Thạc sĩ chế tạo robot phục vụ người bệnh nhiễm COVID-19

10:36 21/03/2020
Thạc sĩ Huỳnh Phúc Minh công tác tại Bệnh viện Trung ương (T.Ư) Huế đã chế tạo thành công robot chuyên dùng vận chuyển thuốc men, thức ăn đến người bệnh nhiễm COVID-19

Với sự am hiểu về khoa học kỹ thuật cộng thêm khả năng sáng chế, Thạc sĩ Huỳnh Phúc Minh công tác tại Bệnh viện Trung ương (T.Ư) Huế đã chế tạo thành công robot chuyên dùng vận chuyển thuốc men, thức ăn đến người bệnh nhiễm COVID-19 hoặc người bị cách ly, góp phần giảm áp lực công việc cho các y, bác sĩ.

Những ngày này, 4 bệnh nhân nhiễm COVID-19 là người quốc tịch Anh cùng 4 người khác đang được cách ly tại cơ sở 2 Bệnh viện T.Ư Huế trở nên quen thuộc với âm thanh “Tâm An phục vụ bạn đây, xin vui lòng mở cửa” được phát ra từ robot vận chuyển thức ăn, thuốc men đến các phòng bệnh trong khu cách ly của Bệnh viện.

Robot này do Thạc sĩ Huỳnh Phúc Minh, Trưởng đơn vị quản lý dịch vụ buồng bệnh Bệnh viện T.Ư Huế sáng chế. Anh Minh cho biết, trong tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, tận thấy các y, bác sĩ vất vả phục vụ, chăm sóc và điều trị cho các bệnh nhân nhiễm COVID-19 cùng các trường hợp được cách ly, theo dõi y tế nên anh đã nghĩ ra ý tưởng sáng tạo robot. 

Robot này có thể vận chuyển thức ăn, thuốc men vào các phòng cách ly mà không cần đến điều dưỡng hay y tá. Ngay sau đó, ý tưởng của anh Minh đã được GS.TS Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế ủng hộ và giúp đỡ. Sau 2 tháng vừa tìm tòi vừa mày mò nghiên cứu cùng với sự hỗ trợ của một số đồng nghiệp, anh Minh đã chế tạo thành công robot với tên gọi Tâm An.

Thạc sĩ Huỳnh Phúc Minh và robot Tâm An phục vụ trong khu vực cách ly tại cơ sở 2 Bệnh viện Trung ương Huế.

Theo đó, robot này được chế tạo từ 2 bộ phận chính là xe ôtô đồ chơi trẻ em lắp chíp tự động điều khiển và thùng chứa 4 ngăn nhỏ gọn có thể chứa thức ăn, thuốc men, nước uống… với lượng chứa từ 50 đến 60kg. 

Ngoài ra còn có hệ thống điều khiển robot gồm bộ điều khiển qua máy tính bảng, màn hình quan sát camera kết nối với internet bằng wifi; loa, khung xe, cảm biển. Robot có thể chạy với tốc độ 20km/h, điều khiển trong phạm vi 50m thông qua sóng cao tầng 2.4Ghz. 

“Đặc biệt, từ camera kết nối giúp người điều khiển theo dõi được hành trình di chuyển của robot. Ngoài ra, với bộ phận cảm biến, robot có thể di chuyển mọi hướng, tránh được vật cản để giúp các y, bác sĩ theo dõi bệnh nhân, người bị cách ly thông qua nhân viên y tế đặc biệt này”, anh Minh chia sẻ về chức năng của robot Tâm An.

Theo lãnh đạo Bệnh viện T.Ư Huế, từ khi robot này được đưa vào sử dụng đã giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh và giảm áp lực công việc cho các điều dưỡng, y tá, bác sĩ đang làm nhiệm vụ tại khu cách ly cơ sở 2 của Bệnh viện. 

“Robot Tâm An rất dễ sử dụng, y bác sĩ đứng bên ngoài phòng cách ly có thể theo dõi, nói chuyện, trao đổi thông tin với người bệnh. Nhiều người bệnh cũng tỏ ra thích thú khi được robot phục vụ thức ăn và nước uống”, điều dưỡng Hồ Thị Mỹ Duyên cho hay.

Thạc sĩ Huỳnh Phúc Minh còn cho biết, hiện anh và các đồng nghiệp đang tiếp tục nghiên cứu và chế tạo thêm 1 robot với nhiều cải tiến về hình thức, mẫu mã và chức năng nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ các bệnh nhân nhiễm COVID-19 và người bị cách ly tại Bệnh viện. 

Trước đó, từ năm 2016 đến 2019, anh Minh liên tiếp thực hiện nhiều đề tài như: Sáng kiến cải tiến kỹ thuật phục vụ buồng phòng; chế tạo xe tưới nước di động; thùng rác thông minh; cải tiến kỹ thuật vệ sinh bệnh viện để nâng cao chất lượng phục vụ bệnh nhân.

Anh Khoa

Quán triệt chủ trương chính quy hóa lực lượng Công an xã, những năm qua, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, lực lượng Công an đã tranh thủ sự ủng hộ mạnh mẽ của cấp ủy, chính quyền các cấp với phương châm “trên dưới đồng lòng” triển khai bài bản, khoa học việc bố trí con người, trụ sở, điều kiện cơ sở vật chất, xây dựng cấp Công an thứ tư đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Qua đó, đã có rất nhiều sự đổi thay tích cực về an ninh trật tự, vun đắp nghĩa tình quân dân và sự trưởng thành từ chính những chiến sĩ Công an bám cơ sở.

Quá trình thi công móng cột xảy ra sạt lở làm nhiều người thương vong, mở đường công vụ trái phép trên đất rừng phòng hộ, tự ý chặt hạ cây gỗ rừng tự nhiên và tại nhiều vị trí móng cột vẫn còn vướng mắc đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB)... là những tồn tại, vướng mắc liên quan đến quá trình thi công dự án đường dây 500kV mạch 3 đoạn qua tỉnh Hà Tĩnh.

Chiều 20/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, đã khởi tố bổ sung vụ án hình sự, khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Lê Thị Chung (SN 1978, Trưởng phòng Quản lý nhân sự Công ty TNHH Dịch vụ bảo vệ Hoàng Kim Giáp) để điều tra về tội “Làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức”.

Ngày 20/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sơn La đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, tống đạt các Quyết định và bắt tạm giam đối với Đặng Tùng Lâm (SN 1989, HKTT tại Tổ 10, phường Quyết Thắng, TP Sơn La; nơi ở: đường Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Tối 20/5, Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, Cơ quan CSĐT Công an TP Tam Kỳ vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với Huỳnh Hồng Danh (SN 1993, trú xã Tam Thái, huyện Phú Ninh, Quảng Nam) để điều tra về hành vi “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”; Nguyễn Tiện (SN 1996, trú xã Quế Hiệp, huyện Quế Sơn, Quảng Nam) về hành vi “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức; Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” và Tô Văn Thanh (SN 1987, trú xã Quế Mỹ, huyện Quế Sơn) về hành vi “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức”.

Lãnh tụ Tối cao Iran Ali Khamenei phê chuẩn Phó Tổng thống thứ nhất Mohammad Mokhber làm quyền Tổng thống Iran, sau khi Tổng thống Ebrahim Raisi qua đời vì tai nạn trực thăng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文