Bảo vệ người cao tuổi trước vấn nạn lừa đảo

05:20 16/02/2024

Theo Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), tình hình lừa đảo trực tuyến tại Việt Nam đang diễn biến ngày càng phức tạp. Đáng chú ý, một trong những mục tiêu mà tội phạm mạng đang hướng tới chính là đối tượng người cao tuổi với 15 hình thức lừa đảo phổ biến. Việc hạn chế về mặt công nghệ, ít tiếp cận thông tin, dễ bị thuyết phục, tài chính có sẵn là những lý do khiến người lớn tuổi đang trở thành mục tiêu của tội phạm mạng.

Bà Nguyễn Thị Mai ở phường Mai Hùng, thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) cùng một số người cao tuổi khác đã không may bị lừa mất số tiền từ 1-5 triệu đồng vì trót tin lời kẻ gian, mua thực phẩm chức năng giá cắt cổ. Theo lời kể của bà Mai, sát Tết Nguyên đán 2024, có một nhóm 3 người đến mượn nhà bà làm nơi tổ chức sự kiện tặng quà, nhờ bà giới thiệu người đến nghe.

Để dễ thuyết phục, các đối tượng này hứa hẹn chỉ cần đến nghe sẽ được tặng 1 chai dầu ăn và 1 gói mì chính. Sau gần 2 tiếng, bà Mai đã vận động được 15 người già độ tuổi từ 60 đến 80 đến tham dự. Tại nhà bà Mai, kẻ gian giới thiệu một loạt thực phẩm chức năng hỗ trợ xương khớp, trí não, tiêu hóa… với cam kết dùng trong 1 tháng sẽ điều trị khỏi hẳn các triệu chứng của bệnh đang mắc phải.

Người cao tuổi hiện đang là mục tiêu của tội phạm mạng. Ảnh minh họa

Để tạo niềm tin, các đối tượng đã lập một trang web với đầy đủ thông tin, hình ảnh sản phẩm, đặc biệt là các hình ảnh, video đánh giá tích cực từ người dùng chứng minh sản phẩm có hiệu quả tốt khi sử dụng. Gần kết thúc buổi giới thiệu sản phẩm, các đối tượng đã tặng cho tất cả những người đến tham dự 1 chai dầu ăn, 1 gói mì chính đúng như cam kết, đồng thời đưa ra mức giá hấp dẫn cho các thực phẩm chức năng từ 800 nghìn đồng đến 2 triệu đồng tùy từng loại, kèm theo món quà khuyến mại là 1 bộ nồi cao cấp trị giá 800 nghìn đồng gửi đến tận nhà.

Tin lời kẻ gian, bà Mai và nhiều người già khác, mỗi người đã bỏ ra từ 1-5 triệu đồng để mua các thực phẩm chức năng trên và hồ hởi để lại số điện thoại để nhận bộ nồi. Tuy nhiên, đợi mãi chẳng thấy người gọi giao hàng khuyến mại, gọi vào số điện thoại thì thấy không liên lạc được, nghi ngờ bị lừa, bà Mai cùng 1 số người mang các thực phẩm chức năng ra nhà thuốc để hỏi giá thì mới té ngửa khi số thực phẩm chức năng trên chỉ là thuốc bổ trợ và có giá chỉ khoảng trên dưới 100 nghìn đồng.

Ngoài các thủ đoạn lừa đảo để bán thực phẩm chức năng, các sản phẩm quảng cáo có khả năng hỗ trợ chữa bệnh với giá… trên trời thì nhiều hình thức lừa đảo tài chính khác cũng đang “bủa vây” vào người cao tuổi. Theo thống kê của Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT, người cao tuổi hiện thường gặp 15 hình thức lừa đảo thường xuyên như: Lừa đảo "combo du lịch" giá rẻ; lừa đảo công nghệ cao thông qua cuộc gọi video Deepfake; giả mạo biên lai chuyển tiền thành công; giả mạo trang thông tin điện tử, cơ quan, doanh nghiệp, bảo hiểm ngân hàng; giả danh Công an, kiểm sát viên, cán bộ toà án gọi điện lừa đảo; đánh cắp thông tin CCCD đi vay tín dụng; lừa đảo chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng; lừa đảo dẫn dụ đầu tư, nhận bưu phẩm; lừa đảo tung tin giả về cuộc gọi mất tiền; lừa đảo cho số đánh đề… Điều đáng nói là với các thủ đoạn ngày càng tinh vi của tội phạm mạng, trong năm 2023 và những ngày đầu năm 2024, rất nhiều người cao tuổi đã trở thành nạn nhân của các vụ lừa đảo tài chính và toàn bộ số tiền mà các cụ tích cóp được trong suốt thời gian dài đã nhanh chóng bị rơi vào túi kẻ gian.

