Nạn nhân mới của những trò lừa đảo cũ trên không gian mạng

08:35 16/05/2024

Theo số liệu thống kê từ Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Gia Lai, từ ngày 16/12/2023 đến hết tháng 4/2024, cơ quan chức năng phát hiện 28 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng, tổng thiệt hại hơn 9 tỷ đồng.

Mặc dù cơ quan chức năng liên tục cảnh báo về các thủ đoạn lừa đảo, nhưng vẫn xuất hiện nhiều nạn nhân mới của các trò lừa này. Lợi dụng việc một số cơ quan Nhà nước đang triển khai các phần mềm dịch vụ công trực tuyến, các đối tượng lừa đảo đã tạo các ứng dụng mạo danh cơ quan Nhà nước có các tên gọi như "Dịch vụ công", "Phần mềm thuế", "VNeID", "Bộ Công an"...

Nạn nhân mới của những trò lừa đảo cũ trên không gian mạng -0
Ảnh minh họa.

Sau đó, bằng các thủ đoạn khác nhau, đối tượng tiếp cận và dẫn dụ, lừa người dân cài đặt các ứng dụng giả mạo này trên điện thoại, chiếm quyền điều khiển, chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng của nạn nhân. 

Đầu tháng 4/2024, anh P. ở huyện Chư Sê, Gia Lai đến cơ quan Công an trình báo bị mất 678 triệu đồng vì làm theo lời một đối tượng giả danh Công an, truy cập vào link dẫn đến một trang web giả mạo dịch vụ công để bị chiếm quyền sử dụng điện thoại và rút toàn bộ số tiền trong tài khoản.

Anh P. chia sẻ: "Do phần mềm có giao diện gần giống với giao diện "Dịch vụ công trực tuyến" thật của Bộ Công an nên tôi hoàn toàn tin tưởng. Khi cài đặt, phần mềm yêu cầu toàn quyền truy cập điện thoại của tôi, tôi cũng không nghi ngờ gì. Tiếp đó các đối tượng yêu cầu tôi chuyển khoản 12 nghìn đồng vào tài khoản có tên là "Quỹ bảo trợ trẻ em VN". Tôi vừa thực hiện xong thì ngay lập tức tài khoản ngân hàng của tôi báo toàn bộ số tiền trong tài khoản của tôi đã bị chuyển sang tài khoản khác. Lúc đó tôi mới biết mình bị lừa".

Một số thủ đoạn như giả danh lãnh đạo, cơ quan pháp luật, nhân viên ngân hàng, cán bộ viễn thông, bảo hiểm xã hội, công ty tài chính, vv…); hack facebook, zalo; gọi điện khủng bố; lừa đảo trúng thưởng; bẫy tình trên mạng xã hội; mua bán hàng trực tuyến, làm việc qua ứng dụng lạ, vv… đang vây bủa người dùng mạng

Anh T. (trú ở xã Kông Yang, huyện Kông Chro, Gia Lai) đã mất hơn 60 triệu đồng vì bị lừa đảo trúng thưởng. Vào tháng 1/2024, anh T. nhận được 1 cuộc gọi từ số điện thoại lạ thông báo anh T là 1 trong 5 khách hàng may mắn trúng 1 xe máy SH trị giá hơn 100 triệu đồng từ chương trình tri ân khách hàng. Đối tượng này yêu cầu anh T đặt mua 3 sản phẩm theo hướng dẫn để nhận mã trúng thưởng và làm hồ sơ trúng thưởng (tổng trị giá 10,1 triệu đồng). Sau đó các đối tượng tiếp tục yêu cầu anh T. chuyển tiền để thuê vận chuyển, nộp thuế tổng cộng 54 triệu đồng, cam kết sẽ hoàn lại toàn bộ số tiền này cùng với giải thưởng sau khi anh T. nhận được phần thưởng.

Tương tự anh T., chị M. (trú tại xã Chơ Glong, huyện Kông Chro) cũng là nạn nhân của trò lừa trúng xe SH. Rất may, chị M. đã cảnh giác, tỉnh táo gọi điện nhờ tư vấn. Sau đó chị chặn cuộc gọi từ các đối tượng, chỉ mới bị thiệt hại 1 triệu đồng. Công an tỉnh Gia Lai khuyến cáo, nếu nghi ngờ bị lừa, cần ngay lập tức tắt wifi, dữ liệu di động; tháo sim, tắt nguồn điện thoại. Trong trường hợp không thể tắt nguồn thì tắt thiết bị phát sóng wifi để ngắt hoàn toàn kết nối với đối tượng.

Thúy Trinh

Theo các quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, mạng lưới đường sắt đô thị (ĐSĐT) của TP Hồ Chí Minh sau sáp nhập sẽ có chiều dài lên đến 1.012 km. Trong đó, địa bàn thành phố trước khi sáp nhập có 12 tuyến, tổng chiều dài khoảng 582km; tỉnh Bình Dương trước sáp nhập có 12 tuyến đường sắt đô thị với chiều dài 305km và trong số này có 6 tuyến kết nối với TP Hồ Chí Minh. Riêng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trước sáp nhập có 3 tuyến đường sắt đô thị với chiều dài 125km.

Nhiều ngày qua, tiết trời nắng nóng như trút lửa xuống dải đất miền Trung. Trong cái nắng nóng oi ả giữa trưa hè tháng 7, những CBCS Công an tỉnh Thanh Hóa vẫn căng mình “Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người” để vận động, đưa đón những thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính đến các điểm thu nhận mẫu ADN…

Những khu dân cư hiện hữu với đường hẻm nhỏ hẹp ở khu vực nội thành TP Hồ Chí Minh là do lịch sử để lại, nếu muốn cải tạo, chỉnh trang đòi hỏi phải có nhiều thời gian, công sức. Vì vậy công tác phòng cháy hiệu quả nhất vẫn là ý thức của mỗi hộ gia đình, phải biết cứu lấy sinh mạng, tài sản của mình trước vì “giặc lửa” cũng như cơn cuồng phong, chỉ trong chớp mắt đã cuốn phăng tất cả nên không thể chủ quan chờ lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp.

Dẫu nắng hay mưa, dẫu ngày hay đêm, khó khăn vất vả, 2.233 tổ bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Sơn La thời gian qua vẫn luôn cần mẫn, năng nổ, nhiệt tình cùng lực lượng Công an cơ sở hàng ngày góp sức mình giữ gìn an ninh trật tự tại địa bàn, vì sự bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

Chiều 11/7, tại Hà Nội, Thượng tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an và Thượng tướng Lê Quý Vương, Chủ tịch Hội Cựu CAND Việt Nam, nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an đã đồng chủ trì Lễ ký Quy chế phối hợp giữa Bộ Công an và Hội Cựu CAND Việt Nam trong công tác bảo đảm ANTT.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.