Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã hỗ trợ ngăn chặn tin nhắn, cuộc gọi rác

19:24 06/09/2023

Chiều 6/9, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã tổ chức họp báo định kỳ tháng 9  dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm và Thứ trưởng Phạm Đức Long. Tại buổi họp báo, Bộ TT&TT đã cung cấp nhiều thông tin, số liệu mới về việc chặn lọc SIM rác, SIM không chính chủ và các giải pháp ngăn chặn tin nhắn rác, cuộc gọi lừa đảo.

Ngăn chặn tin nhắn, cuộc gọi rác, cần sự cộng đồng trách nhiệm

Trả lời câu hỏi của PV Báo CAND về việc chuẩn hóa thông tin thuê bao về cơ bản đã hoàn thành, được dư luận xã hội đánh giá cao; nhưng hiện nay, tin nhắn rác, cuộc gọi rác vẫn dồn dập “tấn công” người dùng, cơ quan quản lý nhà nước sẽ có thêm các giải pháp gì nhằm hạn chế tình trạng này?

Bộ TT&TT cho biết: Tin nhắn rác, cuộc gọi rác là hiện tượng phổ biến trên thế giới. Chỉ tính riêng trong quý 2/2023, hệ thống của Hiya trên toàn cầu đã ghi nhận 6,5 tỷ cuộc gọi bị phản ánh là cuộc gọi không mong muốn (cuộc gọi rác/cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo) - tương ứng trung bình 70 triệu cuộc/ngày.

Một bộ phận người dùng đang
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm và Thứ trưởng Phạm Đức Long chủ trì cuộc họp báo.

Và trong thực tế, tin nhắn rác, cuộc gọi rác là các bản tin hoặc cuộc gọi không mong muốn có thể bị phát tán từ các thuê bao không chính chủ mà Bộ TT&TT đã và đang chỉ đạo các DN triển khai xử lý; còn có thể xuất từ chính các thuê bao chính chủ (điển hình là các trường hợp thuê bao cố định có dấu hiệu phát tán cuộc gọi rác đang có xu hướng gia tăng sau khi Bộ TT&TT tăng cường công tác xử lý SIM thuê bao di động). Do vậy, tương tự như việc ngăn chặn rác, xử lý tội phạm trong không gian thực hiện nay, để ngăn chặn tối đa tình trạng phát tán cuộc gọi rác trên không gian mạng, cần sự chủ động vào cuộc của cơ quan, tổ chức có liên quan và của chính người dân.

Các cơ quan, tổ chức (các trường học, ngân hàng, bệnh viện) cần chủ động triển khai các biện pháp, các số điện thoại chính thống, kênh liên lạc chính thống, phổ biến tuyên truyền đến người sử dụng. Các Bộ Công Thương, Bộ VHTT&DL cũng cần có các biện pháp xử lý, ràng buộc trách nhiệm của các đơn vị cung ứng dịch vụ, sản phẩm khi thực hiện quảng cáo qua các kênh không được phép, bao gồm việc thuê/sử dụng cuộc gọi quảng cáo không được đăng ký theo quy định (tương tự như việc quảng bá sản phẩm trên các trang mạng/kênh youtube có hành vi vi phạm)

Về phía người dân, cũng cần nâng cao ý thức bảo vệ thông tin cá nhân, tầm quan trọng của việc sử dụng SIM chính chủ (khi mà SIM điện thoại hiện đã gắn với rất nhiều hoạt động hàng ngày như VNeID, thanh toán số…); chủ động nâng cao ý thức cảnh giác khi nghe/thực hiện theo các yêu cầu từ số máy lạ (không có trong danh bạ); chủ động cài đặt, sử dụng các dịch vụ chặn lọc/cảnh báo cuộc gọi rác/cuộc gọi lạ do nhà mạng cung cấp (dịch vụ hộp thư thoại;…). Trong thời gian tới, Bộ TT&TT sẽ tăng cường phối hợp với các bộ, ngành có liên quan để triển khai đồng bộ các giải pháp hạn chế tình trạng cuộc gọi rác.

Loại bỏ 12,5 triệu SIM không chính chủ ra khỏi hệ thống

Thông tin tại cuộc họp báo về việc chặn lọc SIM rác, SIM không chính chủ, ông Nguyễn Phong Nhã, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết: Tiến hành đối soát với Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư, Bộ TT&TT đã xử lý và lọc ra 19,6 triệu thuê bao có thông tin không trùng khớp. Sau khi thông báo, đã có 7,15 triệu thuê bao tiến hành chuẩn hóa lại thông tin. Đến nay, các doanh nghiệp viễn thông đã loại bỏ 12,5 triệu SIM không chính chủ trên hệ thống. Đây là các SIM mà chủ thuê bao không tiến hành cập nhật, chuẩn hóa lại thông tin dù đã quá hạn.