Trước thực trạng người cao tuổi đang trở thành “mục tiêu” của tội phạm mạng, Google đã phối hợp với Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT triển khai chương trình “An toàn lên mạng, an tâm vui sống cùng Google” với các video hướng dẫn người cao tuổi cách nhận biết và phòng vệ trước những thủ đoạn lừa đảo trực tuyến. Theo đó, trên kênh YouTube chính thức của Cục An toàn thông tin, video “An toàn lên mạng, An tâm vui sống cùng Google” đã giả lập 3 tình huống lừa đảo trực tuyến mà người lớn tuổi thường gặp phải và hướng dẫn cách xử lý đối với từng tình huống, bao gồm: Trang web giả mạo, ứng dụng không rõ nguồn gốc, kẻ gian chiếm tài khoản. Cùng với đó, Google đã công bố kết quả khảo sát với hơn 1.248 người dùng Internet Việt Nam về an toàn thông tin trực tuyến. Kết quả khảo sát cho thấy 90% người dùng đã từng tiếp xúc với lừa đảo trực tuyến và hơn 70% từng là nạn nhân. Trong đó, nhóm tuổi trên 55 đặc biệt dễ bị tổn thương với 49% đã từng bị lừa đảo. Về nguyên nhân, top 3 lý do khiến người lớn tuổi sập bẫy lừa đảo trực tuyến lần lượt là bởi họ không nhận ra tình huống là một trò lừa đảo chiếm 48%; giao dịch/giải thưởng có vẻ hấp dẫn chiếm 39%, cảm thấy tò mò chiếm 38%.

Ông Trần Quang Hưng, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT cho biết: Mục tiêu mà các đối tượng lừa đảo hướng đến hiện đang có sự dịch chuyển mạnh về nhóm người cao tuổi, trẻ em và người có thu nhập thấp. Trong đó, người cao tuổi là nhóm mà kỹ năng, khả năng nhận diện lừa đảo còn hạn chế nên các đối tượng lừa đảo tập trung chuyển hướng vào nhóm này.

Về giải pháp, đại diện Cục An toàn thông tin cho rằng, bên cạnh việc phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện định danh tài khoản ngân hàng thì Bộ TT&TT xác định việc cập nhật, phổ biến, nâng cao nhận thức cho người dân về cách thức nhận diện hình thức lừa đảo trực tuyến là một nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên.

Ngoài truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, hiện Bộ TT&TT đang kêu gọi các tổ chức, các công ty truyền thông, mạng xã hội tăng cường xây dựng các tình huống, các hình thức tuyên truyền phong phú, phù hợp với từng nhóm đối tượng trên các nền tảng khác nhau, đặc biệt là các đối tượng yếu thế như trẻ em và người cao tuổi.

Hùng Quân

Chiều 28/11, với 452/452 (94,36%) đại biểu Quốc hội có mặt biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Tài chính nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Nguyễn Văn Thắng và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Trần Hồng Minh.

Ngày 28/11, thông tin từ UBND xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) cho biết, liên quan đến bài viết rừng keo lá tràm của nhiều hộ dân ở thôn Phước Hưng, xã Hoà Nhơn bị san phẳng trong quá trình thi công dự án logistics cạnh đó mà Báo CAND đã phản ánh, chính quyền địa phương đã buộc đơn vị san gạt bồi thường và thực hiện cải tạo phần đất để người dân tiếp tục trồng lại rừng.

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII, diễn ra ngày 25/11/2024 vừa qua đã xem xét, cho ý kiến việc tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18 "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả", xác định đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Bên hành lang Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đều bày tỏ đồng tình, thống nhất cao với quan điểm của Trung ương.

Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội yêu cầu thực hiện công tác dân vận đối với việc lập và triển khai quy hoạch; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; giải quyết dứt điểm đơn thư khiếu nại, tố cáo ngay từ nơi phát sinh, hạn chế tình trạng khiếu nại, tố cáo kéo dài, vượt cấp, không để phát sinh “điểm nóng”.

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao vừa yêu cầu bị can Nguyễn Đăng Thuyết (SN 1970, nơi thường trú: phường Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội) là Tổng giám đốc Công ty TNHH Thành An Hà Nội và bị can Nguyễn Thị Hòa (SN 1978, nơi đăng ký thường trú: phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội) là Giám sát kế toán thuế Công ty TNHH Thành An Hà Nội, Công ty TNHH thiết bị y tế Danh và Công ty TNHH thiết bị y tế Tràng Thi ra đầu thú.

Trong những năm qua, tại tỉnh Quảng Trị, hoạt động mời thầu, tham gia đấu thầu và chấm thầu đối với dự án đầu tư công trên địa bàn, thường xuyên bị đơn thư kiến nghị, khiếu nại và tố cáo. Tuy nhiên, khi xảy ra sự việc, cơ quan chức năng chủ yếu xử lý hành chính như tạm dừng, hủy bỏ đấu thầu để đấu lại, mà không điều tra, xác minh sâu để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Đó cũng là nguyên nhân khiến tình trạng sai phạm này lặp đi lặp lại nhiều.

Ngày 28/11, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (QLHC về TTXH, Bộ Công an) cho biết, sau một thời gian tranh tài, đêm chung kết Cuộc thi quốc tế tìm kiếm giải pháp công nghệ (Dữ liệu với cuộc sống - Data For Life 2024) đã diễn ra tối 27/11, tại Đài Truyền hình Việt Nam, với sự góp mặt của 6 đội là X-Fea, NCB-CDS-AIML, Small World Big Venture, ZeroToHero, GoTrust, Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文