Tội phạm mạng triệt để lợi dụng công nghệ mới để tấn công, lừa đảo quy mô lớn

09:46 13/05/2024

Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch Hiệp hội An ninh mạng quốc gia đã phát biểu nhiều vấn đề quan trọng tại Hội thảo phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng do Hiệp hội An ninh mạng quốc gia tổ chức tại Hà Nội ngày 13/5.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Lương Tam Quang nhấn mạnh: Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với quy mô và tốc độ chưa từng có đã tạo ra những giá trị to lớn cho phát triển kinh tế - xã hội, song cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đổi với bảo đảm an ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đối với mọi quốc gia.

Hoạt động lợi dụng không gian mạng tiến hành phạm tội, nổi bật là lừa đảo trực tuyến chiếm 57% tổng số tội phạm mạng, gia tăng cả về phạm vi, quy mô với thủ đoạn tinh vi, triệt để lợi dụng công nghệ mới, nhất là triệt để lợi dụng trí tuệ thông minh AI để thực hiện các hành vi vi phạm, gây thiệt hại hàng nghìn tỷ USD mỗi năm. Trong đó, riêng năm 2023, thế giới ước tính thiệt hại là 1.026 tỷ USD, tương đương 1,05% GDP toàn cầu.

Thứ trưởng Lương Tam Quang phát biểu khai mạc hội thảo.

Tại Việt Nam, trong năm 2023, các đối tượng tội phạm mạng trong và ngoài nước liên tục thay đổi phương thức, thủ đoạn, triệt để lợi dụng công nghệ mới để tấn công, xâm nhập, lừa đảo quy mô lớn, gây thiệt hại lớn về kinh tế và ảnh hưởng xấu đến TTATXH, đe dọa cuộc sống bình yên, hạnh phúc của người dân.

Thống kê trên Cổng cảnh báo an toàn thông tin ghi nhận gần 16.000 phản ánh lừa đảo trực tuyến, gây thiệt hại hơn 390 nghìn tỷ đồng, tương đương 3,6% GDP; trong đó 91% liên quan lĩnh vực tài chính, tăng 64,78% so với năm 2022, tỷ lệ người dùng nhận tin nhắn, cuộc gọi lừa đảo trực tuyến là 73%. Công ty an ninh mạng Singapore Group-IB công bố vụ tấn công lừa đảo sử dụng 240 tên miền liên kết giả mạo nhằm mạo danh 27 tổ chức tài chính, ngân hàng của Việt Nam để thu thập thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng từ năm 2022 đến nay; chợ đen mua bán thông tin thẻ tín dụng Biden Cash đã công khai trực tuyến cơ sở dữ liệu miễn phí gồm trên 2 triệu thẻ ghi nợ và tín dụng. Tình trạng mua bán hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng trên không gian mạng tác động xấu đến uy tín, thương hiệu quốc gia Việt Nam.

Thượng tướng Lương Tam Quang cũng cho biết, qua công tác đấu tranh phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao cho thấy, hoạt động của các đối tượng phạm tội rất chuyên nghiệp, có tổ chức, phân công vai trò cụ thể. Các đối tượng cầm đầu thường là người nước ngoài, trú chân tại địa bàn các nước láng giềng rồi lừa đảo, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ đưa người Việt Nam ra nước ngoài thực hiện hành vi phạm tội.

Phương thức, thủ đoạn phạm tội rất tinh vi, sử dụng công nghệ deepfake giả mạo người thân hoặc cơ quan chức năng gọi điện; kêu gọi đầu tư qua các sàn giao dịch ngoại hối, tiền ảo, chứng khoán. Đối tượng mà tội phạm lừa đảo qua mạng hướng tới chủ yếu là nhóm người cao tuổi, sinh viên, người lao động có công việc không ổn định, thu nhập thấp, thậm chí cả trẻ em, những người sử dụng điện thoại thông minh, có điều kiện tham gia môi trường mạng nhưng khả năng nhận diện các dấu hiệu, hành vi lừa đảo còn thấp, dễ bị lợi dụng sự cả tin, lòng tham để thực hiện hành vi lừa đảo.