Thông tin thêm về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long chia sẻ: "Bộ TT&TT đang quyết liệt xử lý tình trạng SIM không đúng thông tin thuê bao, SIM không chính chủ. Trước kia, Bộ TT&TT chưa có thước đo nhằm kiểm tra xem thông tin thuê bao của người sử dụng có chính xác hay không. Điều này đã thay đổi khi Bộ Công an cho ra đời Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Đây là căn cứ để các doanh nghiệp viễn thông tiến hành đối soát thông tin thuê bao".

Thứ trưởng Phạm Đức Long chia sẻ thông tin tại buổi họp báo.

Số liệu của Bộ TT&TT cho thấy, hàng tháng có 1,5 triệu thuê bao mới xuất hiện trên thị trường. Cơ bản các thuê bao mới đều đã được đối soát với Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư. Hiện ba nhà mạng lớn là Viettel, VNPT, MobiFone chiếm 85% thuê bao phát triển mới. Các nhà mạng này đã kết nối trực tiếp tới Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư. Khi đăng ký thuê bao mới, các thuê bao của 3 nhà mạng này sẽ được đối soát online, nếu khớp với Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư, thuê bao mới được chấp nhận.

Các nhà mạng còn lại như Vietnamobile, Wintel, Itel,... hiện chiếm 15% tổng lượng thuê bao mới ra thị trường hàng tháng. Những nhà mạng này chưa kết nối được với Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư. Tuy nhiên, định kỳ hàng tháng, các nhà mạng này sẽ phải gửi số liệu về thuê bao mới đến Bộ TT&TT. Trong trường hợp sau quá trình đối soát, nếu thuê bao mới không đúng với Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư, thuê bao sẽ bị xóa khỏi hệ thống.

Cũng theo Thứ trưởng Phạm Đức Long, hiện có tình trạng nhiều người sẵn sàng đứng hộ tên để đăng ký thuê bao. Điều này dẫn đến một thuê bao có thông tin đăng ký thật, tên tuổi, địa chỉ thật nhưng thực ra nằm trong tay người sử dụng khác. Do vậy, một bộ phận người dùng đã tiếp tay dẫn đến vấn nạn SIM không chính chủ. "Cơ quan báo chí cần tiếp tục truyền thông để người dân hiểu và nói không với việc này", ông Long đề nghị.

Huyền Thanh

Để chấn chỉnh hình thành thói quen tự giác chấp hành pháp luật về TTATGT, lực lượng CSGT sẽ tăng cường tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm 6 nhóm hành vi là nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông; việc xử lý vi phạm theo phương châm “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”

Sau khi thành lập các doanh nghiệp và đăng ký hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực khám chữa bệnh, Lin Chao Yang và Wu Jin Biao cùng các đồng phạm đã móc nối đường dây làm giả giấy tờ, hợp thức hóa cho các bác sĩ Trung Quốc chưa đủ điều kiện nhưng vẫn ngang nhiên hành nghề tại Việt Nam. Đặc biệt, có hàng loạt phòng khám đa khoa (PKĐK) tại Đà Nẵng có bác sĩ người Trung Quốc "khám chui"...

Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Ung Bướu Cần Thơ được kỳ vọng đáp ứng nhu cầu khám, tầm soát và điều trị ung bướu của nhân dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Sau hơn 6 năm triển khai, dự án chỉ đạt 21,3% tổng giá trị khối lượng, gây lãng phí và bức xúc trong nhân dân.

Bộ Công an vừa ban hành hướng dẫn tuyển sinh CAND năm 2025 với các trình độ đào tạo đại học chính quy tuyển mới, trung cấp CAND và tuyển sinh văn bằng 2 đối với công dân đã tốt nghiệp trình độ đại học trở lên. Trong đó, tuyển sinh trình độ đại học chính quy tuyển mới đối với học sinh tốt nghiệp THPT vào các học viện, trường CAND từ nhiều năm nay luôn nhận được sự quan tâm lớn từ học sinh và dư luận xã hội.

Ngày 1/4, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường Công an tỉnh Lâm Đồng đã phối hợp với Công an xã Lộc Nga, TP Bảo Lộc xác minh, làm rõ hành vi múc đất gây ảnh hưởng tới đường điện trung thế và hạ thế tại khu vực đường tránh TP Bảo Lộc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.