Trung Quốc cấm cửa công nghệ deepfake
Mới đây, nhà chức trách Trung Quốc mà cụ thể Cơ quan quản lý không gian mạng Trung Quốc (CAC) đã công bố quy định mới bắt buộc đối với việc sản xuất nội dung video và âm thanh trên mạng internet có sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ thực tế ảo (bots).
Hình ảnh được tạo ra bởi công nghệ deepfake. |
Theo quy định này, các nhà cung cấp và cả người sử dụng các dịch vụ âm thanh và tin tức video trực tuyến đều "không được phép" sử dụng các công nghệ mới như học sâu (deep learning) và thực tế ảo để tạo ra, phân phối và lan truyền "tin giả".
Theo đại diện của CAC cho biết, trong bối cảnh công nghệ phát triển nhanh như hiện nay, trong đó trí tuệ nhân tạo được ứng dụng ngày một nhiều. Tuy nhiên đi cùng với sự phát triển ấy là việc xuất hiện rất nhiều sản phẩm được tạo ra bởi công nghệ deepfake
Sự xuất hiện của deepfake được giới chuyên gia nhận định là rất nguy hiểm khi công nghệ này sử dụng AI để tạo ra các đoạn video giống y như thật, trong đó một người dường như nói hoặc làm điều gì đó dù chuyện này không xảy ra trong thực tế.
Đã từng có không ít sản phẩm được tạo ra bởi công nghệ deepfake khiến giới công nghệ giật mình. Có thể kể tới như đoạn video với một người đeo mặt nạ silicon của Ngoại trưởng Pháp - ông Jean-Yves Le Drian để làm video xin tiền các tỷ phú. Với cái cớ “viện trợ nước Pháp chuộc con tin”, kẻ lừa đảo đã nhận được tới cả chục triệu USD trước khi bị bắt.
Hay gần đây là một ứng dụng có tên gọi là ZAO với xuất xứ từ Trung Quốc, cho phép người dùng thay đổi khuôn mặt của họ với các nhân vật trong phim hoặc tivi một cách rất thuyết phục.
Theo Cơ quan quản lý không gian mạng Trung Quốc (CAC) quy định mới sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1-1-2020.