Theo Thứ trưởng Lương Tam Quang, với sự phối họp chặt chẽ của các bộ, ngành liên quan, sự tham gia tích cực của nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, nhất là sự chung tay của các doanh nghiệp trong Hiệp hội an ninh mạng quốc gia, công tác phòng, chống lừa đảo qua không gian mạng thời gian qua đã đạt được một số kết quả bước đầu quan trọng như: Hình thành hành lang pháp lý, tạo cơ sở vững chắc cho đấu tranh phòng, chống tội phạm mạng nói chung, tội phạm lừa đảo qua mạng nói riêng; tuyên truyền về phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng được đẩy mạnh với nhiều hình thức phong phú, tiếp cận đến nhiều người dân; xóa bỏ sim “rác”, ngăn chặn các giao dịch, dòng tiền liên quan hành vi phạm tội; rà soát, phát hiện các giao dịch đáng ngờ liên quan hoạt động lừa đảo đang được thúc đẩy; hệ thống trao đổi thông tin cơ sở dữ liệu về tài khoản ngân hàng liên quan đến đối tượng lừa đảo, vi phạm pháp luật đang được xây dựng.

Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, công tác phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng còn nhiều khó khăn như: Hành lang pháp lý chưa điều chỉnh theo kịp với các vấn đề mới phát sinh, chưa có quy định cụ thể về nhận diện người dùng Internet dẫn đến khó khăn trong quản lý đối tượng trẻ em, trong khi 1/3 người dùng Internet tại Việt Nam là chưa thành niên, phần lớn không có kỹ năng sử dụng mạng an toàn, quy trình xử lý các vụ việc lừa đảo còn tồn tại một số khó khăn, nhất là phối họp với các tổ chức tín dụng, ngân hàng để truy vết dòng tiền lừa đảo mất nhiều thời gian, hiệu quả thu hồi kém; phối họp với các nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến cũng mất nhiều thời gian và hiệu quả chưa cao, thông tin cung cấp chậm và chưa xác định được địa chỉ IP của đối tượng khi dùng mạng qua 3G, 4G.

Nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực an ninh mạng thiếu hụt; vấn đề “sim rác”, mua bán tài khoản ngân hàng tuy đã được tập trung xử lý song vẫn còn tràn lan khiến hoạt động điều tra tội phạm gặp nhiều khó khăn; hệ thống cơ sở dữ liệu chia sẻ, kết nối thông tin tội phạm vẫn còn bất cập, chưa xây dựng cơ sở chuyên ngành, dữ liệu chưa được chuẩn hóa, các quy định về kết nối, chia sẻ dữ liệu còn thiếu.

"Từ những khó khăn, vướng mắc trong phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng đặt ra yêu cầu cấp thiết trao đổi, thảo luận thẳng thắn giữa các cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân, từ đó đánh giá toàn diện, làm rõ nguyên nhân, thống nhất xác định giải pháp tháo gỡ triệt để trong thời gian tới"-Thứ trưởng Lương Tam Quang nhấn mạnh.

Theo Hiệp hội An ninh mạng quốc gia, sự phát triển của công nghệ, Internet đã mở ra nhiều phương thức mới giúp người dân, doanh nghiệp có cơ hội tương tác và tiếp xúc nhiều hơn trên không gian mạng. Tuy nhiên, điều này cũng vô hình trung kéo theo những phương thức lừa đảo hoàn toàn mới, ngày càng tinh vi, khó lường và nguy hiểm hơn. Theo thống kê của các đơn vị chức năng, trong năm 2023, các đối tượng lừa đảo đã chiếm đoạt gần 10.000 tỷ đồng, tăng gấp rưỡi so với năm 2022; có 1.500 vụ án đã khởi tố vì tội lừa đảo trên không gian mạng. Trong bối cảnh đó, Hội thảo phòng chống lừa đảo trên không gian mạng được tổ chức nhằm giúp các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sẽ được tiếp cận thông tin về những hình thức lừa đảo trên không gian mạng, được cập nhật tới thời điểm hiện tại.

