Tăng cường bảo vệ bí mật thông tin cá nhân người dùng di động

19:00 25/03/2016
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son ký ban hành vừa ký ban hành Chỉ thị số 11 về việc tăng cường bảo vệ bí mật thông tin cá nhân người sử dụng dịch vụ và ngăn chặn việc mua bán, lưu thông SIM di động trái quy định...

Thời gian gần đây việc mua bán thông tin cá nhân trong đó có số thuê bao của người sử dụng dịch vụ viễn thông đang diễn ra công khai trên mạng, đồng thời việc mua bán, lưu thông SIM thuê bao di động sai quy định vẫn tiếp tục diễn ra một cách phổ biến. 

Điều này một phần do các tổ chức trong đó có các doanh nghiệp viễn thông chưa tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật thông tin riêng của khách hàng, một phần do sự thiếu ý thức trong việc tự bảo mật thông tin cá nhân và trách nhiệm đăng ký chính xác thông tin thuê bao của người sử dụng dịch vụ viễn thông.

Luật An toàn thông tin mạng nghiêm cấm hành vi “Thu thập, sử dụng, phát tán, kinh doanh trái pháp luật thông tin cá nhân của người khác; lợi dụng sơ hở, điểm yếu của hệ thống thông tin để thu thập, khai thác thông tin cá nhân” (Điều 7). 

Luật Viễn thông quy định “Doanh nghiệp viễn thông không được tiết lộ thông tin riêng liên quan đến người sử dụng dịch vụ viễn thông” (Điều 6). Thông tư 04/2012/TT-BTTTT quy định về quản lý thuê bao di động trả trước nghiêm cấm hành vi “Mua bán, lưu thông trên thị trường SIM đã được kích hoạt sẵn dịch vụ di động trả trước khi chưa đăng ký thông tin thuê bao theo quy định” (Điều 5). Việc vi phạm các quy định này đang gây bức xúc ngày càng tăng trong xã hội và gây khó khăn cho công tác bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.

Nhằm tăng cường các biện pháp bảo vệ bí mật thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ, ngăn chặn việc mua bán, lưu thông SIM thuê bao di động sai quy định, góp phần tiếp tục hạn chế việc phát tán tin nhắn rác, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, các Sở Thông tin và Truyền thông tăng cường phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Công an để kiểm tra, xác minh, xử lý đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, đồng thời nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ sau:

1. Các doanh nghiệp viễn thông di động

1.1. Tăng cường phổ biến, hướng dẫn các tổng đại lý bán SIM, đại lý bán SIM, các điểm đăng ký thông tin thuê bao (của doanh nghiệp và của các tổ chức, cá nhân được ủy quyền) nghiêm túc chấp hành các quy định về trách nhiệm bảo vệ bí mật thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ viễn thông; không mua bán, lưu thông SIM đã được kích hoạt sẵn dịch vụ di động trả trước khi chưa đăng ký thông tin thuê bao theo đúng quy định.

1.2. Tổ chức triển khai các biện pháp để kiểm tra, giám sát và quản lý chặt chẽ việc tuân thủ các quy định về bảo vệ bí mật thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ viễn thông và việc mua bán, lưu thông trên thị trường SIM đã được kích hoạt sẵn dịch vụ di động trả trước của các tổng đại lý bán SIM, đại lý bán SIM, các điểm đăng ký thông tin thuê bao.

1.3. Rà soát, hoàn thiện các quy định, quy trình bảo vệ thông tin và ngăn ngừa việc truy cập, sử dụng, tiết lộ, sửa đổi và phá hoại trái phép cơ sở dữ liệu thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ viễn thông. Quy định rõ trách nhiệm của các cá nhân thuộc doanh nghiệp trong từng công đoạn quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu thuê bao. Phổ biến, đào tạo và quán triệt các quy định, quy trình đó cho tất cả các cán bộ, công nhân viên có liên quan trực tiếp.

1.4. Triển khai các phương án để thực hiện nghiêm túc, chính xác và đầy đủ quy định tại Điều 5 Thông tư 04/2012/TT-BTTTT về quản lý thuê bao di động trả trước, theo đó doanh nghiệp “không được kích hoạt dịch vụ di động trả trước cho thuê bao khi chính chủ thuê bao vẫn chưa thực hiện việc đăng ký thông tin thuê bao theo quy định”.

1.5. Bổ sung quy định xử phạt và xử lý nghiêm các tổng đại lý bán SIM, đại lý bán SIM, các điểm đăng ký thông tin thuê bao và các cá nhân thuộc doanh nghiệp có hành vi kích hoạt SIM chưa đăng ký thông tin thuê bao, mua bán, lưu thông trên thị trường SIM sai quy định; mua bán, trao đổi, tiết lộ thông tin thuê bao trái pháp luật.

1.6. Phân công cán bộ chuyên trách trong ban lãnh đạo của doanh nghiệp chịu trách nhiệm thực hiện các nội dung quy định tại điểm 1.4, 1.5 Chỉ thị này và có hình thức xử lý khi tình trạng vi phạm không được cải thiện.

1.7. Thực hiện báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình triển khai Chỉ thị này theo hướng dẫn của Cục Viễn thông.

2. Cục An toàn thông tin

2.1. Chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn, phổ biến và tổ chức triển khai thực hiện các quy định về bảo vệ thông tin cá nhân qui định tại  Luật an toàn thông tin mạng.

