Chính thức tăng 8% lương hưu, trợ cấp hàng tháng

17:44 17/06/2016
Chính phủ đã ban hành Nghị định 55/2016/NĐ-CP nhằm bù đắp “khoảng trống” về hỗ trợ chính sách cho nhóm đối tượng nghỉ hưu trong giai đoạn từ ngày 1-1-2015  đến 30-4-2016. Đồng thời, Nghị định 55/2016/NĐ-CP nâng mức lương hưu, trợ cấp hàng tháng của nhóm đối tượng còn thấp lên mức 2.000.000 đồng/người.

Trước đó, các quy định về tăng 8% lương hưu, trợ cấp hàng tháng chỉ áp dụng cho nhóm đối tượng nghỉ hưu hoặc nghỉ việc trước ngày 1-1-2015.

Đồng thời, mức lương cơ sở tăng từ 1.050.000 lên 1.210.000 đồng chính thức tăng lên từ ngày 1-5-2016. Điều này sẽ giúp những người nghỉ hưu từ lúc này sẽ có lợi hơn vì được tính lương hưu trên “nền” lương cơ sở mới và quy định của Luật BHXH.

Tuy nhiên giữa 2 thời điểm nêu trên còn một “khoảng trống” về chính sách, cần được bổ sung cho nhóm đối tượng nghỉ hưu trong giai đoạn từ 1-1-2015 đến 30-4-2016. Đây cũng là một trong số nguyên nhân để Bộ Lao động Thương binh và Xã hội trình Chính phủ phê duyệt và ban hành Nghị định 55/2016/NĐ-CP hôm 15-6 và sẽ có hiệu lực từ ngày 1-8-2016.

Theo Nghị định 55/2016/NĐ-CP, Chính phủ quyết định điều chỉnh tăng 8% mức lương hưu, trợ cấp hàng tháng đối với các nhóm đối tượng nếu bắt đầu hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng từ ngày 1-1-2015 đến trước ngày 1-5-2016, gồm:

Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động (kể cả người có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người nghỉ hưu từ quỹ bảo hiểm xã hội nông dân tỉnh Nghệ An chuyển sang theo quyết định số 41/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng); quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hàng tháng.

Cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định 29/2009/NĐ-CP, Nghị định 121/2003/NĐ-CP và Nghị định số 09/1998/NĐ-CP của Chính phủ đang hưởng lương hưu và trợ cấp hàng tháng.

Thời điểm điều chỉnh tính từ tháng bắt đầu hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng. Riêng các đối tượng đã được tăng 8% theo Nghị định 09/2015/NĐ-CP của Chính phủ thì giữ nguyên mức hưởng.

Nghị định 55/2016/NĐ-CP cũng nêu rõ: từ ngày 1-5-2016, giữ nguyên mức lương hưu, trợ cấp hàng tháng của các đối tượng đã được điều chỉnh tăng 8% trước đó. Đối với người lao động có thời gian đóng BHXH thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định nghỉ hưu từ ngày 1-5-2016 trở đi, lương hưu được tính trên lương cơ sở mới 1.210.000 đồng theo cách tính của luật BHXH.

Với trường hợp người có mức lương hưu, trợ cấp mất sức lao động và trợ cấp hàng tháng theo quy định thấp hơn 2 triệu đồng, Nghị định 55/2016/NĐ-CP quy định mức hưởng được điều chỉnh từ ngày 1-1-2016 đối với người đang hưởng trước ngày 1-1-2016 và tính từ tháng bắt đầu hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng đối với người bắt đầu hưởng trong giai đoạn từ ngày 1-1-2016 đến ngày 31-12-2016. Mức điều chỉnh cụ thể như sau:

Tăng thêm 250.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức lương hưu từ 1.750.000 đồng/người/tháng trở xuống; tăng lên bằng 2.000.000 đồng/người/tháng đối với những người hưởng lương hưu từ trên 1.750.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng/người/tháng.

Tăng thêm 150.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hằng tháng từ 1.850.000 đồng/người/tháng trở xuống; tăng lên bằng 2 triệu đồng/người/tháng đối với những người có mức trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hằng tháng từ trên 1.850.000 đồng/người/tháng đến dưới 2 triệu đồng/người/tháng.

Mức lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hằng tháng sau khi điều chỉnh theo quy định là căn cứ để tính điều chỉnh lương hưu, trợ cấp ở những lần điều chỉnh tiếp theo.

Nghị định 55/2016/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ 1-8-2016.

Hải Châu

Kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước, Nhà giáo ưu tú, PGS.TS Cao Minh Thì (nguyên Giám đốc Sở giáo dục - Đào tạo TP Hồ Chí Minh) lại bồi hồi nhớ lại những ngày tháng 4 của năm 1975, ông trở lại miền Nam tiếp quản Sài Gòn và bắt tay vào công cuộc “trồng người” những năm đầu giải phóng.

Hình ảnh CSGT dẫn những cựu chiến binh qua đường để đến với những khẩu đại bác hay hình ảnh người lính trong đoàn diễu hành đang hợp luyện gặp mẹ mình đứng chờ nhiều giờ đồng hồ; rồi hình ảnh những người đi xem hợp luyện ngất xỉu được những chiến sĩ áo vàng dùng xe chuyên dụng chở ra khỏi đám đông hàng chục ngàn người đưa vào bệnh viện... tất cả đều được người dân chụp vội vàng nhưng nội dung của nó đã gây xúc động mạnh đến người xem...

Ngày 23/4, TAND TP Hồ Chí Minh đã xét xử sơ thẩm và tuyên phạt Nguyễn Thị Tuyết Nga (SN 1990, nhân viên thu phí Bệnh viện Thủ Đức) 20 năm tù về tội “Tham ô tài sản”; Đỗ Thị Quý (SN 1983, nhân viên thu phí) lãnh 7 năm tù, Nguyễn Thị Phương Hoa (SN 1979, cựu trưởng đơn vị thu phí) 6 năm tù và Đặng Thị Hiên (SN 1985, cựu Kế toán trưởng) 5 năm tù.

Ngày 23/4, tại phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án xảy ra tại Bộ Công thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các đơn vị liên quan, gây thiệt hại hơn 1.000 tỷ đồng cho EVN, đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên tòa đã đề nghị tuyên phạt bị cáo Hoàng Quốc Vượng (cựu Thứ trưởng Bộ Công thương) từ 6 đến 7 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Sáng 23/4, để chuẩn bị nội dung cho Kỳ họp thứ 9 của Quốc hội khóa XV,  Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại tổ chức Phiên họp toàn thể lần thứ nhất, thẩm tra Dự án Luật Tình trạng khẩn cấp (TTKC).

Số tiền cướp được, Vũ Văn Lịch mua 1 điện thoại Oppo A95, chi tiêu cá nhân và nạp vào tài khoản ngân hàng (đối tượng đã sử dụng 20 triệu đồng để chơi "tài xỉu" trên mạng). Cơ quan Công an đã thu giữ tang vật là 1 điện thoại Oppo A95, khoảng 75 triệu đồng tiền mặt, 176 triệu đồng trong tài khoản của lịch; 1 xe máy nhãn hiệu SYM Enzo.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.