Với phiên toàn thể và các phiên chuyên đề, hội thảo tập trung đánh giá khái quát xu hướng tình hình, làm rõ những hạn chế, bất cập, khó khăn, vướng mắc trong phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng, từ đó đề xuất các giải pháp phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng; tham mưu hoàn thiện chính sách, định hướng phát triển giải pháp công nghệ phối hợp giữa cơ quan chức năng với tổ chức, doanh nghiệp; nêu cao trách nhiệm của doanh nghiệp, tổ chức trong bảo vệ con người, phòng ngừa từ sớm, từ xa, phòng ngừa xã hội đối với lừa đảo qua không gian mạng; nâng cao sức đề kháng cho người dân, tổ chức tham gia môi trường mạng để phòng, chống lừa đảo. 

Xuân Mai-Huyền Thanh

Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật Khai trừ ra khỏi Đảng đối với các đồng chí: Ngô Ngọc Đức, nguyên Bí thư Thành uỷ, nguyên Chủ tịch Hội đồng nhân dân TP Hoà Bình, tỉnh Hoà Bình; Nguyễn Thị Hồng, nguyên Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân TP Hồ Chí Minh; Lê Duy Minh, nguyên Cục trưởng Cục Thuế TP Hồ Chí Minh.

Hiện nay với sự bùng nổ của công nghệ 4.0, sự phát triển của mạng xã hội, các nền tảng thương mại điện tử, nhiều doanh nghiệp, cá nhân có xu hướng đẩy mạnh kinh doanh online. Sách vở, đồ dùng học tập cũng không ngoại lệ khi chỉ cần ngồi ở nhà, với vài cú click chuột là được ship đến tận nơi mà không phải chen chúc lựa chọn, chờ thanh toán. Đó cũng là cơ hội để cho sách lậu, sách giả lộng hành.

Chiều nay (6/9), Đại tá Võ Duy Tuấn, Phó Giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Yên chủ trì cuộc họp báo về kết quả đấu tranh làm rõ vụ án “Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên” và “Hủy hoại rừng” xảy ra từ năm 2013-2023 trên địa bàn TP Tuy Hòa.

Vừa qua, Phái đoàn Thường trực Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại LHQ ở New York, Mỹ đã nhận được thông báo của Phòng Cảnh sát, Cục Hoạt động hoà bình LHQ. Thông báo nêu rõ Đơn vị Cảnh sát Gìn giữ hoà bình (GGHB) số 1 của Việt Nam (VNFPU 1) đã được nâng lên cấp độ 2 trong Hệ thống sẵn sàng năng lực GGHB của LHQ từ ngày 29/8/2024.

Là học sinh dân tộc thiểu số, hoàn cảnh gia đình nhiều khó khăn nhưng em Lo Đức Việt (sinh năm 2005), trú tại xóm Bản Tiệng, xã Châu Thái, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An đã nỗ lực vươn lên đạt thành tích cao trong học tập. Kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, Việt trở thành học sinh dân tộc ít người có tổng điểm bài thi khoa học tự nhiên cao nhất tỉnh Nghệ An và vượt qua kỳ thi đánh giá năng lực, trở thành tân sinh viên Học viện An ninh Nhân dân.

Chị A. không ngờ chiếc xe tay ga mình bị mất hơn nửa năm nay được Công an gọi lên nhận lại. Ngoài cảm kích lực lượng Công an, chị A. tự nhủ sẽ cẩn thận hơn để bảo quản không để xe của mình rơi vào tay kẻ xấu…

Sáng 6/9, Cơ quan CSĐT Công an huyện Quế Sơn (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Võ Tấn Phi (SN 1980) và Nguyễn Thụy Kha (SN 1984, cùng trú phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo thông tin từ Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), đoàn kiểm tra của Bộ đang xem xét hồ sơ để làm rõ căn cứ tiến hành đấu giá đất, xác định giá khởi điểm và phương án đấu giá. Từ đó xác định xem có hay không sai phạm trong tổ chức đấu giá đất ở 2 huyện Thanh Oai, Hoài Đức (Hà Nội) trong tháng 8 vừa qua.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文