Trung Quốc cấm cửa công nghệ deepfake

14:39 01/12/2019
Chính phủ Trung Quốc vừa quyết định cấm cửa công nghệ deepfake bởi mối lo hiện hữu về nguy cơ trở thành một công cụ tạo ra những thông tin giả mạo.


Mới đây, nhà chức trách Trung Quốc mà cụ thể Cơ quan quản lý không gian mạng Trung Quốc (CAC) đã công bố quy định mới bắt buộc đối với việc sản xuất nội dung video và âm thanh trên mạng internet có sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ thực tế ảo (bots).

Hình ảnh được tạo ra bởi công nghệ deepfake.

Theo quy định này, các nhà cung cấp và cả người sử dụng các dịch vụ âm thanh và tin tức video trực tuyến đều "không được phép" sử dụng các công nghệ mới như học sâu (deep learning) và thực tế ảo để tạo ra, phân phối và lan truyền "tin giả".

Theo đại diện của CAC cho biết, trong bối cảnh công nghệ phát triển nhanh như hiện nay, trong đó trí tuệ nhân tạo được ứng dụng ngày một nhiều. Tuy nhiên đi cùng với sự phát triển ấy là việc xuất hiện rất nhiều sản phẩm được tạo ra bởi công nghệ deepfake

Sự xuất hiện của deepfake được giới chuyên gia nhận định là rất nguy hiểm khi công nghệ này sử dụng AI để tạo ra các đoạn video giống y như thật, trong đó một người dường như nói hoặc làm điều gì đó dù chuyện này không xảy ra trong thực tế.

Đã từng có không ít sản phẩm được tạo ra bởi công nghệ deepfake khiến giới công nghệ giật mình. Có thể kể tới như đoạn video với một người đeo mặt nạ silicon của Ngoại trưởng Pháp - ông Jean-Yves Le Drian để làm video xin tiền các tỷ phú. Với cái cớ “viện trợ nước Pháp chuộc con tin”, kẻ lừa đảo đã nhận được tới cả chục triệu USD trước khi bị bắt.

Hay gần đây là một ứng dụng có tên gọi là ZAO với xuất xứ từ Trung Quốc, cho phép người dùng thay đổi khuôn mặt của họ với các nhân vật trong phim hoặc tivi một cách rất thuyết phục.

Theo Cơ quan quản lý không gian mạng Trung Quốc (CAC) quy định mới sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1-1-2020. 

N.Công (t/h)

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng (như mạng xã hội và báo chí phản ánh mấy ngày qua), tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 150 nghìn đồng đối với người này về hành vi bán hàng rong không đúng quy định. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文