Người phụ nữ bị mất 500 triệu đồng khi cài đặt phần mềm dịch vụ công giả mạo

13:35 17/07/2024

Ngày 17/7, Công an TP Hà Nội cho biết, thêm một trường hợp ở quận Đống Đa, TP Hà Nội bị chiếm đoạt 500 triệu đồng khi cài đặt phần mềm dịch vụ công giả mạo. Để phòng tránh lừa đảo, Công an TP Hà Nội đề nghị người dân cảnh giác trước thủ đoạn trên. Tuyệt đối không cài đặt các phần mềm, ứng dụng theo yêu cầu của các đối tượng lạ gọi đến. Nếu cài đặt phần mềm giả mạo, có nguy cơ sẽ bị chiếm quyền điều khiển toàn bộ điện thoại.

Thời gian qua, Công an TP Hà Nội liên tục cảnh báo về thủ đoạn giả danh Công an gọi điện yêu cầu người dân cài đặt phần mềm Dịch vụ công “giả mạo" để chiếm đoạt tài sản nhưng nhiều người dân vẫn "sập bẫy" thủ đoạn này.

Thủ đoạn của các đối tượng là giả danh cán bộ Công an gọi điện cho người dân thông báo căn cước công dân của họ bị lỗi trên hệ thống hoặc cần phải cập nhật dữ liệu dân cư, mã định danh, rồi yêu cầu người dân đến cơ quan Công an để làm việc. Với lý do cần hoàn thiện gấp hồ sơ, đối tượng sẽ thúc ép để người dân phải khẩn trương tải phần mềm Dịch vụ công “giả mạo”, do đối tượng cung cấp.

Ngay sau khi cài đặt phần mềm giả mạo này, người dân sẽ bị đối tượng chiếm quyền điều khiển điện thoại, thực hiện việc chuyển tiền từ thông tin tài khoản ngân hàng và các ứng dụng thanh toán được lưu trên điện thoại.

Mới đây, thêm một trường hợp ở quận Đống Đa, TP Hà Nội bị chiếm đoạt 500 triệu đồng khi cài đặt phần mềm Dịch vụ công giả mạo. Theo đó, vào ngày 13/6/2024, Công an quận Đống Đa tiếp nhận đơn trình báo của chị N (SN 1976, trú tại Đống Đa, Hà Nội) về việc có nhận được điện thoại của một đối tượng, tự xưng là cán bộ Công an TP Hà Nội, yêu cầu chị cài đặt phần mềm dịch vụ công. Sau khi cài đặt xong, chị N phát hiện tài khoản ngân hàng bị mất 500 triệu đồng nên đã đến cơ quan Công an trình báo.

Để phòng tránh lừa đảo, Công an TP Hà Nội đề nghị người dân cảnh giác trước thủ đoạn trên. Tuyệt đối không cài đặt các phần mềm, ứng dụng theo yêu cầu của các đối tượng lạ gọi đến. Nếu cài đặt phần mềm giả mạo, có nguy cơ sẽ bị chiếm quyền điều khiển toàn bộ điện thoại. Các tin nhắn, cuộc gọi đến máy điện thoại của nạn nhân sẽ được ứng dụng kiểm soát, ngầm chuyển về máy chủ do đối tượng quản lý, không hiển thị trên điện thoại của nạn nhân. Nguy hiểm hơn, các đối tượng chiếm quyền điều khiển điện thoại di động từ xa, sau đó truy cập vào tài khoản, chuyển hết tiền của bị hại.

Khi gặp các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần kịp thời trình báo cơ quan Công an để ngăn chặn và xử lý theo quy định của pháp luật.

X. Mai

Cơ quan CSĐT Bộ Công an đang điều tra vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, xảy ra tại Công ty cổ phần tập đoàn giáo dục Egroup (Tập đoàn Egroup), Công ty cổ phần đầu tư và phân phối Egame (Công ty Egame). Đề nghị những bị hại liên quan đến Tập đoàn Egroup, khẩn trương liên hệ để được hướng dẫn.

Đều có tiền án, tiền sự, không có việc làm ổn định nhưng Trần Hải và Lưu Xuân Tâm vẫn thông tin tới nạn nhân về việc có mối quan hệ với các cơ quan tố tụng, có thể “chạy án”; từ đó lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều nạn nhân trên cả nước với số tiền lên đến 4,2 tỷ đồng. 

Số công nhân đang nghỉ trưa tại một tòa nhà trung tâm đang sửa chữa thì bất ngờ sàn nhà đổ sập. Một số công nhân được đưa vào bệnh viện cấp cứu, lực lượng cứu hộ đang tìm kiếm tại hiện trường xem có công nhân bị vùi lấp hay không…

Dẫn quy định Điều 38 dự thảo luật, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Công Long lo ngại, tội ít khi phạm phải thì bị loại trừ áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng, trong khi nhóm tội phổ biến, hay vi phạm lại được xử lý chuyển hướng. Những người đã thành niên, kẻ chủ mưu, băng nhóm có thể lợi dụng, sử dụng người chưa thành niên phạm tội như các công cụ phạm tội, dẫn đến tính phòng ngừa, răn đe giảm đi...

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文