Phun thuốc, tưới cây tự động bằng điện thoại di động “cùi bắp”

15:28 10/11/2016
Xuất phát từ khó khăn, độc hại trong việc phun thuốc bảo vệ thực vật và tưới tiêu vườn, nông dân Nguyễn Phú Thạnh (47 tuổi, ngụ xã Vĩnh Thới, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp) đã sáng chế thành công hệ thống tưới cây, phun thuốc điều khiển bằng điện thoại di động “độc nhất vô nhị” ở miền Tây.

Trong thời gian làm nhân viên thu tiền điện của xã, nhiều lần anh Thạnh được tập huấn các khóa học cơ bản về điện. Đến 2007, anh Thạnh nghỉ việc rồi về nhà trồng quýt đường trên mảnh đất của cha mẹ cho khi anh mới lập gia đình. Trong thời gian làm vườn, anh nhận thấy sự vất vả của bà con làm vườn trong khâu tưới tiêu, phun thuốc và thuê nhân công.

Anh Thạnh cho biết: “Giai đoạn cây phát triển thì phải bón phân, phun thuốc, tưới nước… đúng thời gian, đủ về lượng. Tuy nhiên, với công việc thủ công phải thuê mướn nhân công, chi phí thì cao mà chất lượng lao động thấp. Có lần, tôi thuê nhân công phun thuốc họ đã nhận lời. Tuy nhiên, khi tôi chuẩn bị xong xuôi, thì họ bảo bận việc. Thế là, một mình tôi hì hục phun thuốc hết 5 công vườn. Sau trận đó, tôi tìm cách đưa máy móc, công nghệ vào thay con người để đỡ vất vả và tiết kiệm được thời gian, tiền bạc”.

Mặc dù ý tưởng là vậy, nhưng để triển khai không phải là việc đơn giản. Năm 2011, trong một lần thấy đứa con điều khiển chiếc xe ôtô điện tử, lúc này trong đầu anh Thạnh lóe lên ý nghĩ sẽ làm hệ thống tưới nước tự động và điều khiển bằng remote. Để có được kiến thức về điện, mạch, chíp, bán dẫn, sóng… anh Thạnh tìm đến một vài người bạn trong lĩnh vực điện tử và tự mày mò trên Internet, rồi cẩn thận ghi chép lại tất cả các kiến thức hữu ích.

Sau đó, để có được các thiết bị phục vụ cho việc sáng chế, anh Thạnh tìm đến các điểm thu mua phế liệu, mua lại máy móc cũ, hư để nghiên cứu, làm thử nghiệm. Hơn 4 tháng trời ròng rã tháo lắp hàng trăm lần, cuối cùng anh Thạnh thành công với hệ thống tưới nước, pha thuốc tự động điều khiển bằng remote. Tuy nhiên, khi đưa vào hoạt động, có một bất cập là khoảng cách điều khiển remote chỉ trong phạm vi 20 - 30m và phải chạy khắp vườn để rà sóng.

Chỉ cần một chiếc điện thoại “cùi bắp”, ông Thạnh có thể điều khiển được hệ thống tưới cây dù ở bất cứ nơi đâu.

Nghĩ đến điện thoại di động có thể phủ sóng mọi nơi, anh Thạnh lại lao vào tìm cách đấu nối, lắp sim số thế vào bộ điều khiển. Chỉ sau một tuần, anh Thạnh đã thành công với hệ thống phun thuốc, tưới cây điều khiển bằng điện thoại di động.

Trước đây, để tưới cho 5 công vườn, anh Thạnh phải làm từ 7 giờ sáng đến 2 giờ chiều. Còn bây giờ, chỉ với cái mô tơ, anh Thạnh thiết kế 6 van (mỗi van 100 béc phun), thời gian tưới nước của mỗi van là 10 phút, việc tưới nước chỉ mất 60 phút.

Việc thiết lập lệnh tắt mở, thời gian hoạt động của mỗi van… chỉ cần thao tác trên chiếc điện thoại di động “cùi bắp” là hệ thống hoạt động trơn tru. Chi phí cho cả hệ thống chỉ khoảng 3 triệu đồng. Ngoài ra, việc sử dụng hệ thống điều khiển giúp tiết kiệm được tiền thuê nhân công, hao hụt trong khâu sử dụng, tránh tiếp xúc với các chất độc hại khi phun thuốc.

