Vì sao Google Chrome thống trị thị trường trình duyệt?

10:09 05/07/2018
Theo dữ liệu thống kê của hãng phân tích StatCounter, tính đến tháng 6-2018, Google Chrome vẫn là ông vua trên thị trường trình duyệt cho cả desktop lẫn di động. Thống kê này một lần nữa khẳng định vị thế thống trị tuyệt đối của Chrome.

Với phiên bản thử nghiệm xuất hiện lần đầu tiên vào ngày 2-9-2008, chỉ trong vòng chưa đầy 10 năm, Chrome đã vượt mặt hết các trình duyệt “đàn anh” như Internet Explorer của Microsoft (1994), Netscape (1994), Opera (1995), Firefox của Mozzila (2003),…và chứng minh được vai trò thống trị của mình trong thị trường trình duyệt.

Theo thống kê của StatCounter, ở thị trường desktop, Google Chrome hiện đạt mức thị phần 66,87% - vượt xa đối thủ Mozilla Firefox chỉ với 11,44% trong khi trình duyệt nổi tiếng một thời của Microsoft là Internet Explorer vẫn "bất đắc dĩ" đứng thứ ba với 7,13% thị phần. Internet Explorer hiện không còn nhận được các tính năng mới và chỉ còn nhận được các bản cập nhật bảo mật và vá lỗi.

Google Chrome thống lĩnh thị trường trình duyệt hiện nay.

Kể từ khi Microsoft nỗ lực thay thế trình duyệt Microsoft Edge cho IE trên Windows 10, thị phần của Edge đã tăng lên đáng kể. Hiện Microsoft Edge đang đứng ở vị trí thứ 5 trong danh sách của StatCounter với thị phần 4,16%. Trình duyệt này cũng đã có cả phiên bản di động trên nền tảng iOS và Android.

Trên nền tảng di động, Google Chrome vẫn cho thấy lợi thế đi đầu bởi ít nhất thì nó chính là trình duyệt mặc định trên smartphone chạy hệ điều hành Android, và chiếm thị phần lên tới 54,95%.

Các “đối thủ” của Google Chrome ở nền tảng di động như: Safari trên iOS chiếm 17,25% thị phần, UC Browser (13,39%), Samsung Internet (5,09%) và Opera (4,05%) trong khi Firefox biến mất ở top đầu.

Với đà tăng trưởng mạnh mẽ như hiện nay, thật khó để tìm kiếm một trình duyệt nào đủ sức cạnh tranh hay đánh đổ được Google Chrome trên mọi mặt trận. Còn với Microsoft Edge, trình duyệt này có lẽ sẽ nối tiếp truyền thống của IE khi trở thành "vật lót đường", hỗ trợ người dùng tải và cài đặt Chrome trên hệ thống.

V.Cường

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文