm về an ninh, tất cả thực tế đều chỉ là nghi ngại. Hiện tại, ZTE chưa đưa ra bình luận về quyết định mới nhất của FCC.

Được biết, ngoài lệnh cấm áp đặt lên Huawei, Mỹ còn gây sức ép buộc các quốc gia không cấp phép cho Huawei kết nối mạng 5G, đồng thời cáo buộc các thiết bị Huawei được Bắc Kinh sử dụng với mục đích gián điệp. Tuy nhiên, phía Huawei nhiều lần lên tiếng bác bỏ cáo buộc này. Bất chấp sức ép của Mỹ, 1 số quốc gia châu Âu không đồng tình việc “cấm cửa” Huawei.

N.C (t/h)

Chiều 15/4, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam (diễn ra từ ngày 14 đến ngày 15/4/2025). Chuyến thăm Việt Nam lần này của đồng chí Tập Cận Bình có ý nghĩa quan trọng đối với quan hệ giữa hai nước láng giềng, đặc biệt khi năm 2025 là năm đánh dấu 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc (18/1/1950 - 18/1/2025).

Truyền thông Yemen xác nhận Mỹ đã không kích vào hàng chục mục tiêu trên lãnh thổ nước này, bao gồm thủ đô Sanaa và các khu vực khác có sự hiện diện của nhóm Houthi.

Khi các kênh đối thoại giữa Nga và Mỹ được nối lại trong bối cảnh chiến sự Ukraine giằng co và chính trường quốc tế chia rẽ, một lối thoát ngoại giao dường như đang được mở ra. Thế nhưng, giữa những tuyên bố thiện chí, vẫn hiện diện những điều kiện đối nghịch, toan tính chiến lược và hoài nghi sâu sắc – khiến tiến trình hòa đàm chưa thể bứt khỏi bóng tối của bất trắc.

Điều này nhằm quy định rõ trách nhiệm của Cơ quan Trung ương về chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù và khắc phục "khoảng trống" của Luật Tương trợ tư pháp (TTTP) năm 2007 khi không quy định về cơ quan có trách nhiệm lập yêu cầu chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, dẫn đến việc Việt Nam không thể chủ động trong vấn đề này.

Sau nhiều năm dồn phần lớn lượng rác thải sinh hoạt về Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước (bãi rác Đa Phước) để chôn lấp, tháng 3 vừa qua TP Hồ Chí Minh đã cho khởi công nhà máy rác điện với công suất 2.000 tấn/ngày. Đây mới chỉ là nhà máy rác điện thứ 2 trong khi từ lâu lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày tại thành phố đã ở mức 8.000 - 9.000 tấn...

Sau hai ngày TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm 8 bị cáo là cựu lãnh đạo, cán bộ Tổng Công ty Chè Việt Nam (Vinatea) trong vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Vinatea, gây thiệt hại của Nhà nước số tiền hơn 38 tỷ đồng, chiều 15/4, đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên tòa đã nêu quan điểm giải quyết vụ án và đề nghị mức án đối với các bị cáo.  

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文