“Bây giờ, dù tôi ở bất kỳ nơi đâu, đi đám giỗ hay công việc ở xa nhà, chỉ cần móc điện thoại di động ra “bấm” là máy tự tưới nước, phun thuốc cho vườn quýt đúng liều lượng, quy cách và thời gian” - anh Thạnh khẳng định.

Nhận xét về hệ thống tưới tiêu, phun thuốc điều khiển bằng điện thoại di động của anh Thạnh, ông Huỳnh Văn Tồn, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Lai Vung cho biết: “Hệ thống này rất hữu ích cho bà con làm vườn trong việc tưới tiêu, phun thuốc. Ngoài tiện ích giúp bà con giảm chi phí sản xuất trong khâu nhân công, tiền điện, tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại thì bà con có thể tưới cây, phun thuốc ngay cả khi không có ở nhà. Riêng cách tưới nước bằng béc, một mặt làm nước thấm đều, không làm phân thuốc trôi như tưới tay thì cách tưới này còn tạo được độ ẩm tốt cho vườn, nhất là trong mùa khô”.

Hiện anh Thạnh đã lắp đặt, hướng dẫn cho nhiều nông dân trong và ngoài tỉnh hệ thống tưới nước tự động này, nhằm thực hiện cơ giới hóa trong lao động sản xuất.

Trần Lĩnh

Liên quan vụ sạt lở đất đá tại một cung đoạn ở đèo Khánh Lê trên tuyến đường quốc lộ 27C nối Nha Trang (Khánh Hòa) với Đà Lạt (Lâm Đồng) như Báo CAND đã thông tin, đến 17h30' chiều nay 15/12, công tác khắc phục hậu quả vẫn còn đang được triển khai nhưng gặp rất nhiều khó khăn.

Nói đến đặc công nước là nhắc đến một lực lượng đặc biệt tinh nhuệ đã đi vào huyền thoại với lối đánh thủy chiến truyền thống và độc đáo. Để trở thành những chiến sĩ đặc công nước “đặc biệt tinh nhuệ, anh dũng tuyệt vời, mưu trí táo bạo, đánh hiểm thắng lớn”, CBCS Lữ đoàn Đặc công nước 5 luôn phải đối mặt với hiểm nguy.

Trong xã hội hiện đại, “deadline” không chỉ là một cụm từ quen thuộc mà còn trở thành nỗi ám ảnh đối với nhiều người trẻ. Không ít người đã bị cuốn vào guồng quay của công việc, chạy đua với thời gian để hoàn thành nhiệm vụ, đến mức kiệt sức cả về thể chất lẫn tinh thần, thậm chí có người phải nhập viện. Khoa học gọi đây là hội chứng “burn out” (cháy sạch). Đây là một thực trạng đáng báo động, phản ánh mặt trái của lối sống và làm việc quá tải mà người trẻ đang đối mặt.

Ngày 15/12, Công an huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) vừa phối hợp các lực lượng chức năng bắt giữ thành công 1 đối tượng quốc tịch Lào, thu giữ 18.000 viên ma túy tổng hợp sau 2 ngày đầu ra quân thực hiện cao điểm tấn công trấn áp tội phạm bảo vệ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Những hạn chế, vướng mắc trong phát triển nhà ở xã hội là vấn đề đã khiến nghị trường Quốc hội “nóng” lên tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV vừa qua. Tại kỳ họp này, Quốc hội đã chính thức biểu quyết thông qua Nghị quyết về "Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội".

Đảng ủy, Ban Biên tập cùng toàn thể cán bộ, chiến sĩ, phóng viên, nhân viên Báo CAND xin gửi lời chia buồn sâu sắc tới đồng chí Đặng Thị Huyền cùng gia đình. 

Ngày 15/12, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tuy An (Phú Yên) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam về tội danh “Cố ý gây thương tích” đối với Võ Duy Khang (SN 2005, trú ở xã An Cư, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên).

Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH Công an tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định thu hồi không có thời hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của Công ty TNHH Security 24 (địa chỉ trụ sở tại số 238 Nguyễn Duy Hiệu, phường Đông Hương, TP Thanh Hóa) do ông Trịnh Đình Khoa, SN 1973 ở thị trấn Quý Lộc, huyện Yên Định đứng tên làm Giám đốc.

Nguồn tin từ Cơ quan CSĐT Công an huyện Sông Hinh (Phú Yên) ngày 15/12 cho biết, vừa tống đạt quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam về tội danh “Đe dọa giết người” đối với  Nguyễn Duy Tân (SN 1994, trú khu phố Bắc Lý, thị trấn Củng Sơn, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên).

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文