Nhiều “độc chiêu” lừa đảo qua không gian mạng

07:50 13/08/2024

Anh T.H.P. (SN 1983, ngụ xã Cẩm Giang, huyện Gò Dầu, Tây Ninh) bị lừa gần 220 triệu đồng qua mạng xã hội. Khi P. đang làm việc thì có người điện thoại đến giới thiệu tên Trang là Công an quận 12, TP Hồ Chí Minh thông báo với anh P. về việc cập nhật lại một số thông tin về CCCD vì bị sai.

Đối tượng yêu cầu anh P. điện đến số điện thoại 0971.597.407 gặp cán bộ Công an quận 12 tên Tuấn để được hướng dẫn. Anh P. điện thoại cho Tuấn. Tuấn kêu anh P. kết bạn zalo và yêu cầu anh P. dùng điện thoại đăng nhập vào dịch vụ công (giả), cung cấp số CCCD và mật khẩu tài khoản ngân hàng. Sau đó, Tuấn giả vờ nói anh P. chờ xác nhận. Lúc này, anh P. hoảng hốt phát hiện tài khoản của mình bị mất gần 220 triệu đồng, nên đến Công an huyện Gò Dầu trình báo.

Đối tượng Ngô Trung Quang.

Còn anh Đ.H.Đ. (SN 1989, ngụ TP Tây Ninh) thì gọi điện thoại cho người tên Đại quen trên facebook hỏi giá một số thép, kẽm... với số lượng như anh đặt. Đại báo giá 117.700.000 đồng. Anh Đ. đồng ý mua và chuyển 1.850.000 đồng đặt cọc, còn lại 115.850.000 đồng sẽ thanh toán sau khi nhận được hàng. Sau đó, anh Đ. gửi vị trí công trình đang thi công nhà ở tại ấp 3, xã Bàu Đồn (huyện Gò Dầu) để Đại giao hàng. Đại gọi cho anh Đ. cho biết khoảng 10 xe chở hàng đến giao và yêu cầu anh ra đón. Khi nhận được hàng, anh Đ. Sẽ chuyển khoản hết số tiền còn lại cho Đại. Một lúc sau, người giao hàng bốc hàng xong kêu anh Đ. thanh toán tiền. Anh Đ. điện thoại cho Đại nhưng bị đối tượng xóa kết bạn và chặn liên lạc. Đến lúc này, anh Đ. mới biết mình bị vướng bẫy lừa.

Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh Tây Ninh cho biết, tình hình tội phạm trộm cắp tài sản và lừa đảo chiếm đoạt tài sản tiếp tục phức tạp trong tháng 7/2024, chiếm tỉ lệ cao trong số vụ tội phạm về trật tự xã hội. Đáng lưu ý, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra 30 vụ, chiếm 42%. Riêng về tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng xảy ra 18 vụ, tăng 13 vụ so với tháng 6 và tăng 18 vụ so với tháng 7/2023.

Tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng xảy ra nhiều tại các địa bàn huyện Gò Dầu, TP Tây Ninh, huyện Tân Châu, huyện Dương Minh Châu. Các đối tượng lừa đảo qua không gian mạng chủ yếu thông qua thủ đoạn tuyển dụng việc làm online, thương mại điện tử, chứng khoán, giả danh cơ quan Nhà nước đe dọa, yêu cầu nạn nhân chuyển tiền, hướng dẫn cài đặt các phần mềm ứng dụng.

Công an tỉnh Tây Ninh cho biết thêm, các đối tượng không chỉ lợi dụng không gian mạng mà còn lợi dụng sự cả tin của người dân để hoạt động phạm tội. Mới đây, Phòng An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Tây Ninh vừa phối hợp cùng Công an huyện Tân Châu bắt giữ Ngô Trung Quang (SN 1996, ngụ Hà Nam). Đối tượng này lừa đảo chiếm đoạt hơn 2 tỷ đồng qua không gian mạng. Qua công tác nghiệp vụ, các trinh sát phát hiện Quang lập nhiều tài khoản facebook với các tên, như: Samu Lào, Mộc Tây Bắc, Lý Mỹ Nghệ, Phú Quý Nu, rồi truy cập mạng xã hội tìm, tải hình ảnh về các loại sản phẩm gỗ hiếm (gồm, tượng gỗ phong thủy, bàn gỗ, tủ gỗ, bình gỗ...) có giá trị cao. Tiếp đó, đối tượng đăng lên các tài khoản trên và đăng quảng cáo bán gỗ mỹ nghệ trên các trang, hội nhóm mua bán đồ gỗ.

Người mua có nhu cầu thì liên lạc qua ứng dụng messenger với Quang để trao đổi. Sau khi hai bên thỏa thuận thống nhất mua, bán hàng thì Quang cung cấp số tài khoản ngân hàng. Quang yêu cầu nạn nhân chuyển tiền từ 500.000 đồng đến 20.000.000 đồng và hẹn trong thời gian từ 2 đến 4 ngày sẽ giao hàng. Tuy nhiên, Quang nhận được tiền của nạn nhân thì chặn thuê bao liên lạc, chiếm đoạt tiền. Với thủ đoạn như trên, Quang đã lừa đảo chiếm đoạt hơn 2 tỷ đồng của nhiều nạn nhân trên địa bàn tỉnh Tây Ninh và nhiều tỉnh, thành phố khác.

C.Bình-N.Minh

Trưa 12/9, chúng tôi có mặt tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai. Tại các khoa điều trị, những người dân vô cùng may mắn đã sống sót sau cơn lũ dữ ở thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai đang được điều trị tích cực. Nỗi bàng hoàng, đau đớn vẫn vương trên những gương mặt thất thần…

Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), các địa phương thống kê thiệt hại đến 12h30 ngày 12/9, bão số 3 và mưa lũ do hoàn lưu bão khiến 327 người chết, mất tích (199 người chết, 128 người mất tích), 807 người bị thương.

Để đưa thi thể nạn nhân về huyện Nguyên Bình bàn giao an toàn cho gia đình, CBCS Công an huyện Bảo Lạc phải trực tiếp đi bộ hơn 20km, khiêng thi thể vượt qua nhiều tuyến đường nguy hiểm, do quãng đường di chuyển từ Bảo Lạc sang Nguyên Bình đang bị ách tắc nghiêm trọng vì đất đá sạt lở và mưa lũ.

Chiều 12/9, tại Hà Nội, Cục Truyền thông CAND tổ chức Lễ phát động ủng hộ nhân dân bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Tham dự buổi lễ có các đồng chí trong Đảng uỷ, lãnh đạo Cục Truyền thông CAND, đại diện lãnh đạo Báo CAND, Truyền hình CAND, Nhà xuất bản CAND, các phòng chức năng và CBCS, nhân viên Cục Truyền thông CAND.

Do nước sông Bưởi lên cao, những ngày qua, hàng trăm hộ dân tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá bị ngập lụt. Chính quyền địa phương phải huy động lực lượng tại chỗ dùng thuyền cứu trợ, cấp phát nhu yếu phẩm cho người dân.

Bị can Hoàng Quốc Vượng (cựu Chủ tịch EVN, cựu Thứ trưởng Bộ Công thương) và bị can Phương Hoàng Kim (cựu Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công thương) đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc Bộ Công thương tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về diện đối tượng và điều kiện được hưởng chính sách giá điện ưu đãi, qua đó gây ra thiệt hại hơn 937 tỷ đồng cho EVN (tính đến ngày 28/6/2023).

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文