Viettel tại Tanzania –niềm tự hào của Việt Nam tại Giải thưởng Kinh doanh thế giới

17:37 23/10/2017
Ngày 22-10, tại Barcelona, Tây Ban Nha, BTC Giải thưởng kinh doanh quốc tế (Stevie Awards 2017) đã công bố Halotel (thương hiệu của Viettel tại Tanzania) được vinh danh tại hạng mục giải thưởng “Doanh nghiệp phát triển nhanh nhất khu vực Trung Đông và châu Phi”. Đây là lần đầu tiên Viettel Tanzania được công nhận tại một giải thưởng quốc tế có uy tín nhờ những con số tăng trưởng kỷ lục.


Chưa đầy 3 tháng kể từ khi cung cấp dịch vụ vào tháng 10-2015, Halotel đã có 1 triệu khách hàng, và sau 9 tháng triển khai, con số này là 2 triệu. Đây là tốc độ phát triển khách hàng nhanh nhất trong số tất cả các thị trường (cả Việt Nam và quốc tế) mà Viettel từng đầu tư và hiếm hãng viễn thông nào trên thế giới đạt được trong năm đầu tiên cung cấp dịch vụ. Điều này đã giúp Halotel năm 2016 đã được tôn vinh trong đêm trao giải “Tanzania Leadership Award 2016” với 2 hạng mục “Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất của năm” và “Doanh nghiệp viễn thông của năm” do Tổ chức thẩm định năng lực doanh nghiệp lớn nhất tại Tanzania bình chọn.

Halotel là một trong những công ty viễn thông có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất tại Tanzania. Tính đến  tháng 10-2017, Halotel đã có hơn 3,5 triệu khách hàng, đứng thứ 4 trong thị phần trong tổng số 8 hãng viễn thông đang kinh doanh tại Tanzania.

Viettel tại Tanzania được vinh danh 

Theo cơ quan quản lý Viễn thông Tanzania (TCRA), chỉ riêng trong tháng 7 và tháng 8-2017, tốc độ tăng trưởng thuê bao của Halotel gây bất ngờ khi chiếm tới 50% tổng số 427.500 thuê bao mới tại thị trường này.

Viettel đã xây dựng hạ tầng viễn thông lớn nhất Tanzania chỉ trong vòng 9 tháng, với 2.500 trạm BTS và 18.000 km cáp quang, phủ 90% diện tích người dân đang sống và là công ty đầu tiên xây dựng, cung cấp kết nối băng rộng di động tới 3.000 ngôi làng tại Tanzania, vốn chưa từng được kết nối Internet hay viễn thông di động trước đó.

Tanzania hiện là thị trường có dân số đông nhất (55 triệu người) và cũng được đầu tư lớn nhất châu Phi (khoảng 800 triệu USD) của Tập đoàn Viettel. Trước khi cung cấp dịch vụ, dự án của Viettel tại Tanzania được đánh giá là “Dự án đầu tư tốt nhất năm 2014 khu vực Đông, Tây và Trung Phi” tại Hội nghị nhà đầu tư toàn cầu 2015.

Ngoài chiến lược kinh doanh và đầu tư hạ tầng mạnh mẽ, Halotel còn có một ứng dụng đặc biệt góp phần thúc đẩy tăng trưởng thuê bao rất nhanh tại đây. Theo đó, Halotel cung cấp một ứng dụng để đăng ký thông tin thuê bao cá nhân trên smartphone có tên MBCCS dành cho người bán hàng. Nhờ ứng dụng này, người bán có thể chụp ảnh người mua sim, lấy chữ ký và làm đăng ký thông tin cá nhân ở bất kỳ nơi đâu, đồng thời cập nhật luôn vào hệ thống của Halotel (ở châu Phi yêu cầu chủ thuê bao phải chụp hình và ký trực tiếp lên tờ đăng ký thông tin).

Người dân địa phương đón nhận dịch vụ của Viettel 

Ông Micheal Galler, đại diện Ban tổ chức Stevie Awards 2017 nhận xét: “Kể từ khi tham dự lần đầu tiên đến nay, Viettel luôn là công ty có những sản phẩm và chiến dịch khác biệt. Các công ty con của Viettel tại thị trường châu Phi phát triển rất ấn tượng”.

Tại Stevie Awards 2017, Viettel lập “kỷ lục mới” với 5 giải gồm 1 giải Vàng và 4 giải Bạc. Giải Vàng được trao cho Gói cước Youtube của Viettel (triển khai tại Campuchia, Peru và Tanzania) ở hạng mục “Sản phẩm giải trí truyền thông mới tốt nhất của năm”. 

Trong vòng 6 tháng kể từ khi Viettel triển khai gói cước Youtube tại Campuchia, Peru và Tanzania, hơn 1 triệu người đã đăng ký sử dụng. Gói cước đã tạo ra một cú đột phá trong việc sử dụng phương tiện giải trí trên smartphone tại 3 nước này, tiết kiệm cho người dùng từ 40% đến 80% khi sử dụng data. 4 giải Bạc mà Viettel được vinh danh tại Stevie Awards 2017 bao gồm: “Doanh nghiệp phát triển nhanh nhất khu vực Trung Đông và châu Phi” - Halotel (Viettel Tanzania);

“Chiến dịch marketing lan toả của năm” với “Người hùng thầm lặng” của Bitel (Viettel Peru); “Dịch vụ chăm sóc khách hàng của năm” với ứng dụng My Viettel (Viettel Telecom tại Việt Nam); và “Sản phẩm viễn thông mới tốt nhất của năm” với Giải pháp Bảo mật Viễn thông (Viettel Telecom tại Việt Nam).


Mai Thùy

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文