Zoom tiếp tục bị cấm cửa ở Indonesia do bảo mật kém

11:59 24/04/2020
Bộ Quốc phòng Indonesia đã quyết định cấm mọi hoạt động sử dụng Zoom trong hoạt động họp hành, hội nghị trực tuyến do lo ngại  nguy cơ bảo mật của ứng dụng này.


Mới đây, Tổng thư ký Bộ Quốc phòng Indonesia Agus Setiadji ký ban hành thông tư nghiêm cấm các cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng sử dụng ứng dụng Zoom trong công tác họp, hội nghị trực tuyến do lo ngại những vấn đề liên quan đến bảo mật của ứng dụng này.

Theo đánh giá Bộ Quốc phòng Indonesia đưa ra, ứng dụng Zoom hiện không đảm bảo về yếu tố bảo mật thông tin. Đặc biệt, nhiều báo cáo về an ninh mạng chỉ ra việc ứng dụng Zoom có gửi dữ liệu của người dùng về các máy chủ đặt tại quốc gia khác khiến nguy cơ lộ lột thông tin với bên thứ ba là điều có thể xảy ra.

Zoom là phần mềm chia sẻ video trực tuyến phổ biến, có thể tạo cuộc gọi nhóm tối đa 100 người và được cài đặt trên đa nền tảng như Android, iOS, Windows…

Kể từ khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát, nhiều quốc gia và hàng nghìn cơ sở giáo dục trên thế giới đã sử dụng Zoom để tổ chức hoạt động giảng dạy trực tuyến, trong đó có Việt Nam.

Tuy nhiên, phần mềm Zoom lại đang phải đối mặt với làn sóng tẩy chay ở nhiều nơi vì lo ngại về vấn đề an ninh và quyền riêng tư.

Trước đó, vào hồi đầu tháng 4 vừa qua, Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) đã cảnh báo về các cuộc tấn công an ninh và quyền riêng tư từ việc sử dụng Zoom.

Theo đó, tin tặc sẽ tìm đến các phòng học trực tuyến trên Zoom thông qua đường dẫn chia sẻ công khai trên các trang mạng xã hội hoặc dự đoán mã ID chứa từ 9 - 11 con số. Khi vào được lớp học, tin tặc sẽ lan truyền những thông tin độc hại, ảnh hưởng tới tâm lý, nhận thức của học sinh.

Không chỉ vậy, Zoom còn đang bị chỉ trích vì gửi dữ liệu người dùng trái phép cho Facebook, sau đó quảng cáo sai về tính năng mã hóa, cho phép chủ phòng họp ảo theo dõi người tham dự...

B.Châu (t/h)

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng (như mạng xã hội và báo chí phản ánh mấy ngày qua), tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 150 nghìn đồng đối với người này về hành vi bán hàng rong không đúng quy định. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文