Phát hiện loài thực vật đã tuyệt chủng trong khối hổ phách

09:35 16/02/2016
Các nhà sinh học đã mô tả một loài thực vật mới đã tuyệt chủng, dựa trên hai bông hoa hóa thạch bị mắc kẹt trong khối hổ phách ít nhất 15 triệu năm.

Strychnos electri là loài cây bụi, dây leo nhiệt đới nổi tiếng, sản xuất chất độc strychnine gây chết người.

Các nhà nghiên cứu Mỹ đã đặt tên nó theo tiếng Hy Lạp là hổ phách ( "Elektron") - loại nhựa thông hóa thạch của cây đã bị tuyệt chủng từ lâu.

Phát hiện nghiên cứu này đã xuất hiện trên tạp chí “Nature Plants”.

Chúng là một trong số 500 loài hóa thạch được giáo sư George Poinar của trường Đại học, bang Oregon thu thập trên một chuyến đi năm 1986.

Những bông hoa hóa thạch được bảo quản tốt.

Giáo sư Poinar là một nhà nghiên cứu sâu bọ nổi tiếng và hầu hết các mẫu vật đều là côn trùng. Những bông hoa đó còn rất trọn vẹn - không giống như hầu hết các hóa thạch thực vật khác được tìm thấy trong hổ phách, thường chỉ là những mảnh vỡ.

Trong năm 2015, ông đã gửi các bức ảnh có độ phân giải cao đến Giáo sư Lena Struwe tại trường Đại học Rutgers.

"Những bông hoa trông giống như vừa rơi từ trên cây," Giáo sư Poinar cho biết. "Tôi nghĩ rằng chúng có thể là Strychnos, và tôi đã gửi chúng đến giáo sư Lena vì tôi biết giáo sư Lena là một chuyên gia trong lĩnh vực này."

Giáo sư Struwe thiết lập so sánh cấu trúc vật lý của những bông hoa từ  200 loài Strychnos, bao gồm bộ sưu tập của nhiều viện bảo tàng và các mẫu cây.

"Để xác định loài Strychnos thì dựa vào hình thái của hoa, và đó là những gì chúng tôi may mắn có trong hóa thạch này," Giáo sư Struwe nói.

"Tôi nhìn vào từng mẫu của loài New World, chụp ảnh và đo nó, sau đó so sánh nó với các bức ảnh George đã gửi cho tôi. Tôi tự hỏi, 'Làm thế nào để quan sát được các sợi lông trên cánh hoa?'

Những bông hoa thụ phấn ở  giai đoạn cuối.

"Loài Strychnos gần như bao gồm tất cả các chất độc hại " Giáo sư Poinar nói.

"Mỗi loài thực vật đều có chứa chất hóa học Ancaloit riêng của mình với các hiệu ứng khác nhau. Một số sẽ độc hại hơn những loài khác, và có thể những chất độc đó sẽ giúp chống lại động vật ăn cỏ."

Ancaloit, strychnine, là những chất độc có thể dùng làm chất độc diệt chuột - là một trong những vũ khí giết người Norman Bates trong bộ phim của Alfred Hitchcock Psycho.

Vũ Thảo Hương

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng (như mạng xã hội và báo chí phản ánh mấy ngày qua), tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 150 nghìn đồng đối với người này về hành vi bán hàng rong không đúng quy định. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文