2.2. Chủ trì thiết lập đường dây nóng, hộp thư điện tử, kênh tiếp nhận thông tin trực tuyến trên website và các kênh thông tin trực tuyến khác để tiếp nhận kiến nghị, phản ánh của tổ chức, cá nhân liên quan đến bảo đảm an toàn thông tin cá nhân trên mạng.

2.3. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông thực hiện các nội dung sau:

a) Tăng cường quản lý, bảo đảm an toàn cho thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ do doanh nghiệp quản lý;

b) Rà soát lỗ hổng bảo mật của cơ sở dữ liệu về thông tin cá nhân do doanh nghiệp quản lý.

2.4. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ.

3. Thanh tra Bộ, thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

3.1. Thanh tra Bộ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan nghiên cứu đề xuất, sửa đổi bổ sung Nghị định 174/2013/NĐ-CP theo hướng tăng chế tài xử phạt để nâng cao tính răn đe, phòng ngừa đối với các hành vi vi phạm pháp luật về thu thập, sử dụng, phát tán và kinh doanh trái pháp luật thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ viễn thông và mua bán, lưu thông trên thị trường SIM đã được kích hoạt sẵn dịch vụ di động trả trước khi chưa đăng ký thông tin thuê bao theo quy định.

3.2. Thanh tra Bộ, thanh tra các Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Công an, các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương có liên quan triển khai hoạt động thanh tra, kiểm tra, xác minh và xử lý các sai phạm trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về mua bán thông tin cá nhân và mua bán SIM đã kích hoạt sẵn dịch vụ di động trả trước khi chưa đăng ký thông tin thuê bao theo quy định tại các tổng đại lý bán SIM, đại lý bán SIM, điểm đăng ký thông tin thuê bao để xử lý theo quy định của pháp luật và công khai kết quả trên các phương tiện thông tin đại chúng.

4. Cục Viễn thông

4.1. Chủ trì, phối hợp với Cục An toàn thông tin, các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, các doanh nghiệp viễn thông di động, và các cơ quan báo chí, truyền thông thông báo tới người sử dụng dịch vụ các nội dung sau:

a) Tăng cường cảnh giác, thận trọng trong việc cung cấp thông tin cá nhân trong đó bao gồm số thuê bao cho các tổ chức, cá nhân khác;

b) Nghiêm chỉnh chấp hành qui định về tự bảo vệ thông tin cá nhân và tuân thủ quy định của pháp luật về cung cấp thông tin cá nhân khi sử dụng dịch vụ trên mạng;

c) Không thu thập, sử dụng, phát tán, kinh doanh trái pháp luật thông tin cá nhân của người khác; không lợi dụng sơ hở, điểm yếu của hệ thống thông tin để thu thập, khai thác thông tin cá nhân.

4.2. Nghiên cứu, đề xuất các qui định về quản lý giá cước và khuyến mại trong hoạt động cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp viễn thông di động theo hướng tập trung ưu tiên cho các tổ chức, cá nhân đăng ký thông tin thuê bao đầy đủ, chính xác và cam kết là khách hàng thường xuyên của doanh nghiệp.

4.3. Hướng dẫn các doanh nghiệp viễn thông báo cáo và tổng hợp các báo cáo từ các doanh nghiệp di động về tình hình thực hiện Chỉ thị này; chủ trì, phối hợp với Cục An toàn thông tin, Thanh tra Bộ theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này; định kỳ 6 tháng tổng hợp kết quả hoặc khi có vi phạm nghiêm trọng phát sinh, báo cáo Bộ trưởng.

PV

Gần đây, các trò chơi mang tính may rủi như "xé túi mù" (ám chỉ hình thức mở hộp ngẫu nhiên mua trên mạng) đang trở thành xu hướng nổi bật trên các nền tảng mạng xã hội như TikTok, Facebook, và YouTube.

Chỉ trong thời gian ngắn của những ngày cuối năm 2024, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã đấu tranh, bắt giữ các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến đất đai với số tiền chiếm đoạt lên đến nhiều tỷ đồng/vụ án. Điều đáng nói, mặc dù cơ quan chức năng đã từng cảnh báo, nhiều vụ án được đưa ra xét xử nghiêm minh nhưng vẫn không ít người dân “sập bẫy” các đối tượng lừa đảo.

Sau khi thoả thuận, thống nhất giá mua bán, các đối tượng lừa đảo sẽ yêu cầu người mua đặt cọc tiền từ 3 - 30 triệu đồng (tùy vào giá trị của xe máy, ô tô). Bọn chúng còn giả danh Cảnh sát giao thông gọi điện xác minh, đề nghị nộp tiền để làm giấy tờ nhưng khi nhận được tiền chúng sẽ khoá máy, chặn liên lạc.

Nằm trong kế hoạch ra quân đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) Tết Nguyên đán Ất Tỵ - 2025, hơn một tuần qua, Công an huyện Tây Hòa, Công an huyện Phú Hòa và Phòng Cảnh sát hình sự (CSHS) Công an tỉnh Phú Yên đã đánh sập 3 đường đánh bạc qua mạng Internet với tổng số tiền hơn 450 tỷ đồng.

Đây là thông tin đáng chú ý được lãnh đạo Tổng cục Thuế cho biết tại buổi họp báo thường kỳ quý 4/2024 của Bộ Tài chính. Theo đó, nhiều vấn đề nóng được lãnh đạo Bộ Tài chính giải đáp theo các câu hỏi của phóng viên.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文